Viêm khớp dạng thấp thường khởi phát với triệu chứng sưng đau và nóng ở khớp. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị phù hợp, các khớp có thể bị biến dạng hoặc phá hủy dẫn đến mất khả năng vận động, thậm chí tàn phế.
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh của cơ thể. Theo các chuyên gia khoa xương khớp, bệnh thường ảnh hưởng ở cả hai bên khớp của cơ thể. Chẳng hạn, nếu một trong hai khớp ở chân hoặc tay bị viêm khớp dạng thấp, khả năng khớp tương tự ở chân hoặc tay kia cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao. Đây cũng được xem là cách cách giúp phân biệt giữa bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh viêm đau khớp.
Viêm khớp dạng thấp khi khởi phát, bệnh không chỉ gây đau nhức và tổn thương các khớp xương trên cơ thể mà còn ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể như phổi, mắt, mạch máu và tim,… Chưa kể đến, bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây hỏng khớp, làm tăng nguy cơ tàn phế. Vì vậy, để ngăn ngừa biến chứng xuất hiện, bệnh nhân cần thăm khám, chẩn đoán và điều trị ngay từ khi nhận biết dấu hiệu bệnh đầu tiên.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính, có diễn biến phức tạp và thường để lại di chứng nặng nề nếu không phát hiện và chữa trị sớm. Vì vậy, để làm chậm sự phát triển và ngăn ngừa bệnh gây biến chứng, đầu tiên bệnh nhân cần tìm hiểu và nắm rõ dấu hiệu nhận biết bệnh.
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp điển hình như:
– Đau và sưng khớp: Một trong những dấu hiệu nhận biết phổ biến của bệnh viêm khớp dạng thấp là đau và sưng khớp. Các khớp viêm có thể bị sưng đau và nóng quanh khớp nhưng ít thấy đỏ tấy. Khớp thường bị đau nhức nhiều khi người bệnh vận động hoặc sờ nắn. Thông thường, sưng khớp thường kèm theo triệu chứng của tràn dịch khớp, thoái hóa khớp. Khi mới hình thành, triệu chứng đau và sưng khớp có thể xuất hiện ở một khớp và không đối xứng như khớp gối. Tuy nhiên, theo thời gian phát triển vài tuần đến vài tháng, chúng chuyển thành viêm nhiều khớp, có tính chất đối xứng như khớp cổ tay, khớp ngón tay, bàn tay hoặc cổ chân, vai, háng,…
– Cứng khớp: Viêm khớp dạng thấp thường gây mất sụn. Theo thời gian, phần sụn bị bào mòn sẽ lộ ra phần xương dưới sụn khiến tình trạng viêm ngày càng nghiêm trọng hơn. Khi đó, ngoại trừ triệu chứng sưng tấy và đau nhức dữ dội, bệnh còn gây co cứng khớp. Hầu hết trường hợp bị cứng khớp thường gặp vào buổi sáng sau khi thức dậy.
– Triệu chứng khác: Ở giai đoạn nặng, bệnh có thể xuất hiện triệu chứng biến dạng khớp (teo cơ), mất dần chức năng vận động, rối loạn vận động phía xương quay của bàn tay hoặc sưng cổ tay phía mu bàn tay, nổi nhọt ở chân, sốt cao,…
Triệu chứng bệnh có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà dấu hiệu nhận biết bệnh ở mỗi người không giống nhau. Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám và nhận sự chăm sóc sức khỏe từ y khoa.
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp hình thành khi hệ thống miễn dịch tấn công lớp màng bao quanh khớp dẫn đến viêm. Mặc dù cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến vấn đề này nhưng họ cho rằng, yếu tố di truyền được xem là nhân tố góp phần thúc đẩy bệnh bùng phát. Ngoài ra, tác nhân môi trường như vi khuẩn, vi rút cũng có thể là căn nguyên gây bệnh.
Yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc viêm khớp dạng thấp
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
– Giới tính: Phụ nữ có khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới.
– Tuổi tác: Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng thường gặp ở độ tuổi trung niên. Từ 40 – 55 tuổi trở lên.
– Thường xuyên hút thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều hoạt chất hóa học độc hại có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Đặc biệt, ở những đối tượng mắc viêm khớp dạng thấp nếu sử dụng thuốc lá, triệu chứng bệnh sẽ ngày càng tồi tệ hơn.
– Thừa cân, béo phì: Những người thừa cân hoặc có cân nặng vượt mức quy định thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có trọng lượng cơ thể ổn định.
