Uống nước lá bàng có tác dụng gì? Và 101 mẹo dùng lá bàng bạn nên biết – Máy Ép Cám Nổi | Dây Chuyền Sản Xuất Thức Ăn Thủy Sản Tối Ưu

Vẫn còn rất nhiều người chưa biết được cụ thể uống nước lá bàng có tác dụng gì? Trong khi lá bàng từ lâu đã được áp dụng trong nhiều mẹo dân gian để giúp điều trị một số bệnh ở mức độ nhẹ. Bài viết sau đây của GHV KSol không chỉ trả lời câu hỏi “ uống nước lá bàng có tác dụng gì?” mà còn đưa thêm cho bạn đọc một số cách sử dụng lá bàng khác có lợi cho sức khỏe.

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu những thông tin cơ bản về lá bàng

1.1. Đặc điểm của lá bàng

Lá bàng là lá của cây bàng, một loại cây thân gỗ, có tên khoa học là Terminalia catappa L., thuộc họ bàng – Combretaceae. Tên khoa học của lá bàng tươi là Folium Terminalia catappa.

Lá bàng có đặc điểm là lá dày, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn, hình trứng, dài 20-30cm, rộng 10-14cm. Khi còn non, lá bàng có màu xanh cốm, sau đó chuyển dần dần sang màu xanh đậm. Đến khi già và rụng xuống thì lá có màu vàng hoặc đỏ.

Lá bàng rụng vào mùa thu khiến cây còn mỗi cành, bắt đầu nảy chồi lại vào mùa xuân và xanh tốt nhất vào mùa hè.

uong-nuoc-la-bang-co-tac-dung-gi-2Lá bàng tươi có hình trứng, màu xanh rồi chuyển dần về màu vàng, đỏ khi già

1.2. Phân bố, chế biến, thu hái, thành phần hóa học

Bàng thường phân bố ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, có thể gặp cây bàng được trồng mọi tỉnh thành. 

Lá bàng có thể sử dụng ở dạng khô hay tươi đều được. Khi muốn thu hoạch lá bàng khô thì nên hái những lá còn tươi xanh ở trên cành, sau đó đem đi rửa sạch để loại bỏ côn trùng và bụi bẩn. Mang đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô.

Theo các nghiên cứu, trong lá bàng có các thành phần hóa học như flavonoid (kaempferol, quercetin), tanin, phytosteron, saponin…

1.3. Tính vị, công dụng của lá bàng

Lá bàng là vị thuốc có tính mát. Có các tác dụng như sau:

Theo y học cổ truyền

  • Là bàng có tác dụng chữa cảm sốt, lỵ, tê thấp và giúp cơ thể ra mồ hôi.
  • Giảm đau nhức bằng cách chườm, đắp lá non.
  • Trị mụn, sâu quảng bằng búp non phơi khô, nghiền lấy bột rồi rắc vào.
  • Sắc nước đặc búp non lá bàng để điều trị và phòng ngừa sâu răng.
  • Trị các chứng tiêu chảy ra máu, trĩ ra máu.

Theo y học hiện đại

Theo y học hiện đại thì lá bàng được chứng minh có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị các tình trạng như:

  • Cảm sốt, viêm họng.
  • Sâu răng, viêm nướu, nhiệt miệng
  • Mụn nhọt.
  • Đau dạ dày, 
  • Trĩ, hỗ trợ giảm viêm nhiễm phụ khoa…
  • Ngăn ngừa ung thư do trong lá bàng có chứa nhiều chất có khả năng chống oxy hóa, tái tạo, sửa chữa và bảo vệ tế bào như flavonoid, saponin…

2. Uống nước lá bàng có tác dụng gì?

2.1. Nước lá bàng hỗ trợ chữa đau dạ dày

Nước lá bàng được đánh giá là một trong những cách hỗ trợ rất tốt trong chữa bệnh đau dạ dày nhưng cũng chỉ nên áp dụng trong một giai đoạn nào đó của bệnh.

