Vắc-xin

Hiện đã có vắc-xin COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi

Hiện trẻ em có thể được tiêm vắc-xin bằng vắc-xin Pfizer hoặc Moderna nếu trẻ 6 tháng tuổi trở lên.

Hãy đặt lịch chủng ngừa cho con quý vị.

Tiêm vắc-xin – an toàn, hiệu quả và miễn phí. Tiêm vắc-xin là biện pháp quan trọng giúp chấm dứt đại dịch COVID-19.

Trên trang này:

 

Hướng dẫn tiêm vắc-xin:

My Turn

Truy cập myturn.ca.gov hoặc gọi số 1-833-422-4255 để đặt lịch hẹn hoặc tìm cơ sở không cần hẹn trước gần khu vực của quý vị.

Truy cập My Turn

Vaccines.gov

Sử dụng Vaccines.gov của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (Centers for Disease Control and Prevention, CDC) để đặt lịch hẹn hoặc tìm cơ sở không cần hẹn trước gần chỗ quý vị.

Truy cập Vaccines.gov

Quý vị cũng có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị hoặc hiệu thuốc ở địa phương.

Làm thế nào để tôi có thể đặt lịch hẹn hoặc tìm được các địa điểm tiêm vắc-xin COVID-19?


Ai có thể tiêm vắc-xin

Mọi người dân California từ 6 tháng tuổi trở lên đều có thể được tiêm vắc-xin miễn phí. 

Tình trạng nhập cư và bảo hiểm của quý vị không quan trọng. Sẽ không có ai hỏi về tình trạng nhập cư của quý vị khi quý vị tiêm vắc-xin.

Vắc-xin COVID-19 có tác dụng như thế nào

Vắc-xin COVID-19 có tác dụng như thế nào?

Một phụ nữ dán băng y tế trên cánh tay sau khi tiêm vắc-xin

Vắc-xin COVID-19 hướng dẫn cho hệ miễn dịch của chúng ta biết cách chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19. Quý vị vẫn có thể bị nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vắc-xin. Nhưng các triệu chứng của quý vị có thể sẽ ít nghiêm trọng hơn nhiều, giúp quý vị tránh phải nhập viện và tử vong. 

Những điều chúng ta đã biết

  • Tiêm vắc-xin có thể giúp phòng ngừa hầu hết các ca nhập viện hoặc tử vong liên quan đến COVID-19.
  • Vắc-xin COVID-19 có tác dụng chống lại nhiều biến thể của vi-rút.
  • Những người có hệ miễn dịch suy yếu có thể không được bảo vệ ngay cả khi đã tiêm vắc-xin.

Chúng ta vẫn cần tìm hiểu điều gì

  • Vắc-xin COVID-19 có tác dụng trong bao lâu

Sau khi quý vị tiêm vắc-xin

Tiêm vắc-xin giúp việc quay lại các hoạt động mà quý vị đã thực hiện trước đại dịch trở nên an toàn hơn. Nhưng hãy lưu ý đến các khuyến nghị về y tế công cộng vẫn áp dụng cho quý vị.

Đọc thêm thông tin của Sở Y Tế Công Cộng California (California Department of Public Health, CDPH):

Các vắc-xin và biến thể

Tiêm vắc-xin đã được chứng minh là có hiệu quả cao chống lại các biến thể COVID-19. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm để bảo vệ bản thân khỏi bị ốm nặng do COVID-19 là:

  • Tiêm vắc-xin
  • Tiêm (các) mũi nhắc lại khi quý vị đủ điều kiện

Xem các biến thể đang xuất hiện tại California.

Thông tin chi tiết về các biến thể COVID-19 từ CDPH:

Các mũi tiêm nhắc lại và các liều bổ sung

Mũi tiêm nhắc lại

Hiện đã có các mũi tiêm nhắc lại cho người từ 5 tuổi trở lên.

Hãy tiêm mũi nhắc lại ngay khi quý vị đủ điều kiện:

  • Nếu quý vị đã tiêm vắc-xin Moderna hoặc Pfizer, hãy tiêm mũi nhắc lại sau 5 tháng
  • Nếu quý vị đã tiêm vắc-xin Johnson & Johnson, hãy tiêm mũi nhắc lại sau 2 tháng

Quý vị có thể tiêm mũi nhắc lại của loại vắc-xin khác với loại vắc-xin mà quý vị đã tiêm trong đợt ban đầu. Đặc biệt khuyến cáo những người đã tiêm vắc-xin Johnson & Johnson nên tiêm mũi nhắc lại của Pfizer hoặc Moderna. Những người 5-17 tuổi chỉ có thể tiêm mũi nhắc lại Pfizer.

Để đặt trước lịch tiêm mũi nhắc lại hoặc tìm một phòng khám không cần hẹn trước, hãy truy cập My Turn.

Xem tại sao CDC khuyến khích quý vị tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin của mình.

Đọc thêm dữ kiện về mũi nhắc lại và mục hỏi và đáp về mũi nhắc lại từ CDPH.