Biến chứng viêm khớp dạng thấp
Bệnh nếu không được kiểm soát sớm có thể chuyển biến và gây các biến chứng nguy hiểm sau đây:
– Loãng xương: Viêm khớp dạng thấp và thuốc điều trị bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương nếu không chữa trị đúng cách và đúng thời điểm.
– Hình thành các nốt sần trên khớp (nốt thấp khớp): Những nốt sần cứng thường hình thành ở các điểm áp lực xung quanh khớp như khuỷu tay, ngón tay. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể hình thành ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, kể cả phổi.
– Nhiễm trùng: Theo các chuyên gia, bản thân viêm khớp dạng thấp cùng với thuốc điều trị bệnh có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó gia tăng tình trạng nhiễm trùng.
– Hội chứng ống cổ tay: Viêm khớp dạng thấp ở cổ tay có thể gây chèn ép dây thần kinh cổ tay dẫn đến viêm gân, làm tăng nguy cơ mắc bệnh hội chứng ống cổ tay.
– Hội chứng Sjogren: Bệnh khi chuyển nặng có thể gây biến chứng hội chứng Sjogren. Đây là một rối loạn làm giảm lượng ẩm ở miệng và mắt gây khô mắt và miệng.
– Biến chứng khác: Gây ảnh hưởng đến tim, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch và viêm túi bao quanh tim. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây bệnh phổi (viêm và sẹo ở các mô phổi dẫn đến khó thở) hoặc ung thư hạch.
Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thường mất nhiều thời gian. Để xác định chính xác bệnh, đầu tiên bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh lý của người bệnh. Bên cạnh đó, nhân viên y tế cũng sẽ thực hiện một số kiểm tra thể chất của khớp như phạm vi chuyển động, phản xạ và sức mạnh của khớp,… để chẩn đoán vấn đề khớp gặp phải.
Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số thủ thuật chẩn đoán sau:
– Xét nghiệm hình ảnh: Bao gồm siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI và chụp X – quang,… Các xét nghiệm này ngoài giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp còn giúp phát hiện tổn thương khớp do bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, viêm khớp,… gây nên.
– Xét nghiệm máu: Bao gồm xét nghiệm kháng thể protein chống đông máu, xét nghiệm yếu tố thấp khớp, xét nghiệm kháng thể kháng nhân, xét nghiệm protein phản ứng C và tốc độ lắng của hồng cầu,…
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng y học cổ truyền
Theo Đông y, viêm khớp dạng thấp thuộc chứng tý, bệnh hình thành do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể khiến do khí huyết không được lưu thông. Hệ thống kinh mạch bị ứ trệ lâu ngày dẫn tới uất trệ hóa hỏa sinh ra thấp nhiệt ứ trệ tại kinh mạch, ứ ở các khớp dẫn tới xuất hiện các triệu chứng sưng, đau, nóng, đỏ. Ngoài ra, nguyên khí suy yếu làm cho can thận hư, thận thủy hư tổn khiến gân cốt không được nuôi dưỡng dẫn tới tình trạng bệnh trở nặng, khớp sưng, biến dạng.
Nhà thuốc Đỗ Minh Đường là một trong những địa chỉ khám và hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bằng YHCT hiệu quả. Với phác đồ KIỀNG 3 CHÂN được xây dựng BÀI BẢN – LINH HOẠT, đơn vị đã giúp hơn 90% bệnh nhân đẩy lùi được chứng bệnh viêm khớp dạng thấp, có thể sinh hoạt trở lại như bình thường.
Nổi bật trong phác đồ, bài thuốc nam của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đóng vai trò quan trọng, quyết định tới 70% hiệu quả của cả liệu trình. Bài thuốc nam được kết hợp nhuần nhuyễn các bài thuốc nhỏ có khả năng tác động CHUYÊN SÂU hỗ trợ trị bệnh từ căn nguyên, phục hồi các cơ quan bị tổn thương đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Tùy theo thể trạng mỗi người mà lương y gia giảm, phối chế linh hoạt. (Thông tin CHI TIẾT)
Phương thuốc nổi bật nhờ sự kết hợp BÀI BẢN – TOÀN DIỆN từ 5 chế phẩm:
– Thuốc xương khớp
– Thuốc bổ gan giải độc
– Thuốc hoạt huyết bổ thận
– Thuốc kiện tỳ ích tràng
– Thuốc xoa bóp
Thành công của bài thuốc còn đến từ việc chọn lọc, phối ngũ dược liệu. Theo đó tất cả nguyên liệu trong bài thuốc là dược liệu thuần tự nhiên, dược tính cao. Trong mỗi bài thuốc nhỏ, đơn vị sẽ dùng 20-30 vị tốt cho xương khớp, sức khỏe.