Cách thực hiện đó là:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bàng tươi và non, nếu có thì dùng thêm cả búp lá non cũng được. Không lựa những lá bàng già hay dùng lá khô vì những loại này còn rất ít hoặc không còn nhựa, dẫn đến giảm hiệu quả của cách này.
  • Đem lá bàng đi rửa sạch, để ráo nước.
  • Tiếp đến, cho lá bàng vào trong nồi sạch và thêm khoảng 2 lít nước.
  • Đun bằng lửa to cho đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 10-15 phút nữa thì tắt bếp.
  • Lọc bỏ phần lá bàng đi, chỉ giữ lại phần nước cốt.
  • Dùng nước lá bàng để uống hàng ngày. Có thể đem phần nước còn lại bảo quản ở trong tủ lạnh hoặc bình giữ nhiệt. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước lá bàng để qua đêm.
  • Duy trì cách này trong vòng khoảng 1 tháng để cảm nhận được các triệu chứng của đau dạ dày để giảm dần.

Nước lá bàng thường có tác dụng với những người bệnh bị đau dạ dày nhẹ. Với các trường hợp bệnh nặng hoặc sử dụng mà không thấy giảm bớt triệu chứng thì tốt nhất nên đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

uong-nuoc-la-bang-co-tac-dung-gi-1Uống nước lá bàng có tác dụng gì? Giảm đau dạ dày

2.2. Uống nước lá bàng có tác dụng gì – Chữa cảm sốt nhức đầu

Các nguyên liệu cần có đó là 15g lá bàng non, 5g hoắc hương, 10g vỏ quýt và khoảng 3 lát gừng tươi.

Các nguyên liệu sau khi được rửa sạch thì cho vào sắc với nước. Dùng phần nước thu được để uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.

2.3. Giúp ra nhiều mồ hôi, chữa cảm sốt

Bên cạnh chữa cảm sổ nhức đầu, nước lá bàng kết hợp cùng các dược liệu khác còn có khả năng giúp cơ thể ra nhiều mồ hôi, chữa cảm sốt.

Nguyên liệu cần có là 15g lá bàng khô, 10g vỏ quýt, 10g kinh giới, 12g bạc hà.

Cho hết các nguyên liệu vào sắc cùng nước. Uống một lần khi nước thuốc còn nóng. Sau khi uống thì đắp chăn để ra mồ hôi.

2.4. Chữa lỵ, tiêu chảy

Một tác dụng khác của uống nước lá bàng đó là chữ chứng lỵ, tiêu chảy. Để thực hiện cách này, bạn hãy lấy bàng non tươi hoặc lá bàng đã phơi khô để đun nước uống thay cho trà hàng ngày.

3. Một số mẹo sử dụng lá bàng để hỗ trợ chữa bệnh khác

3.1.Chữa chứng cảm sốt có ho

Nguyên liệu cần có đó là 7-10 lá bàng non, ¼ thìa cà phê muối hạt và 250ml nước.

Cách thực hiện:

  • Lá bàng mang đi rửa sạch, để cho ráo bớt nước.
  • Cho lá bàng, muối, nước, vào trong máy xay rồi xay nhuyễn.
  • Lọc qua rây để lấy phần nước, rồi cho vào trong chai thủy tinh, đậy chặt nắp.
  • Bảo quản trong tủ lạnh rồi dùng để súc miệng 4-5 lần mỗi ngày. Lưu ý là trước khi lấy nước lá bàng để súc miệng thì hãy lắc đều chai.

3.2. Chữa mụn và vết thương lên mủ bằng lá bàng

Cách dùng lá bàng để chữa mụn và vết thương lên mủ như sau: Lấy một nắm lá và búp bàng, sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đun cùng với nước. Tiếp đó sau khi đun xong thì đợi nước bớt nóng, rồi ngâm chỗ bị sưng đỏ, lên mủ vào nước lá bàng trong khoảng 20 phút.

Tanin có trong lá bàng có tác dụng như một chất sát khuẩn tự nhiên. Chất này sẽ giúp đẩy cồi mụn lên đồng thời giảm tình trạng sưng viêm.

3.3. Chữa viêm da cơ địa

Với viêm da cơ địa, có thể sử dụng lá bàng với nhiều cách khác nhau để trị chứng bệnh này. Cụ thể đó là:

  • Bôi: Lấy lá bàng non sau khi đã được rửa sạch và ngâm với nước muối đi cho vào cối giã nát cùng một ít muối trắng. Sau đó chắt lấy phần nước, bỏ phần bã đi. Dùng tăm bông thấm nước cốt thu được để bôi lên vùng da bị viêm cơ địa hàng ngày. Sau đó để nguyên rồi đi ngủ, rửa sạch lại bằng nước vào sáng hôm sau.
  • Tắm: Dùng lá bàng non, rửa sạch, cho vào nồi đun cùng với nước và một ít muối. Sau khi đun, đợi nước nguội rồi dùng để tắm. Áp dụng cách này hàng ngày.
  • Đắp: Giã nhuyễn lá bàng non đã được rửa sạch rồi đắp lên vùng da bị bệnh trong khoảng 15 phút. Sau đó, rửa sạch da lại với nước muối loãng.
  • Ngâm: Rửa sạch lá bàng non sau khi hái hoặc mua về. Sau đó cho lên bếp đun cùng với nước trong khoảng 10 phút. Để cho nước nguội bớt thì ngâm trực tiếp vùng da bị bệnh trong 15 phút. Nên thực hiện cách này mỗi ngày 2 lần.

uong-nuoc-la-bang-co-tac-dung-giDùng lá bàng theo nhiều cách khác nhau để chữa viêm da cơ địa

3.4. Lá bàng chữa sâu quẳng, lở loét, ghẻ lở

Cách thực hiện như sau: Lấy lá bàng non, rửa sạch rồi đem đi phơi khô. Sau khi lá bàng đã khô thì tán thành bột rồi dùng bột đó rắc lên trên vùng da bị ghẻ, lở loét, sâu quảng…

3.5. Lá bàng giúp chữa bệnh viêm họng

Để dùng lá bàng chữa viêm họng, bạn thực hiện như sau: Lấy một nắm lá bàng tươi, rửa sạch với nước rồi để ráo. Cho lá bàng vào máy xay nhuyễn, rồi đem đi đun và lọc lấy nước. Phần nước này dùng để súc miệng sẽ giúp giảm bớt tình trạng viêm họng một cách đáng kể.

3.6. Trị chàm ở trẻ nhỏ

Có hai cách dùng lá bàng để trị chàm má, chàm ở trẻ nhỏ đó là:

  • Cách 1: Đun một nắm lá bàng đã được rửa sạch với nước. Dùng phần nước lá bàng đun được để tắm cho trẻ. Sau khi thực hiện một vài lần sẽ thấy các vết chàm trên cơ thể bé biến mất dần dần.
  • Cách 2: Dùng búp lá bàng đã được rửa sạch, ngâm với nước muối. Rồi cho vào cối giã nát cùng với một vài hạt muối trắng. Vắt lấy nước cốt để bôi lên vùng da bị chàm của bé. Áp dụng cách này trong 3-4 ngày để có hiệu quả.

3.7. Trị vết thương ngứa và lên da non

Lấy một nắm lá bàng còn non, đem đi rửa sạch rồi đun lấy nước để ngâm vùng bị thương đang lên da non và ngứa vào.

3.8. Các vấn đề răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu

Lá bàng có thể giúp khắc phục các vấn đề hôi miệng, sâu răng, viêm nướu một cách hiệu quả. Nguyên liệu bạn cần ở đây là một nắm lá bàng non, mang đi rửa sạch. Tiếp đó cho vào đun cùng với 1 lít nước cho tới khi nước cạn còn khoảng một chén thì ngừng đun. Dùng phần nước là bàng này để súc miệng ngày 2 lần.

3.9. Dùng lá bàng chữa phong tê thấp, đau nhức

Cách thực hiện đó là: Hái lấy búp lá bàng non, còn tươi mang về giã nhỏ. Sau đó cho lên chả sao nóng, rồi dùng để đắp lên vùng chân bị đau. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện cách này từ 1-2 lần để có hiệu quả.

3.10. Cách chữa nhiệt miệng bằng lá bàng

Dùng lá bàng non, đã được rửa sạch, cho vào nồi đun cùng với nước. Thời gian đun là trong khoảng 30 phút. Sau đó, lọc loại bỏ phần lá bàng, giữ lại nước, để nguội rồi cho vào bình thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Dùng phần nước lá bàng này để súc miệng mỗi ngày sẽ giúp chữa tình trạng nhiệt miệng.
Trong khi áp dụng cách này, bạn có thể gặp tình trạng răng bị vàng do nhựa tiết ra từ lá bàng bám vào. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì tình trạng này sẽ hết sau khi bạn khỏi bệnh và ngừng dùng cách này.

