Ung thư xương là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Ung thư xương là gì?

1

Ung thư xương là gì?

Ung thư xương là sự tăng trưởng bất thường của các tế bào trong xương. Một khối bướu xương có thể là lành tính hoặc ác tính, nhưng bướu xương lành tính không di căn, không phá hủy mô xương bình thường và hiếm khi đe dọa cuộc sống của bệnh nhân. Ung thư xương thường gặp nhất là ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi hay đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay, vị trí “gần gối, xa khuỷu”.

Ung thư xương bao gồm ung thư xương nguyên phát hoặc thứ phát (do di căn từ ung thư ở cơ quan khác tới); ung thư xương nguyên phát được chia thành 5 nhóm:

Nhóm 1: Bướu đại bào hay hủy cốt bào.

Nhóm 2: Sarcôm xương có cấu trúc bao gồm mô dạng xương hoặc mô liên kết với mô xương và thường xảy ra ở đầu gối và cánh tay. Và đây là dạng ung thư thường gặp nhất của bệnh ung thư xương.

Nhóm 3: Sarcoma sụn: ung thư ở mô sụn.

Nhóm 4: Sarcôm Ewing (ESFTs), xuất phát từ các võng bào còn non, ung thư thường gặp ở xương, cũng có thể ở mô mềm (cơ, mô mỡ, mô sợi, mạch máu, hay mô nâng đỡ khác). Loại này thường xuất hiện ở dọc xương sống, xương chậu, ở cẳng chân hay cánh tay.

Nhóm 5: Các loại khác rất hiếm gặp như bệnh Kahler, sarcôm sợi, sarcôm mỡ nguyên phát của xương.

2

Triệu chứng của ung thư xương

Triệu chứng của ung thư xương

Đánh giá giai đoạn:

Đánh giá giai đoạn khối bướu có nghĩa là phân tầng từng nhóm nguy cơ để theo dõi và điều trị. Mỗi loại ung thư xương có các bảng đánh giá giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung ung thư xương được chia thành hai nhóm giai đoạn chính gồm: giai đoạn đầu và giai đoạn sau. Trong đó mỗi nhóm lại chia thành hai giai đoạn nhỏ để dễ dàng phân biệt và điều trị.

Ung thư xương giai đoạn đầu

Giai đoạn I: Lúc này các khối bướu lớn dần và chèn ép thành xương, nên chúng gây ra những vết sưng tấy, đau đớn khó chịu. Giai đoạn này tế bào ung thư có dấu hiệu lây lan ra ngoài xương và các vùng xung quanh.

Giai đoạn II: Người bệnh thường xuyên bị đau vùng xương bị tổn thương. Cơn đau càng nghiêm trọng khi người bệnh đi ngủ, hay không làm việc lúc các cơ được nghỉ ngơi, thư giãn. Cơ thể của người bệnh luôn có cảm giác tê nhức, sưng tấy chỗ khối bướu, tay chân rã rời. Kèm theo đó là xương yếu, dễ gãy dù chỉ va chạm nhẹ, tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em và người lớn tuổi.

Ngoài ra, giai đoạn này người bệnh còn có dấu hiệu ra mồ hôi trộm, sốt cao dai dẳng.

Ung thư xương giai đoạn sau

Đây là giai đoạn III và giai đoạn IV của bệnh, lúc này các tế bào ung thư đã di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể.

Cơ thể người bệnh bị suy nhược nghiêm trọng như: chán ăn, mệt mỏi, hay đổ mồ hôi trộm, chóng mặt, thiếu máu và đặc biệt là sụt cân nhanh mà không rõ nguyên nhân. Đây là những dấu hiệu đặc trưng và rõ rệt nhất của giai đoạn này.

Lúc này các cơn đau xuất hiện thường xuyên và kéo dài trong nhiều tuần thậm chí là nhiều tháng, đau nặng hơn về đêm, nhất là những lúc nghỉ ngơi thì đau nhiều hơn khi vận động.

Gãy các xương dài như xương cánh tay, xương cẳng chân dù không bị té, tai nạn hay chấn thương nặng.

Các khối u lớn gây chèn ép cột sống, ép tủy, chèn ép dây thần kinh cột sống làm suy yếu, tê nhói chân tay, khó khăn trong vận động thậm chí là liệt chi hay tê liệt thần kinh.

Xuất hiện những dấu hiệu của bệnh lý tăng canxi máu cấp tính hoặc mãn tính với những triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi,… khiến cơ thể nhanh chóng suy nhược.