Các mũi nhắc lại thứ hai

CDC hiện khuyến nghị mũi tiêm nhắc lại thứ hai bằng vắc-xin Pfizer hoặc Moderna cho:

  • Những người trên 50 tuổi
  • Những người từ 12 tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch

Đã có các liều nhắc lại thứ hai cho:

  • Những người đã tiêm hai liều vắc-xin Johnson & Johnson

Quý vị phải tiêm mũi nhắc lại đầu tiên ít nhất 4 tháng trước. Xem liệu quý vị có đủ điều kiện.

Các liều bổ sung

Các liều bổ sung của Pfizer hoặc Moderna có sẵn cho những người có hệ miễn dịch suy yếu. 

Trong đó bao gồm những người:

  • Điều trị tích cực bệnh ung thư đối với các khối u hoặc ung thư máu
  • Được cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc để ức chế hệ miễn dịch
  • Được cấy ghép tế bào gốc trong vòng 2 năm qua hoặc đang dùng thuốc để ức chế hệ miễn dịch
  • Bị suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (chẳng hạn như hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich)
  • Bị nhiễm HIV giai đoạn tiến triển nặng hoặc chưa được điều trị
  • Được điều trị tích cực bằng corticoid liều cao hoặc các thuốc khác giúp ức chế phản ứng miễn dịch

Trẻ em từ 5-11 tuổi có các tình trạng này có thể tiêm một liều Pfizer hoặc Moderna bổ sung.

Hãy trao đổi với bác sĩ của quý vị để xem quý vị có nên tiêm liều bổ sung không. Nếu quý vị đáp ứng các tiêu chí này, quý vị có thể đặt trước mũi tiêm tại My Turn.

Xem câu hỏi và câu trả lời về các liều bổ sung.

Hồ sơ vắc-xin kỹ thuật số 

Hiện giờ, quý vị có thể nhận hồ sơ tiêm vắc-xin kỹ thuật số của quý vị. Hồ sơ này được gọi là Hồ Sơ Vắc-xin COVID-19 Kỹ Thuật Số (Digital COVID-19 Vaccine Record, DCVR). Quý vị sẽ có hồ sơ nếu:

  • Quý vị đã tiêm vắc-xin tại California và 
  • Thông tin của quý vị khớp với thông tin được ghi trong hệ thống chủng ngừa của tiểu bang.

 Để nhận hồ sơ vắc-xin của quý vị:

  • Truy cập myvaccinerecord.cdph.ca.gov
  • Nhập thông tin sau của quý vị:
    • Tên
    • Ngày sinh
    • Email hoặc số điện thoại mà quý vị đã cung cấp khi tiêm vắc-xin
    • Tạo một mã PIN bốn chữ số

Bản sao kỹ thuật số này có thể được sử dụng làm bằng chứng về việc tiêm vắc-xin. 

Xem Các Câu Hỏi Thường Gặp để tìm hiểu thêm về hồ sơ vắc-xin kỹ thuật số của quý vị.

Nếu quý vị gặp khó khăn trong việc lấy hồ sơ của mình

Làm thế nào để sửa lỗi trong hồ sơ tiêm vắc-xin của tôi?

Nếu quý vị không nhận được hồ sơ vắc-xin của mình, có thể quý vị cần chỉnh sửa hoặc thêm một số thông tin.

Lý do có thể khiến quý vị không nhận được hồ sơ tiêm vắc-xin COVID-19 của mình:

  • Địa điểm tiêm vắc-xin của quý vị không báo cáo với các hệ thống chủng ngừa của tiểu bang
  • Địa điểm tiêm vắc-xin của quý vị không báo cáo việc tiêm vắc-xin của quý vị
  • Thông tin quý vị đã nhập không khớp với hồ sơ của quý vị trong sổ đăng ký

Để chỉnh sửa hoặc cập nhật hồ sơ vắc-xin của quý vị, hãy bắt đầu trò chuyện trực tuyến với Trợ Lý Ảo của My Turn.

Hãy đọc Quy Tắc Hướng Dẫn & Tiêu Chuẩn về Hồ Sơ Vắc-xin để biết thêm thông tin.

Tác dụng phụ

Sau khi chủng ngừa COVID-19, quý vị có thể gặp phải một số tác dụng phụ nhẹ. Đây là dấu hiệu bình thường, cho biết cơ thể quý vị đang hình thành khả năng miễn dịch. Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn hiếm khi xảy ra.

Tác dụng phụ nhẹ

Các tác dụng phụ nhẹ thường gặp bao gồm: 

  • Đau nhức, mẩn đỏ hoặc sưng tấy ở vết tiêm
  • Cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt hoặc buồn nôn

Tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của quý vị nhưng sẽ hết sau vài ngày. Một số người không có tác dụng phụ.

Những tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng hiếm gặp

Cục máu đông

Hiếm thấy phụ nữ dưới 50 tuổi tiêm vắc-xin Johnson & Johnson có rủi ro bị cục máu đông với tiểu huyết cầu thấp. Không thấy có rủi ro này ở các vắc-xin COVID-19 khác. Đọc Tờ Thông Tin: Những Lợi Ích và Rủi Ro của Vắc-xin COVID-19 từ Johnson & Johnson của Sở Y Tế Công Cộng California (California Department of Public Health, CDPH).

Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim

Một số thanh thiếu niên đã bị viêm cơ tim hoặc màng ngoài tim sau khi tiêm vắc-xin Pfizer hoặc Moderna. Vì tình trạng này rất hiếm gặp nên CDC cho biết việc tiêm vắc-xin COVID-19 mang lại nhiều lợi ích hơn rủi ro. 

Một số người có thể cân nhắc tiêm các liều Moderna hoặc Pfizer cách nhau 8 tuần. Các liều cách nhau xa hơn có thể làm giảm nguy cơ viêm cơ tim. Nam giới từ 12-39 tuổi có thể được hưởng lợi nhiều nhất nếu các liều cách nhau 8 tuần.

Đọc thêm trong các tờ thông tin sau đây của CDPH:

Báo cáo tác dụng phụ của vắc-xin

Nếu quý vị có tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, quý vị có thể thông báo cho:

  • VAERS (Hệ Thống Báo Cáo Biến Cố Bất Lợi Của Vắc-xin)
  • V-safe (Bộ Phận Kiểm Tra Sức Khỏe Sau Khi Chủng Ngừa)

Khi nào cần gọi bác sĩ

Trong hầu hết các trường hợp, cảm giác không thoải mái do đau hoặc sốt là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể quý vị đang hình thành cơ chế bảo vệ. Liên hệ với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị nếu:

  • Vết tiêm đỏ hoặc bị đau hơn sau 24 giờ
  • Các tác dụng phụ khiến quý vị lo lắng hoặc có vẻ sẽ không hết sau một vài ngày

Nếu quý vị tiêm vắc-xin COVID-19 và có phản ứng nghiêm trọng, hãy gọi 911 để yêu cầu được chăm sóc y tế ngay lập tức. Tìm hiểu thêm về các loại vắc-xin COVID-19 và các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm gặp.

Đọc thêm thông tin trong Các Tác Dụng Phụ Có Thể Xảy Ra Sau Khi Tiêm Vắc-xin COVID-19 của CDC.

Hỏi và đáp

Tiêm vắc-xin

Tôi cần tiêm bao nhiêu mũi vắc-xin COVID-19 và mỗi mũi nên tiêm cách nhau bao lâu?

Liều lượng sau đây dành cho người trưởng thành không bị suy giảm miễn dịch.

Đối với Pfizer:

  • Tiêm hai liều cách nhau 3-8 tuần, sau đó
  • Tiêm mũi nhắc lại đầu tiên sau 5 tháng, sau đó
  • Đối với những người từ 50 tuổi trở lên, tiêm mũi nhắc lại thứ hai sau 4 tháng

Đối với Moderna:

  • Tiêm hai liều cách nhau 4-8 tuần, sau đó  
  • Tiêm mũi nhắc lại đầu tiên sau 5 tháng, sau đó
  • Đối với những người từ 50 tuổi trở lên, tiêm mũi nhắc lại thứ hai sau 4 tháng

Hãy trao đổi với nhà cung cấp vắc-xin hoặc dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị về thời gian tiêm liều thứ hai trong loạt mũi cơ bản của quý vị. Quý vị không nên tiêm liều thứ hai sớm.

Đối với Johnson & Johnson:

  • Một mũi, sau đó 
  • Tiêm mũi nhắc lại đầu tiên sau 2 tháng, sau đó
  • Tiêm mũi tiêm nhắc lại thứ hai sau 4 tháng nếu mũi tiêm nhắc lại đầu tiên là vắc-xin Johnson & Johnson

CDC hiện khuyến nghị tiêm vắc-xin Pfizer hoặc Moderna thay vì Johnson & Johnson. Đây cũng là các liều nhắc lại ưu tiên cho những người tiêm mũi đầu tiên là Johnson & Johnson.

Trẻ từ 6 tháng đến 17 tuổi có thể được tiêm vắc-xin Pfizer hoặc Moderna.

Người bị suy giảm miễn dịch cần tiêm các liều bổ sung vào những thời điểm khác. Xem Khuyến nghị về vắc-xin cho người bị suy giảm miễn dịch của CDC.

Đọc Mũi tiêm nhắc lại và liều bổ sung để xem quý vị có đủ điều kiện không.

Tôi có thể tiêm kết hợp nhiều loại vắc-xin COVID-19 từ các nhà sản xuất khác nhau không?

Có, sau khi quý vị đã hoàn thành đợt tiêm vắc-xin đầu tiên của mình. Tại Hoa Kỳ, điều đó có nghĩa là:

  • Hai mũi vắc-xin Pfizer cách nhau hoặc 
  • Hai mũi vắc-xin Moderna hoặc 
  • Một mũi vắc-xin Johnson & Johnson

Sau đó, quý vị có thể chọn tiêm nhắc lại một loại vắc-xin khác. Một số người có thể thích loại vắc-xin mà họ đã tiêm trước đó, trong khi những người khác có thể muốn tiêm liều nhắc lại bằng loại vắc-xin khác. Các khuyến cáo của CDC hiện cho phép sử dụng kết hợp các loại vắc-xin cho liều nhắc lại.

Trẻ em từ 5-17 tuổi có thể tiêm vắc-xin Pfizer hoặc Moderna.

Đặc biệt khuyến cáo những người đã tiêm vắc-xin Johnson & Johnson nên tiêm mũi nhắc lại của Pfizer hoặc Moderna.

