Uống thuốc ngủ nhiều có tác hại gì? – YouMed

Thuốc ngủ được sử dụng để an thần, cải thiện lại chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, cũng vì công dụng đó mà việc lạm dụng thuốc trở nên ngày càng nhiều. Vậy việc uống thuốc ngủ nhiều gây ra những tác hại nào? Hãy cùng YouMed theo dõi bài viết được phân tích dưới đây nhé!

1. Kháng thuốc ngủ

  • Trong thời gian đầu sử dụng, phần lớn mọi bệnh nhân đều thấy hiệu quả của thuốc ngủ khi sử dụng để cải thiện tình trạng của chính mình.

  • Tuy nhiên, uống thuốc ngủ nhiều có hại gì? Đó là, nếu như sử dụng thuốc trong thời gian quá dài, lúc này cơ thể sẽ bắt đầu kháng thuốc. Từ đó, thuốc không còn mang đến tác dụng giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn nữa.

2. Trào ngược dạ dày

  • Ngoài một số loại thuốc như kháng viêm không steroid,.. Thuốc ngủ cũng có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng của dạ dày. Từ đó, có thể gây ra chứng trào ngược dạ dày hoặc thậm chí gây đau dạ dày cho người dùng

  • Do đó, không nên khuyến nghị việc sử dụng thuốc an thần cho các đối tượng đã mắc các bệnh lí dạ dày từ trước đó để có thể hạn chế nguy cơ này

3. Cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn bình thường


  • Thuốc ngủ cũng có thể gây ra tình trạng buồn ngủ mọi lúc mọi nơi đối với một số người. Và đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mất tập trung, thiếu tỉnh táo khi làm những hoạt động hằng ngày. Cụ thể hơn, người bệnh lúc nào cũng đang trong trạng thái buồn ngủ.

  • Ngoài ra, một vấn đề lớn khác khi sử dụng thuốc ngủ chính là sự ảnh hưởng trong ngày hôm sau của thuốc. Mặc dù theo lí thuyết, thuốc an thần sẽ hết tác dụng sau 8 giờ dùng thuốc. Tuy nhiên, tình trạng buồn ngủ vẫn sẽ kéo dài lâu hơn sau đó. Do vậy, kết quả là nhiều người vẫn cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng khi lái xe đi làm. Đây chính là nguy cơ dẫn đến sự nguy hiểm cho người dùng khi lái xe.

  • “Khả năng lái xe giảm là một trong những vấn đề lớn nhất do thuốc ngủ, vì nhiều người không nhận ra rằng họ vẫn chưa tỉnh táo”. Hay nói một cách khác, tình trạng này gần giống với lái xe khi say rượu ở các điểm

    + Không có sự phán đoán tốt hoặc phản ứng nhanh

    + Vì thế, nguy cơ tai nạn tăng lên đáng kể.

4. Tình trạng mất trí nhớ hoặc mộng du

Uống quá nhiều thuốc ngủ có hại gì? Đó chính là có thể gây tình trạng mất trí nhớ hoặc mộng du

  • Đây là tác hại có thể gặp phải khi sử dụng một số loại thuốc ngủ nào đó.

  • Cụ thể, thuốc có thể khiến người bệnh có những hành động mộng du trong khi ngủ và lúc tỉnh lại thì không còn nhớ những gì đã xảy ra nữa.

  • Tình trạng này được xem là nguy hiểm nếu như người bệnh có những hành động gây hại đến chính mình hoặc người khác mà không biết gì.

5. Gây ung thư và giảm tuổi thọ

  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra, vẫn có nguy cơ về bệnh ung thư và suy giảm tuổi thọ đối với những người sử dụng thuốc ngủ.

  • Vì vậy, nên đặc biệt cẩn trọng khi lựa chọn thuốc ngủ để điều trị bệnh tình.

6.Thuốc ngủ gây nghiện, khiến bạn mất kiểm soát hành vi

Uống quá nhiều thuốc ngủ có hại gì? Đó là tình trạng gây nghiện

  • Trong một số trường hợp, việc dùng thuốc không theo liều chỉ định của bác sĩ hoặc dùng thuốc quá liều có thể gây ra tình trạng nghiện thuốc. Nghĩa là nếu không sử dụng thuốc ngủ thì người bệnh không thể ngủ như bình thường được. Và nếu người bệnh gặp phải vấn đề này thì sẽ rất nghiêm trọng đấy.