Có thể kể đến như:
– Độc hoạt: Công dụng trừ phong thấp, tán hàn, giảm đau, kháng viêm, an thần
– Gối hạc: Tác dụng lưu thông khí huyết, thúc đẩy quá trình phục hồi xương khớp, chống viêm, giảm viêm sưng.
– Phục linh: Công dụng khu phong, trừ thấp, giảm viêm, giảm đau nhức xương khớp, tê thấp…
– Ngưu tất: Giúp hành ứ, hoạt huyết, mạnh gân cốt, bổ gan thận, giảm đau nhức, viêm sưng xương khớp
– Đỗ trọng: Công dụng bổ can thận, cường gân cốt, kháng viêm, chữa các bệnh về xương khớp, tăng cường hệ miễn dịch.
Hơn 90% nguyên liệu do chính nhà thuốc Đỗ Minh Đường quy hoạch, phát triển tại Hòa Bình, Gia Lâm (Hà Nội), Hưng Yên đều đạt chuẩn GACP-WHO. Thảo dược tự nhiên được chăm sóc, tưới tiêu theo hướng hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc tăng trưởng.
Xem thêm: Phác Đồ Điều Hỗ Trợ Trị Viêm Khớp Dạng Thấp Hiệu Quả
Các vị thuốc nam sau khi được thu hái sẽ sơ chế, bào chế theo quy trình, trong đó một phần sẽ được sấy, sao vàng bảo quản thì số dược liệu khác được chia tỉ lệ đem đun sắc thành cao nguyên chất theo yêu cầu của bệnh nhân.
Cùng với bài thuốc, dựa trên mức độ cấp, mãn tính mà lương y nhà thuốc sẽ chỉ định bệnh nhân châm cứu, bấm huyệt để tăng hiệu quả điều trị. Do đó mỗi bệnh nhân khi đến nhà thuốc sẽ có một phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp riêng.
Được biết có tới hơn 90% bệnh nhân sử dụng bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh đã mang lại hiệu quả giảm thiểu mức độ viêm khớp dạng thấp, đau nhức, thoái hóa… Nhiều bệnh nhân để lại những phản hồi tích cực.
Với sự tín nhiệm của đông đảo bệnh nhân và chuyên gia, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã vinh dự nhận cúp Vàng “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng”, giải thưởng “Top 20 doanh nghiệp nổi tiếng năm 2020” và xuất hiện trên các chương trình về sức khỏe trên sóng truyền hình.
Hiện bài thuốc chỉ được kê đơn khi bệnh nhân thăm khám tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Vì vậy bạn hãy liên hệ tới đơn vị để được tư vấn, xây dựng phác đồ phù hợp.
Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp
Để cải thiện bệnh, bệnh nhân nên ghi nhớ các lời khuyên sau đây:
– Tích cực tập thể dục thể thao: Theo các nghiên cứu, tập luyện thể thao mang lại nhiều hữu ích đối với người bệnh viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt, các bộ môn vận động nhẹ như Aerobic, đi bộ, bơi lội,… không chỉ giúp cải thiện tình trạng co cứng khớp mà còn giúp giảm đau và thúc đẩy lưu thông máu, tăng khả năng hồi phục khớp.
– Lựa chọn chế độ dinh dưỡng thông minh: Chế độ ăn giàu dinh dưỡng và cân bằng sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, để làm chậm quá trình phát triển của bệnh, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu canxi. Đồng thời, nên kiêng một số loại đồ ăn, thức uống gây hại như rượu, thực phẩm chế biến sẵn,…
Ngoài các lời khuyên nêu trên, bệnh nhân cũng nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Đồng thời nên tránh hoặc hạn chế hút thuốc lá. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng một số hoạt chất bổ sung tốt cho hệ xương khớp. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Mặt khác, bệnh nhân cũng nên tiến hành thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và có biện pháp khắc phục phù hợp.
Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh hệ thống tự miễn, rất khó chữa khỏi. Thông thường, thời gian chữa trị bệnh thường kéo dài 1 – 2 tháng, ở một số người có khi cả đời. Do đó, để kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn bệnh phát triển gây biến chứng, bệnh nhân cần kiên trì tuân thủ điều trị theo phác đồ bác sĩ đề nghị.
Nguồn: tapchiyhoccotruyen.com
Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị