Omega 3 là một trong những loại thực phẩm chức năng rất cần thiết mà bạn nên bổ sung cho cơ thể bởi con người không thể tự tổng hợp và tạo ra Omega 3 được. Tuy nhiên, việc bổ sung Omega 3 cần phải hợp lý để đạt hiệu quả tốt, tránh tác dụng phụ của Omega 3.
1. Omega 3 là gì? Uống omega 3 có tác dụng gì?
Omega 3 là một axit béo không no thiết yếu cho cơ thể. Mọi người cần bổ sung Omega 3 vì cơ thể con người không thể tự tổng hợp và tạo ra Omega 3 được. Omega 3 gồm 3 loại chủ yếu là EPA, DHA, DPA. Vậy uống Omega 3 có tác dụng gì? Theo đó, Omega 3 mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh lý ở con người như:
- Ngăn tác nhân gây bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và ngăn ngừa các mảng xơ vữa trong động mạch, trị bệnh viêm khớp dạng thấp và hỗ trợ điều trị trầm cảm.
- Huyết áp: Omega 3 có tác dụng hiệu quả đối với những bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp.
- Ngăn ngừa bệnh đông máu: Bởi Omega 3 giữ các tiểu huyết cầu không kết khối vào nhau, giúp ngăn ngừa sự hình thành bệnh đông máu.
- Giảm mỡ trong gan: Nếu bạn cung cấp đủ lượng Omega 3 mà cơ thể bạn cần sẽ làm giảm lượng mỡ trong gan và chứng viêm với người bị mỡ gan không do bia rượu.
- Phát triển não bộ và cải thiện thị lực: DHA là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển thị lực và thần kinh ở trẻ và là thành phần chủ yếu của não bộ, võng mạc mắt.
- Cải thiện các bệnh rối loạn thần kinh, Alzheimer và giúp chống lại bệnh tự miễn, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh lupus, thấp khớp, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn và bệnh vảy nến.
- Ngăn ngừa ung thư: Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy những người bổ sung đủ liều lượng Omega 3 có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột lên đến 55%.
- Bên cạnh đó, Omega 3 còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, tốt cho da, kiểm soát lượng dầu của da, kiểm soát độ ẩm của da, ngăn ngừa sự tăng lớp sừng của nang lông, ngăn ngừa lão hóa da sớm và mụn.
2. Omega 3 có dùng được hằng ngày không?
Omega 3 được chứng minh với nhiều lợi ích cho sức khỏe và khả năng hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn có thể bổ sung hàng ngày nhưng phải đúng với liều lượng, nếu không gặp phải tác dụng phụ của Omega 3. Cụ thể như:
- Hạ huyết áp: Việc dùng Omega 3 quá liều lượng sẽ làm suy giảm huyết áp khiến người bị huyết áp thấp gặp một số vấn đề nghiêm trọng
- Rối loạn tiêu hóa: Tác dụng phụ phổ biến do uống dầu cá omega 3 là rối loạn tiêu hóa và gây khó chịu dạ dày như trào ngược axit dạ dày, buồn nôn.
- Tăng đường huyết: Việc bổ sung Omega 3 quá mức có thể làm tăng lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường.
- Tăng nguy cơ xuất huyết: Chảy máu nướu và chảy máu cam là tác dụng phụ của Omega 3 khi bạn tiêu thụ quá nhiều.
- Tăng nguy cơ đột quỵ: Việc hấp thụ nhiều Omega 3 có thể làm giảm khả năng đông máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết.
- Omega 3 gây ngộ độc vitamin A: Trong một số loại thực phẩm bổ sung Omega 3 có chứa nhiều vitamin A, nếu tiêu thụ với liều cao có thể gây ngộ độc, chóng mặt, buồn nôn, đau khớp và kích ứng da. Về lâu dài, có thể gây tổn thương gan, suy gan.
- Omega 3 gây mất ngủ ở người có tiền sử trầm cảm: Nếu dùng Omega 3 với liều lượng vừa phải có thể tăng cường chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu dùng liều cao có thể khiến bạn mất ngủ và lo lắng ở người có tiền sử trầm cảm.
3. Liều dùng và bổ sung Omega 3 hợp lý
3.1. Liều dùng Omega 3
Việc quan trọng nhất khi bổ sung Omega 3 là tìm hiểu xem nó chứa bao nhiêu EPA và DHA để giúp cơ thể bạn nhận đủ. Vì vậy, tùy thuộc vào lượng EPA và DHA trong một liều, tuy nhiên, nên bổ sung tối thiểu 250mg và tối đa 3000mg EPA và DHA kết hợp mỗi ngày. Liều dùng Omega 3 được khuyến cáo như sau:
- Đối với người khỏe mạnh: Vì khẩu phần ăn hàng ngày cũng đã nhận được một lượng DHA vừa đủ, vì vậy chỉ cần uống 1 viên/ngày.
- Từ 6 – 8 tuổi: Nên bổ sung từ 900 mg Omega 3 mỗi ngày.
- Từ 9 – 13 tuổi: Bé gái nên dùng 1.000 mg/ngày và bé trai nên dùng 1.200 mg/ngày.
- Từ 14 – 18 tuổi, bé gái cần 1.100 mg/ngày, bé trai cần đảm bảo 1.600 mg/ngày.
- Độ tuổi trưởng thành (trên 16 tuổi): Phụ nữ cần 1.100 mg/ngày, nam giới cần 1.600 mg/ngày; Phụ nữ mang thai 1.400 mg/ngày và phụ nữ cho con bú cần 1.300 mg/ngày.
- Độ tuổi trung tiên và người già: Người trung niên, người già có sức khỏe bình thường nên dùng 1.100 mg/ngày;
- Người bệnh tim mạch cần ít nhất 1.000 mg/ngày.
- Người bị tiểu đường, huyết áp cao nên bổ sung 2.000 mg/ngày.
3.2. Bổ sung Omega 3 hợp lý
Omega 3 là một trong những loại thực phẩm chức năng rất cần thiết mà bạn nên bổ sung cho cơ thể. Tuy nhiên, cần bổ sung hợp lý để đạt hiệu quả tốt, tránh tác dụng phụ của Omega 3. Việc bổ sung Omega 3 hợp lý như sau:
- Uống Omega 3 vào buổi sáng để cơ thể hấp thu hiệu quả nhất. Nên uống Omega 3 vào sau mỗi bữa ăn vì Omega 3 được hấp thụ tối đa sau bữa ăn có chứa chất béo. Bạn cũng có thể lựa chọn thời điểm nào thuận tiện nhưng cần ý sử dụng thói quen uống Omega-3 đúng giờ để đạt được hiệu quả tối ưu.
- Việc điều chỉnh thời gian bổ sung Omega 3 có thể giúp ngăn ngừa một số tác dụng phụ như trào ngược axit dạ dày. Vì vậy, bạn nên uống Omega 3 thành hai liều nhỏ hơn và uống vào buổi sáng và buổi tối là một chiến lược tốt giúp ngăn ngừa chứng trào ngược axit dạ dày và chứng khó tiêu.
- Mặc dù sau 14 giờ, việc hấp thu dầu cá bị giảm dần, nhưng nó lại hữu ích với người bị mất ngủ vì nồng độ Omega 3 cao trong máu sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý.
Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!