  • Ngoài ra, một tác hại nữa là thuốc ngủ cũng có thể gây ra những hành động khác thường trong nhà nếu uống chúng khi chưa sẵn sàng đi ngủ. Thuốc ngủ mạnh sẽ đưa người bệnh rơi vào trạng thái ngủ ngay lập tức. Tuy nhiên, phần lớn đều không nhận ra tác dụng của thuốc ngủ nhanh như thế nào. Do đó, uống một viên trước khi thực hiện một việc nào đó chỉ khoảng nửa giờ và hậu quả là có thể đưa ra những quyết định sai lầm.

  • Không những vậy, thuốc ngủ cũng có thể gây tình trạng nghiện. Nhưng may mắn là tình trạng này không phổ biến. Vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu về tác hại lâu dài khi dùng thuốc ngủ kê đơn. Do đó, nguy cơ lớn là khi ngừng sử dụng thuốc sau khi đã bị phụ thuộc vào chúng.

7. Dễ gặp cảm giác tức thở, chuệch choạng khi dùng với các loại khác


Uống quá nhiều thuốc ngủ có hại gì? Đó là dễ gặp cảm giác khó thở, rơi vào tình trạng chuệch choạng khi dùng với các loại khác

  • Thuốc ngủ cũng có thể gây hại khi dùng kết hợp với các loại khác, cụ thể là rượu và các chất kích thích.

  • Nguyên nhân của sự gây hại này là sự kết hợp của thuốc với rượu hoặc chất kích thích làm tăng tác động của cả hai loại. Do vậy, người dùng sẽ bị mê man bởi cả thuốc và rượu hoặc chất kích thích.

  • Nghĩa là thuốc sẽ tác dụng lâu hơn. Từ đó, dẫn đến tình trạng lơ mơ, chuệch choạng khi thức giấc.

  • Nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở nếu dùng liều cao hoặc 2 viên một lần và rất có thể phải đi cấp cứu.

8. Quá liều thuốc ngủ


Uống quá nhiều thuốc ngủ có hại gì? Đó là người bệnh có thể rơi vào tình trạng quá liều thuốc ngủ

  • Tình trạng ngủ mê quá mức

    + Khi được sử dụng đúng như công dụng của thuốc ngủ: người dùng sẽ rơi vào giấc ngủ.

    + Tuy nhiên, những người sử dụng thuốc ngủ có thể sử dụng thuốc thường xuyên. Do đó, sẽ có thể phân biệt cơn buồn ngủ điển hình của họ với một thứ hoàn toàn khác.

  • Hành vi hoặc hành động không lường trước được

    + Tình trạng mệt mỏi dẫn đến vụng về và gây ra sai lầm.

    + Tùy vào từng đối tượng mà hành động khác nhau ở từng người khi hôn mê, nhưng hãy chú ý đến hành vi quá mức, giống như say rượu.

  • Đau bụng

    + Có thể xảy ra bất cứ tình trạng nào từ chán ăn đến táo bón

    + Đây thường là triệu chứng hiếm gặp nhất khi dùng quá liều thuốc ngủ.

  • Thở không đều

    + Dùng quá liều có thể có biểu hiện thở chậm hoặc rối loạn chức năng.

    + Cần theo dõi thật kĩ tình trạng này đối với người dùng thuốc

    + Nếu nạn nhân đang khó thở hoặc đã ngừng thở và mất ý thức thì nên thực hiện hô hấp nhân tạo để cấp cứu kịp thời.

Thuốc ngủ được dùng để có thể cải thiện tình trạng giấc ngủ của người bệnh nhưng không điều trị nguyên nhân. Ngoài ra, nếu dùng nhiều sẽ gây ra tình trạng lạm dụng thuốc cùng nhiều tác động có hại mà thuốc có thể gây ra. Hãy luôn theo dõi tình trạng của chính mình, nếu có bất cứ tình trạng nào bất thường xảy ra gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ và xử trí kịp thời!

DS. Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên

Rate this post

Viết một bình luận