Nếu tôi đã tiêm vắc-xin ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ thì sao? Tôi có thể tiêm vắc-xin hoặc mũi nhắc lại ở đây không?

Có. Sau đây là khuyến nghị của CDC:

  • Nếu đã tiêm một loại vắc-xin được Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm (Food and Drug Administration, FDA) phê duyệt hoặc cho phép bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, quý vị có thể tiêm liều thứ hai, liều tăng cường hoặc liều bổ sung. Quý vị phải tuân thủ điều kiện hội đủ và lịch tiêm của Hoa Kỳ.
  • Nếu đã tiêm một hoặc cả hai liều vắc-xin trong Danh Sách Sử Dụng Khẩn Cấp (Emergency Use Listed, EUL) của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization, WHO), quý vị có thể tiêm liều thứ hai, liều nhắc lại hoặc liều bổ sung là vắc-xin Pfizer hoặc Moderna. Quý vị phải tuân thủ điều kiện hội đủ và lịch tiêm của Hoa Kỳ.
  • Nếu đã tiêm một loại vắc-xin COVID-19 không có trong EUL của WHO thì quý vị cần tiêm lại từ đầu. Hãy tiêm vắc-xin được FDA phê duyệt/cho phép và tuân thủ lịch tiêm của vắc-xin đó.

Đặt lịch tiêm vắc-xin của quý vị tại My Turn.

Vắc-xin COVID-19 sẽ có giá bao nhiêu? 

Quý vị không phải trả tiền. Vắc-xin COVID-19 được tiêm miễn phí.

Tôi có cần phải là cư dân California để được tiêm vắc-xin COVID-19 không?

Không. Cơ sở cho tính đủ điều kiện để tiêm vắc-xin là độ tuổi. Tình trạng cư trú hoặc nhập cư của quý vị không quan trọng.

Tôi có thể hủy hoặc đặt lại lịch hẹn tiêm vắc-xin thông qua My Turn bằng cách nào?

Nếu cần hủy hoặc đặt lại lịch hẹn của mình, quý vị có thể thực hiện trên trang Quản lý cuộc hẹn của quý vị.

Quý vị sẽ được yêu cầu xác nhận cuộc hẹn của mình bằng:

  • Mã số xác nhận cuộc hẹn của quý vị và 
  • Số điện thoại di động hoặc địa chỉ email của quý vị.

Tôi đã từng mắc COVID-19. Tôi có nên tiêm vắc-xin COVID-19 không?

Có. CDC khuyến cáo những người đã mắc COVID-19 nên tiêm vắc-xin COVID-19. 

Chúng ta không biết quý vị sẽ được bảo vệ không bị nhiễm bệnh trở lại trong bao lâu sau khi khỏi bệnh. Những người được tiêm vắc-xin sau khi nhiễm bệnh được bảo vệ nhiều hơn chống lại COVID-19.

Một nghiên cứu đã cho thấy những người mắc COVID-19 chưa tiêm vắc-xin có nguy cơ nhiễm bệnh trở lại cao hơn gấp hai lần so với những người đã tiêm vắc-xin.

Tôi có thể tiêm vắc-xin phòng COVID-19 khi đang nhiễm COVID-19 không?

Không. Hãy đợi cho đến khi quý vị đã khỏi bệnh và đáp ứng các tiêu chí về kết thúc cách ly. Hướng dẫn này cũng áp dụng cho những người nhiễm COVID-19 trong khoảng thời gian giữa liều thứ nhất và liều thứ hai.

Có thể tiếp cận các địa điểm tiêm vắc-xin COVID-19 không?

Có. Tất cả phòng khám tiêm vắc-xin tại California đều phải đáp ứng các yêu cầu của Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật (Americans with Disabilities Act, ADA).

Làm sao để tiêm vắc-xin COVID-19 tại nhà nếu tôi không thể đến địa điểm tiêm vắc-xin?

Hãy kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sở y tế địa phương hoặc hiệu thuốc địa phương của quý vị. 

Nếu quý vị không thể rời khỏi nhà, quý vị có thể báo cáo điều này khi đặt trước trên myturn.ca.gov hoặc khi gọi tới số 1-833-422-4255. Nếu đủ điều kiện, sở y tế địa phương của quý vị sẽ sắp xếp cho quý vị tiêm vắc-xin tại nhà.

Làm thế nào để tôi được đưa đón đến địa điểm tiêm vắc-xin?

Nếu không có phương tiện để đến địa điểm chủng ngừa, quý vị có thể nhận được dịch vụ đưa đón miễn phí qua:

  • My Turn hoặc 
  • Bằng cách gọi đường dây nóng về COVID-19 của tiểu bang theo số 1-833-422-4255.

Các tùy chọn đưa đón gồm:

  • Xe đưa đón bệnh nhân cấp cứu
  • Đưa đón y tế không khẩn cấp cho bệnh nhân không cấp cứu, bao gồm 
    • Xe tải van có chỗ để xe lăn
    • Chuyên chở bằng băng-ca và các tùy chọn khác. 

Quý vị cũng có thể kiểm tra với bác sĩ, sở y tế hoặc nhà thuốc tại địa phương của quý vị.