Sưng to ở khu vực có khối u, ấm hơn và có màu hồng hơn những nơi khác do khối u làm tăng sinh mạch máu và tăng tuần hoàn máu dưới da.

Ở giai đoạn muộn, các triệu chứng xuất hiện ở những cơ quan mà khối ung thư di căn tới như: di căn phổi có thể gây khó thở, ho dai dẳng; di căn gan thì có thể gây vàng da,…

Cận lâm sàng:

– X quang: cho hình ảnh tổn thương ở xương.

– Chụp cắt lớp điện toán (CT Scan): vùng tổn thương và CT Scan ngực (xác định di căn tại phổi).

– Cộng hưởng từ (MRI): đánh giá mức độ tổn thương nội tủy cũng như tổn thương mô mềm.

– Y học hạt nhân: chụp xạ hình bộ xương với technetium-99 (99m Tc)-methylene diphosphonate (MDP/MDI) quan trọng trong đánh giá di căn hoặc đa ổ, ung thư cho thấy hình ảnh tăng hấp thu đồng vị phóng xạ.

– Sinh thiết: Giải phẫu bệnh cùng với lâm sàng và hình ảnh học tạo thành tam giác chẩn đoán ung thư xương. Có thể sử dụng phương pháp sinh thiết bằng kim hoặc sinh thiết mở.

3

Nguyên nhân của ung thư xương

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra ung thư xương, tuy nhiên nguyên nhân sinh bệnh có thể xuất phát từ:

Nguyên nhân của ung thư xương

– Yếu tố môi trường: Tiếp xúc với các tia phóng xạ. Khi một người tiếp xúc liều cao với các tia bức xạ ion hóa trong xạ trị có thể gây ra những thay đổi trong tế bào, dẫn đến bệnh ung thư xương trong tương lai. Theo thống kê ở Mỹ các trường hợp bị ung thư xương do nhiễm xạ chiếm khoảng 18% tổng số những người mắc phải ung thư xương.

Những tác động, va chạm mạnh từ bên ngoài như chấn thương khi chơi thể thao hay tai nạn giao thông…có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư xương.

– Yếu tố di truyền: Hội chứng Li-Fraumeni do đột biến gen TP53 có nguy cơ cao bị một hoặc nhiều loại ung thư như: ung thư vú, não, xương,…

Nếu trong gia đình mà có người thân bị ung thư xương thì thế hệ sau cũng có khả năng bị ung thư xương. Và đây được cho là một trong những tác nhân quan trọng gây ra ung thư xương. Đặc biệt, những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh ung thư võng mạc thì cũng có nguy cơ bị ung thư xương.

Ngoài ra, một số căn bệnh lành tính ở xương như paget xương, loạn sản xơ của xương… cũng có thể biến chuyển thành ung thư xương.

Ung thư xương thường xuất hiện ở lứa tuổi rất trẻ, từ 12 – 20 tuổi và nam giới mắc cao hơn nữ giới.

4

Phương thức điều trị ung thư xương

Phương thức điều trị ung thư xương

Hóa trị

– Hóa trị trước mổ (hóa trị tân hỗ trợ): điều trị hóa chất trước mổ trong vòng 3 tháng, người bệnh có thể được mổ vào ngày thứ 8 sau khi sử dụng methotrexat đợt cuối cùng. Nhằm đánh giá mức độ đáp ứng của khối bướu cũng như góp phần tiên lượng và phẫu thuật.

Có nhiều hóa chất được sử dụng như cisplatin, ifossamid, adriamicin và đặc biệt là liều cao methotrexat phối hợp với axit folic có tỷ lệ đáp ứng cao nhất, kiểm soát các vi di căn mà khi chẩn đoán không phát hiện được, thu nhỏ khối u nguyên phát tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật bảo tồn chi.

Thời gian điều trị hóa chất là khoảng thời gian cần thiết để chuẩn bị cho cuộc mổ ghép xương, thay xương giả hoặc thảo luận với người bệnh về việc điều trị.

Tất cả các thuốc đều dùng đường tĩnh mạch, riêng axit folic có thể dùng đường tĩnh mạch hoặc uống. Ngoài phác đồ điều trị, có thể dùng phác đồ AC (Adriablastine/Cisplatine) và một số phác đồ khác.

– Điều trị hóa chất sau mổ sử dụng hóa chất sau mổ đặt mục tiêu giảm tái phát tại chỗ nhất là trong phẫu thuật bảo tồn và hạn chế di căn.

