VĂN CHÍNH LUẬN
Khái niệm: Là loại văn bản thể hiện những chánh kiến, bộc lộ những quan điểm chính trị, tư tưởng với những vấn đề xã hội nóng bỏng. Các tác phẩm chính luận hướng tới mục đích tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp hoặc với lý tưởng xã hội, đạo đức.
Đặc điểm riêng:
Phong cách chính luận nổi bật tính khuynh hướng, tính luận chiến, tính cảm xúc, rất gần gũi với giọng điệu, kết cấu và chức năng của lời diễn thuyết hay hùng biện.
- Về phương tiện ngữ âm: Phát âm rõ, hùng hồn, đúng ngữ điệu.
- Về phương tiện từ ngữ: Dùng lớp từ chính luận, chính xác.
- Phương tiện cú pháp: Chính luận và tính chiến đấu, bảo vệ chân lý. Kiên quyết chống lại những lời lẽ phản động và sai trái, nên căn cứ lý luận phải vững chắc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn truyền cảm, có thể sử dụng các biện pháp tu từ.
Phân loại:
- Trước đây: Hịch, cáo.
- Hiện nay: Lời kêu gọi, Các báo cáo chính trị, Xã luận, bình luận trên báo chí, phát thanh, truyền hình.
- Văn bản nói: Diễn thuyết, phát triển, báo cáo, nói chuyện thời sự…
Tác phẩm điển hình:
- Bình Ngô Đại Cáo (1428) của Nguyễn trãi
- Hịch tướng sĩ (1284) của Trần Quốc Tuấn
- Chiếu cầu hiền (1788) của Ngô Thời Nhậm
- Tuyên ngôn độc lập và lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) của Hồ Chí Minh
- Đạo đức và lý luận Đông Tây (1925) của Phan Châu Trinh
- Một thời đại trong thi ca (1942) của Hoài Thanh
Chia sẻ:
Thích bài này:
Thích
Đang tải…