Nếu quý vị có dịch vụ chăm sóc sức khỏe do Medi-Cal quản lý, quý vị có thể nhận dịch vụ đưa đón qua chương trình bảo hiểm y tế hoặc bác sĩ của quý vị. Hãy liên hệ với phòng dịch vụ hội viên chương trình của quý vị để yêu cầu đưa đón.

Nếu nhận Medi-Cal thông qua mô hình Chi Trả Theo Dịch vụ (Fee-for-Service, FFS), quý vị có thể nhận danh sách đưa đón trong quận của mình. Hãy liên hệ trực tiếp với họ để họ bố trí đưa đón đến các cuộc hẹn của quý vị. 

Nếu quý vị không có nhà cung cấp, Sở Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe (Department of Health Care Services, DHCS) có thể hỗ trợ quý vị. Gửi email cho họ theo địa chỉ DHCSNMT@dhcs.ca.gov. KHÔNG cung cấp thông tin cá nhân trong email đầu tiên của quý vị. Nhân viên DHCS sẽ trả lời bằng một email bảo mật yêu cầu thông tin chi tiết. 

Nếu quý vị cần đưa đón y tế không khẩn cấp, hãy thông báo cho bác sĩ của quý vị. Họ có thể đặt dịch vụ này và giúp quý vị liên hệ với dịch vụ đưa đón.

Điều gì sẽ xảy ra sau khi tiêm vắc-xin

Tôi có cần tiêm nhắc lại không?

Có. Quý vị nên tiêm mũi nhắc lại ngay khi đủ điều kiện:

  • Nếu quý vị đã tiêm vắc-xin Moderna hoặc Pfizer, hãy tiêm mũi nhắc lại sau 5 tháng
  • Nếu quý vị đã tiêm vắc-xin Johnson & Johnson, hãy tiêm mũi nhắc lại sau 2 tháng

Quý vị có thể tiêm mũi nhắc lại bằng loại vắc-xin khác với loại vắc-xin mà quý vị đã tiêm trước đó. Đặc biệt khuyến cáo những người đã tiêm vắc-xin Johnson & Johnson nên tiêm mũi nhắc lại của Pfizer hoặc Moderna.

Các mũi tiêm nhắc lại của Moderna và Johnson & Johnson chỉ dành cho người từ 18 tuổi trở lên. Người từ 5 tuổi trở lên có thể tiêm mũi nhắc lại của Pfizer.

Mũi nhắc lại thứ hai có sẵn cho những người từ 50 tuổi trở lên, những người từ 12 tuổi trở lên và bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc đã tiêm liều vắc-xin đầu tiên và liều nhắc lại đầu tiên là Johnson & Johnson. Quý vị chỉ nên tiêm mũi nhắc lại thứ hai này nếu đã tiêm mũi nhắc lại đầu tiên 4 tháng trước đó.

Người dân California có thể đặt lịch tiêm mũi nhắc lại hoặc tìm một phòng khám không cần hẹn trước tại My Turn. Đọc thêm thông tin về mũi nhắc lại và mục hỏi đáp về mũi nhắc lại từ CDPH.

CDC khuyến nghị tiêm các liều bổ sung của Pfizer hoặc Moderna cho những người có hệ miễn dịch suy yếu. Trong đó bao gồm những người: 

  • Điều trị tích cực bệnh ung thư đối với các khối u hoặc ung thư máu
  • Được cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc để ức chế hệ miễn dịch
  • Được cấy ghép tế bào gốc trong vòng 2 năm qua hoặc đang dùng thuốc để ức chế hệ miễn dịch
  • Bị suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (chẳng hạn như hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich)
  • Bị nhiễm HIV giai đoạn tiến triển nặng hoặc chưa được điều trị
  • Được điều trị tích cực bằng corticoid liều cao hoặc các thuốc khác giúp ức chế phản ứng miễn dịch

Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi có các tình trạng này có thể tiêm một liều Moderna bổ sung. Trẻ em từ 5 tuổi trở lên có các tình trạng này có thể tiêm một liều Pfizer hoặc Moderna bổ sung. Trong những trường hợp này, liều bổ sung phải là vắc xin cùng loại với loạt chính.

Hãy trao đổi với bác sĩ của quý vị để xem quý vị có nên tiêm liều bổ sung không. Nếu quý vị đáp ứng các tiêu chí này, quý vị có thể đăng ký trước liều vắc-xin của mình tại My Turn.

Xem câu hỏi và câu trả lời về các liều bổ sung.

Đâu là bằng chứng chủng ngừa được chấp nhận?

Các giấy tờ sau đây có thể được chấp nhận: 

  • Thẻ hồ sơ tiêm vắc-xin COVID-19 gốc của CDC thuộc Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh (Department of Health and Human Services, DHHS) gồm:
    • Tên của người được tiêm vắc-xin
    • Ngày sinh 
    • Loại vắc-xin được cung cấp
    • Số lô
    • Ngày tiêm liều cuối cùng
    • Địa điểm tiêm
  • Ảnh chụp hoặc bản sao giấy thẻ hồ sơ tiêm vắc-xin COVID-19 của CDC thuộc DHHS của quý vị
  • Ảnh chụp thẻ hồ sơ tiêm vắc-xin của quý vị được lưu trữ trên điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác
  • Bản cứng hoặc bản kỹ thuật số tài liệu chứng minh đã tiêm vắc-xin từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc đơn vị cấp tài liệu khác.
  • Hồ Sơ Vắc-xin COVID-19 Kỹ Thuật Số (Digital COVID-19 Vaccine Record, DCVR). 