Điều trị phẫu thuật

Thông thường, đối với những bệnh nhân ung thư xương giai đoạn đầu, phẫu thuật được coi là phương pháp điều trị chính. Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối bướu và một phần xương lành cùng các mô lành xung quanh để ngăn ngừa nguy cơ tái phái của các tế bào ung thư và một dụng cụ kim loại để thay thế phần xương bị cắt bỏ.

Các mức độ phẫu thuật (theo Enneking 1980) bao gồm:

Trong tổn thương

Nạo lấy một phần bướu

Rìa tổn thương

Có thể để lại những di căn nhỏ tiềm ẩn

Cắt rộng

Cắt bỏ khối bướu và một phần mô lành xung quanh

Tận gốc

Cắt bỏ toàn bộ vùng chứa bướu, bao gồm đoạn chi

Hầu hết các mức độ phẫu thuật tùy thuộc vào giai đoạn bướu (T: tumor), vị trí bướu, loại giải phẫu bệnh,…

Xạ trị

Xạ trị không có nhiều tác dụng trong điều trị ung thư xương và chống di căn. Chỉ dùng điều trị tạm bợ để giảm bớt các cơn đau do ung thư xâm lấn các cơ quan khác hoặc khi không thể điều trị phẫu thuật. Có thể kết hợp hóa trị tiền phẫu.

Phác đồ điều trị:

Kết hợp nhiều phương pháp điều trị (điều trị đa mô thức), tùy thuộc vào giai đoạn, loại giải phẫu bệnh, vị trí bướu,…

Đối với ung thư xương giai đoạn cuối, ung thư xương đã di căn nên phương pháp điều trị tại chỗ chủ yếu là xạ trị và ngoại khoa, phương pháp hỗ trợ điều trị toàn thân, sử dụng hóa trị hay điều trị nhắm trúng đích.

Trong đó, điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị là các phương pháp điều trị chủ yếu nhằm giúp giảm các triệu chứng bệnh và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào sức khỏe người bệnh cũng như phác đồ điều trị ở các giai đoạn trước mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau, phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.

5

Cách phòng bệnh ung thư xương

Cách phòng bệnh ung thư xương

Để phòng bệnh ung thư xương hiệu quả nên duy trì lối sống khỏe mạnh: tránh xa khói thuốc, nên giải tỏa căng thẳng bằng các phương pháp như tập thiền, yoga, xem phim và luyện tập thể dục thể thao.

Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và tia UV trong ánh nắng mặt trời.

Tập thể dục để nâng cao sức khỏe dẻo dai của cơ thể nhất là xương, cải thiện hệ thống tim mạch, tăng cường tuần hoàn máu, giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm và phòng ngừa ung thư xương.

Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh ung thư xương thì bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện những dấu hiệu sớm của ung thư xương.

Tránh tiếp xúc với hóa trị và xạ trị, nếu tiếp xúc thường xuyên người trẻ tuổi có thể mắc bệnh ung thư sau khoảng 5 năm sau đó.

Nên ăn nhiều canxi, magie trong chế độ ăn, sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn bổ sung canxi dồi dào. Hạn chế lượng chất béo, tăng lượng trái cây, rau quả trong các bữa ăn hằng ngày. Ăn nhiều cá, thực phẩm giàu acid béo Omega-3 thay thịt đỏ và thịt nạc.

Đặc biệt là nha đam và các chế phẩm từ nha đam có tác động hiệu quả đến xương làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư xương.

Sử dụng các loại thảo dược như bột nghệ, nhân sâm, trà xanh, nấm linh chi, cỏ ba lá đỏ,… để phòng bệnh.

Ung thư xương là căn bệnh hiếm gặp, tuy nhiên khi mắc bệnh thì tỷ lệ tử vong rất cao. Khi bị nôn ói, sụt cân, tay chân thường xuyên đau nhức, mệt mỏi, các cơn đau xuất hiện liên tục, xương sưng tấy, có màu hồng, sốt cao, dai dẳng.. Nên đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh để điều trị và có hướng dẫn cụ thể. Nên đi khám sức khỏe định kỳ, ăn nhiều chất xơ, nha đam, thực phẩm giàu acid béo omega – 3. Thêm vào đó nên có chế độ tập thể dục đều đặn để tăng sức dẻo dai cho xương, tăng cường sức đề kháng. Khi ra đường nên đem theo khẩu trang và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đặc biệt là tia UV, hay các tia X

(Hình ảnh tổng hợp từ khoe.online, google,…)

An Khang

Hơn 4 năm trước

7
0


Thạc sĩ Lê Thị Huỳnh Trang

Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM

Rate this post

Viết một bình luận