3.11. Dùng lá bàng để chữa trĩ

Nguyên liệu: 1 nắm lá bàng, 2 lít nước, 2 thìa muối hạt.

Cách thực hiện: Là bàng rửa sạch rồi đem đi đun cùng với nước và muối. Khi nước còn nóng thì dùng để xông hơi vùng hậu môn. Đến khi nước lá bàng đã nguội bớt thì bạn có thể ngồi vào chậu để ngâm hậu môn. Sau đó dùng nước sạch rửa kỹ lại.

Lưu ý: Cách này chỉ nên dùng cho những người bị bệnh trĩ nhẹ, dưới 2 năm. Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý cũng như sinh hoạt lành mạnh và các thuốc, thảo dược được bác sĩ chỉ định.

3.12. Chữa viêm phụ khoa

Dùng lá bàng để xông hơi vùng kín là một gợi ý cho chị em bị viêm phụ khoa.

Bạn cần chuẩn bị 10-15 lá bàng bánh tẻ, đem đi rửa sạch. Tiếp đến hãy vò nát lá bàng trước khi cho vào đun với nước. Dùng phần nước lá bàng này để xông hơi vùng kín. Nhưng chị em cần lưu ý rằng phải rửa sạch vùng kín trước khi xông hơi. Khi phần nước bàng đã nguội thì dùng để rửa lại vùng kín. Mỗi tuần nên thực hiện cách này 3-5 lần.

3.13. Dùng lá bàng trị viêm âm đạo

Các nguyên liệu cần có là 15 lá bàng bánh tẻ, 3 thìa cà phê muối, 1 lít nước sạch.

Quy trình thực hiện: Rửa sạch lá bàng, cho vào nồi đun sôi với nước và muối đã chuẩn bị. Sau đó để nước nguội và dùng để rửa vùng âm đạo. Chị em nên thực hiện cách này 2 lần/ngày.

Ngoài ra, chị em có thể dùng phần nước lá bàng này để thụt rửa trực tiếp vào âm đạo. Cụ thể đó là dùng xilanh để hút lấy nước lá bàng, sau đó bơm trực tiếp phần nước này vào trong âm đạo. Mỗi ngày thực hiện khoảng 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 4-5 cc nước lá bàng.

Trong thời gian trị bệnh viêm âm đạo bằng lá bàng thì bạn nên tạm ngừng quan hệ tình dục để có hiệu quả tốt nhất.

3.14. Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung

Chuẩn bị: 10 lá bàng bánh tẻ, 2 thìa cà phê muối hột, 2 lít nước.

Đem lá bàng đã rửa sạch cho vào nồi đun sôi với nước và muối trong khoảng 15 phút. Sau đó lấy phần nước dùng để xông hơi vùng kín. Thực hiện đều đặn 3 lần/ngày trong 5 ngày liên tiếp.

4. Những lưu ý khi sử dụng lá bàng để trị bệnh

Khi uống nước lá bàng hay sử dụng lá bàng theo các cách khác thì bạn nên chú ý một số điều sau:

  • Đa số các trường hợp nên lựa chọn lá bàng non, tươi. Vì lúc này, lượng nhựa trong lá còn nhiều và sẽ cho tác dụng chữa bệnh tốt hơn.
  • Không nên uống nước lá bàng để qua đêm vì hiệu quả sẽ bị giảm đi. Việc sơ chế, chuẩn bị nước lá bàng không tốn quá nhiều thời gian nên bạn nên thực hiện mỗi ngày.
  • Hiệu quả của các cách dùng lá bàng để chữa bệnh sẽ thay đổi khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, cách thực hiện, cơ địa của người bệnh. Vì vậy, khi dùng lá bàng để chữa bệnh thì hãy kiên trì thực hiện.

Như vậy, qua bài viết này của GHV KSol hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu được một phần về câu hỏi “ Uống nước lá bàng có tác dụng gì”. Có thể thấy uống nước lá bàng nói riêng và các cách sử dụng lá bàng khác nói chung đem lại rất nhiều hiệu quả hỗ trợ điều trị các loại bệnh đa dạng. Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu rằng, những thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế được y lệnh của các bác sĩ.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Rate this post

Viết một bình luận