Đọc Quy Tắc Hướng Dẫn & Tiêu Chuẩn về Hồ Sơ Vắc-xin của CDPH để biết chi tiết đầy đủ.

Việc hoàn thành loạt mũi tiêm cơ bản của quý vị có nghĩa là gì?

Những người được coi là đã hoàn thành loạt mũi tiêm cơ bản của vắc-xin COVID-19:

  • Sau khi quý vị được tiêm đủ hai liều (Pfizer hoặc Moderna), hoặc
  • Sau khi quý vị được tiêm vắc-xin một liều (Johnson & Johnson).

Tiêm vắc-xin COVID-19 có khiến tôi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 không?

Không. Vắc-xin sẽ không khiến quý vị xét nghiệm dương tính với xét nghiệm vi-rút.

Nếu cơ thể quý vị xuất hiện phản ứng miễn dịch, thì có khả năng quý vị có kết quả dương tính với xét nghiệm kháng thể. Điều này cho thấy quý vị có thể được bảo vệ chống lại vi-rút.

Quyền riêng tư của tôi được bảo vệ như thế nào nếu tôi tiêm vắc-xin COVID-19?

Luật pháp California giới hạn nghiêm ngặt cách thức chia sẻ thông tin cá nhân. Tiểu bang tránh để các cá nhân được nhận dạng trong dữ liệu được chia sẻ.

Đọc thêm thông tin tại Thỏa Thuận Sử Dụng Dữ Liệu California và Các Câu Hỏi Thường Gặp của CDPH.

Tôi có cần giữ thẻ hồ sơ chủng ngừa COVID-19 của mình không?

Có. Giữ thẻ hồ sơ tiêm vắc-xin của quý vị ở nơi an toàn để tránh mất mát hoặc hư hỏng

Cổng thông tin Hồ Sơ Vắc-xin COVID-19 Kỹ Thuật Số (DCVR) cung cấp cho quý vị bản sao kỹ thuật số của hồ sơ này. Nếu quý vị bị mất thẻ giấy, hãy in hồ sơ kỹ thuật số của quý vị. Quý vị có thể sử dụng hồ sơ này ở bất kỳ nơi nào quý vị cần trình thẻ giấy của mình.

Đọc Quy Tắc Hướng Dẫn & Tiêu Chuẩn về Hồ Sơ Vắc-xin của CDPH để biết chi tiết đầy đủ.

Nếu tôi tiêm mũi nhắc lại hoặc liều bổ sung thì điều này có được ghi trên hồ sơ chủng ngừa kỹ thuật số của tôi không?

Các mũi này sẽ không tự động được ghi trên hồ sơ chủng ngừa kỹ thuật số của quý vị. Quý vị sẽ cần truy cập cổng thông tin Hồ Sơ Tiêm Vắc-xin COVID-19 Kỹ Thuật Số để nhận mã QR mới.

Hãy đợi 14 ngày để liều mới của quý vị được hiển thị trong Cơ Quan Đăng Ký Chủng Ngừa California rồi sau đó quý vị mới cố lấy mã QR mới.

Tiêm vắc-xin cho trẻ em

Tại sao tôi nên cho con tôi tiêm vắc-xin?

Các ca mắc bệnh ở trẻ em đang ngày càng gia tăng. Chúng ta phải tiêm vắc-xin cho thanh thiếu niên để ngăn ngừa các ca nhập viện và tử vong nhiều hơn.

Tiêm vắc-xin bảo vệ trẻ em khỏi những hậu quả nghiêm trọng nhất từ COVID-19, chẳng hạn như hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (Multisystem Inflammatory Syndrome in Children, MIS-C), trường hợp nhập viện và tử vong. Vắc-xin cũng có thể giảm thiểu nhóm người dễ bị tổn thương bởi COVID-19. Bằng cách tiêm vắc-xin cho trẻ từ 6 tuổi trở lên, các gia đình có thể an toàn hơn khi chúng ta quay trở lại làm những việc mà mình yêu thích.

Con tôi đã có phản ứng với các loại vắc-xin khác. Tôi vẫn nên cho con tiêm vắc-xin?

Đúng, trừ khi trẻ đã có phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng (phản vệ) với các thành phần của vắc-xin Pfizer hoặc Moderna. Các phản ứng dị ứng với vắc-xin COVID-19 là hiếm gặp. Hãy nói chuyện với bác sĩ của con quý vị trước khi tiêm vắc-xin nếu trẻ:   

  • Bị dị ứng nghiêm trọng
  • Phản ứng với vắc-xin cúm

Trẻ có bệnh nền như hen suyễn có thể tiêm vắc-xin không?

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên vẫn có thể tiêm vắc-xin COVID-19 ngay cả khi có bệnh trạng. Cho bác sĩ hoặc phòng khám của quý vị biết về các tình trạng cụ thể của con quý vị.

Tại sao phải mất nhiều thời gian hơn để phê duyệt vắc-xin COVID-19 cho thanh thiếu niên?

Các loại vắc-xin và thuốc mới thường dùng cho người trưởng thành trước tiên vì lý do an toàn. Nếu an toàn và hiệu quả, chúng sẽ được dùng cho trẻ em.

Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh vắc-xin COVID-19 an toàn và hiệu quả ở người trưởng thành và trẻ em. Thử nghiệm cho thấy phản ứng kháng thể mạnh mẽ ở các trẻ đã tiêm vắc-xin.

Tiêm vắc-xin cho nhân viên

Tôi là chủ sử dụng lao động và muốn giúp nhân viên của tôi được tiêm vắc-xin. Tôi cần làm thế nào?

Bộ Công Cụ Chủng Ngừa cho Chủ Sử Dụng Lao Động cung cấp tất cả thông tin mà quý vị cần để:

  • Hợp tác với các nhà cung cấp địa phương để tổ chức các sự kiện tiêm chủng tại chỗ
  • Yêu cầu một phòng khám di động tại nơi làm việc
  • Giúp nhân viên tìm và đặt lịch hẹn tiêm vắc-xin
  • Chia sẻ và khuyến khích các nguồn lực hỗ trợ nhân viên để họ được tiêm vắc-xin

Chủ sử dụng lao động có thể yêu cầu tất cả nhân viên phải tiêm vắc-xin COVID-19 mới được vào nơi làm việc không?

Có, nếu đáp ứng một số yêu cầu cụ thể. Theo ADA, chủ sử dụng lao động có thể yêu cầu tất cả nhân viên đáp ứng tiêu chuẩn:

  • Liên quan đến công việc và 
  • Đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

Trong đó có thể bao gồm tiêu chuẩn liên quan đến an toàn yêu cầu tiêm vắc-xin COVID-19.

Nếu nhân viên không thể tiêm vắc-xin vì khuyết tật, chủ sử dụng lao động không được bắt buộc họ. Trường hợp ngoại lệ là nếu việc không tuân thủ của nhân viên gây ra mối đe dọa đến sức khỏe hoặc sự an toàn của họ hoặc của những người khác tại nơi làm việc.

Đọc thêm:

  • Điều Quý Vị Nên Biết Về Đại Dịch COVID-19 và ADA, Đạo Luật Phục Hồi và các Luật Về Cơ Hội Việc Làm Bình Đẳng (Equal Employment Opportunity, EEO) Khác.
  • Hướng dẫn dành cho các doanh nghiệp California về các biện pháp đảm bảo an toàn và tiện nghi hỗ trợ hợp lý liên quan đến COVID-19

Những hạn chế của vắc-xin

Nếu đã tiêm vắc-xin COVID-19, tôi có cần tiêm phòng cúm không?

Có. Vắc-xin COVID-19 không chống được bệnh cúm.

Có nhóm đối tượng cụ thể nào không nên tiêm vắc-xin COVID-19 không? Đối với những người bị dị ứng thì sao?

CDC khuyến nghị rằng:

  • Nếu quý vị bị phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin mRNA hoặc các thành phần của vắc-xin này:
    • Không tiêm vắc-xin Pfizer hoặc Moderna. 
    • Hãy hỏi bác sĩ của mình xem quý vị có thể tiêm vắc-xin Johnson & Johnson hay không.
  • Nếu quý vị bị phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin Johnson & Johnson hoặc các thành phần của vắc-xin này:
    • Không tiêm nhắc lại. 
    • Hãy hỏi bác sĩ của mình xem quý vị có thể tiêm vắc-xin Pfizer hoặc Moderna hay không.
  • Nếu quý vị có phản ứng dị ứng tức thì ngay sau khi tiêm liều vắc-xin COVID-19 đầu tiên nhưng phản ứng không được chuyên gia y tế coi là nghiêm trọng thì:
    • Quý vị có thể được tiêm thêm một liều nữa của cùng loại vắc-xin đó trong một số điều kiện nhất định. Hãy hỏi bác sĩ của quý vị để được chăm sóc hoặc tư vấn thêm.  
  • Nếu quý vị dị ứng với polyethylene glycol (PEG):
    • Không tiêm vắc-xin Pfizer hoặc Moderna.
    • Hãy hỏi bác sĩ của mình xem quý vị có thể tiêm vắc-xin Johnson & Johnson hay không.
  • Nếu quý vị dị ứng với polysorbate:
    • Không tiêm vắc-xin Johnson & Johnson.
    • Hãy hỏi bác sĩ của mình xem quý vị có thể tiêm vắc-xin Pfizer hoặc Moderna hay không.

Người có bệnh nền có thể tiêm vắc-xin nếu không dị ứng với các thành phần của vắc-xin. Tìm hiểu thêm về những điều cần cân nhắc khi tiêm vắc-xin đối với những người có bệnh nền.

Để tìm hiểu về các thành phần trong vắc-xin COVID-19 được cấp phép, hãy xem

  • Thông tin về vắc-xin COVID-19 Pfizer-BioNTech
  • Thông tin về vắc-xin COVID-19 của Moderna
  • Thông tin về vắc-xin COVID-19 Janssen của Johnson & Johnson

Nếu tôi đang mang thai hoặc cho con bú, tôi có nên tiêm vắc-xin COVID-19 không?

Có. CDC đặc biệt khuyến nghị nếu đang mang thai, có thể mang thai, hoặc đang cho con bú, thì quý vị nên tiêm vắc-xin. Nếu bị nhiễm COVID-19 khi đang mang thai, quý vị có nhiều khả năng bị bệnh nặng hơn. Ngoài ra, quý vị có nguy cơ cao hơn bị các biến chứng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và thai nhi đang phát triển, bao gồm cả tình trạng sinh non.  

Vắc-xin an toàn cho cả quý vị và thai nhi.

Hãy trao đổi với bác sĩ của mình nếu quý vị có thắc mắc về việc tiêm vắc-xin COVID-19.

Để biết thêm thông tin, hãy đọc:

  • Hướng Dẫn Tiêm Vắc-xin Khi Mang Thai của CDPH
  • Tiêm Vắc-xin COVID-19 Khi Mang Thai hoặc Đang Cho Con Bú của CDC
  • Vắc-xin COVID-19 và Thai Kỳ của CDPH

Tôi phải đợi bao lâu để được tiêm vắc-xin sau khi nhiễm COVID-19?

CDC khuyến nghị rằng nếu quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính, chỉ có các triệu chứng nhẹ và không được điều trị, quý vị cần:

  • Đợi cho đến khi các triệu chứng của quý vị thuyên giảm dần và 
  • Quý vị đáp ứng các tiêu chí để ngừng cách ly trước khi tiêm vắc-xin COVID-19.

Quý vị có thể cân nhắc đợi 90 ngày rồi mới tiêm vắc-xin nếu quý vị vừa khỏi bệnh sau khi nhiễm COVID-19, nhưng không bắt buộc phải đợi.

Tôi có thể tiêm vắc-xin COVID-19 cùng lúc với một loại vắc-xin khác không?

Có, quý vị có thể tiêm vắc-xin COVID-19 và các vắc-xin khác (giống như với cúm) trong cùng một lần. Quý vị không cần phải đợi 14 ngày giữa các vắc-xin khác nhau nữa. Tìm hiểu thêm về tiêm nhiều loại vắc-xin.

Lựa chọn vắc-xin

Tôi có được chọn các loại vắc-xin COVID-19 khác nhau không?

Có. Cả My Turn và Vaccines.gov đều cho phép quý vị tìm kiếm các loại vắc-xin theo nhà sản xuất.

Đọc Lựa Chọn Loại Vắc-xin COVID-19 Phù Hợp Với Quý Vị của CDPH.

Nếu quý vị sắp tiêm mũi tăng cường, quý vị có thể chọn tiêm loại vắc-xin khác với loại quý vị tiêm ban đầu.

Vắc-xin COVID-19 có được FDA phê duyệt không?

Có hai loại được phê duyệt. Vắc-xin của Pfizer, hiện có tên là Comirnaty, đã được FDA phê duyệt hoàn toàn để sử dụng cho tất cả những người từ 16 tuổi trở lên. Vắc-xin Moderna được phê duyệt cho những người từ 18 tuổi trở lên.

FDA có thể cho phép sử dụng vắc-xin trước khi phê duyệt hoàn toàn. Đây là Giấy Phép Sử Dụng Khẩn Cấp (EUA). Nó cho phép chúng tôi phản ứng nhanh chóng với các tình huống khẩn cấp như đại dịch. Giấy Phép Sử Dụng Khẩn Cấp (Emergency Use Authorization, EUA) vẫn được sử dụng trong quá trình kiểm tra nghiêm ngặt về độ an toàn và tính hiệu quả.

Vắc-xin Pfizer đã được cấp EUA để sử dụng cho trẻ em từ 6 đến 15 tuổi. Vắc-xin Moderna đã được cấp EUA để sử dụng cho trẻ em từ 6 đến 17 tuổi. Vắc-xin Johnson & Johnson đã có EUA để sử dụng cho mọi người từ 18 tuổi trở lên.

Tôi có cần phải tiêm vắc-xin mới được đến các cơ sở chăm sóc y tế không?

Xem Yêu Cầu của CDPH dành cho Khách Đến Thăm Các Cở Sở Chăm Sóc Sức Khỏe.

Tôi có thể thuyết phục gia đình và bạn bè của mình tiêm vắc-xin COVID-19 bằng cách nào?

Việc trao đổi với gia đình và bạn bè về lợi ích của việc tiêm vắc-xin COVID-19 có thể khó khăn. Hãy cố lắng nghe mà không phán xét và xác định nguyên nhân sâu xa khiến họ lo ngại. Những điều cần nhớ để giúp mở đầu cuộc thảo luận bao gồm:

  • Lắng nghe câu hỏi với sự đồng cảm
  • Đặt câu hỏi mở để tìm hiểu mối lo ngại
  • Xin phép chia sẻ thông tin
  • Giúp họ tìm ra lý do cần tiêm vắc-xin của chính mình
  • Giúp họ quyết định đi tiêm vắc-xin

Đọc  Cách nói chuyện về vắc-xin COVID-19 với bạn bè và gia đình của CDC.

Luôn cập nhật thông tin

Rate this post

Viết một bình luận