Vải dạ: Ưu, nhược điểm và cách bảo quản

Vải dạ là một trong những chất liệu mùa đông được yêu thích khi có khả năng giữ ấm tốt lại còn dày dặn, tạo phom đẹp nên được các nhà thiết kế ưa chuộng. Đây lại là một chất liệu đắt tiền so với mặt bằng chung nên thường được gắn mác sang trọng. Một chiếc áo khoác vải dạ luôn là item giúp bạn nâng tầm trang phục của mình.

Vải dạ là gì?

Vải dạ (Feth Cloth) ban đầu có nguồn gốc là sợi thiên nhiên như lông động vật, sợi bông, đay… Sau này một số loại vải dạ còn được tạo thành từ sợi polyester với các loại sợi thiên nhiên. Vải dạ được tạo bằng cách ép các sợi thật chặt vào nhau thành một bề mặt dày dặn, thường sẽ có một lớp lông tự nhiên từ sợi dệt phủ trên bề mặt tạo độ óng ánh nhẹ. Do sức ép của áp suất trong quá trình tạo thành nên vải dạ thường không có kẽ hở giữa những sợi đan, từ đó mà chúng trở nên dày dặn nên khả năng giữ ấm của chất liệu này tốt hơn những loại vải khác.

Vải dạ có chất dày, giữa ấm tốt nên thường được sử dụng như trang phục mùa đông dưới dạng áo khoác dài, áo choàng. Vải dạ có chất dày, giữa ấm tốt nên thường được sử dụng như trang phục mùa đông dưới dạng áo khoác dài, áo choàng.

Đặc điểm của vải dạ

Ưu điểm chính của vải dạ vẫn vẫn là khả năng giữ ấm tốt. Ưu điểm chính của vải dạ vẫn vẫn là khả năng giữ ấm tốt.

Ưu điểm:

  • Khả năng giữ ấm, giữ nhiệt tốt của vải dạ là không thể bàn cãi. Nhờ sức ép của máy dệt và lớp lông tơ phủ trên bề mặt, loại vải này thường được sử dụng để sản xuất áo khoác, áo choàng dài, một item phổ biển những ngày mùa đông.
  • Do những cải tiến về việc kết hợp sợi polyester cùng với sợi thiên nhiên nên vải dạ có khả năng chống nước khá tốt, độ bền cao.
  • Chất vải mềm, nhẹ và có khả năng lên màu tốt khi nhuộm
  • Đặc biệt loại vải này có kết cấu khá chắc chắn nên mép vải không bị tước sợi, khi cắt, may cũng không cần phải vắt sổ.
  • Vải dạ có khả năng đàn hồi khá tốt, không dễ bị mất phom hay nhăn. Bề mặt cũng ít bị bám bụi, bám lông nên rất được ưa chuộng trong may mặc.

Nhược điểm

Tuy nhiên vì dày nên vải dạ khá nặng và khó xử lý khi giặt ủi. Tuy nhiên vì dày nên vải dạ khá nặng và khó xử lý khi giặt ủi.

  • Do kết cấu dày dặn nên đây cũng là một chất liệu khá thử thách đối với các nhà thiết kế. Vải dạ chỉ phù hợp với một số thiết kế đứng phom, cứng cáp cũng như khi may thì cần nhiều công sức.
  • Giặt, ủi vải dạ cũng mất nhiều thời gian vì loại vải này vốn dĩ đã khá nặng, khi giặt sẽ càng nặng hơn. Ngoài ra, vải dạ cũng có xu hướng co lại khi gặp nhiệt độ cao nên cần cân nhắc khi ủi.
  • Có nguồn gốc thiên nhiên nên chất vải này cũng dễ thu hút côn trùng, gây phiền toái cho người mặc.

Cách nhận biết vải dạ tốt

Tốt nhất bạn nên xem xét kĩ bề mặt vải dạ trước khi mua. Đây là mấu chốt thể hiện chất lượng vải có tốt không. Tốt nhất bạn nên xem xét kĩ bề mặt vải dạ trước khi mua. Đây là mấu chốt thể hiện chất lượng vải có tốt không.

Chất lượng của vải dạ phù thuộc vào bề mặt vải, chất vải có đủ ấm hay còn bằng thẩm mỹ của những sợi vải được đan.

  • Đầu tiên, cần kiểm tra bề mặt vải xem có bị dão, sờn hay thủng không. Nếu bề mặt vải trông mịn, mượt và kỹ thuật đan sợi đều, đẹp thì đó là vải tốt.
  • Bề mặt vải dạ nếu xuất hiện những vết xổ lông hay bị sờn thì đó là loại vải cũ đã qua xử lý giặt, ủi nhiều lần.
  • Nếu sợi vải giòn, dễ gãy thì đó không phải là sợi thiên nhiên từ lông động vật, có thể là pha sợi tổng hợp với tỷ lệ cao nên thường kém chất lượng. 
  • Vải dạ có tính đàn hồi nên hãy thử độ đàn hồi khi lựa vải. Chọn những loại vải dày, mềm và mịn để có thể vừa sử dụng và thiết kế.

Cách bảo quản vải dạ

Nên giặt bằng tay thay vì bằng máy để tăng tuổi thọ cho chất vải. Khi giặt thì bạn nên giặt bằng nước ấm (khoảng 40-60 độ C) sẽ giúp vải lúc nào cũng mềm mại mà không bị sờn lông. Đối với những thiết kế không có cầu vai, đặc biệt là áo khoác được may bằng vải dạ nên dùng móc gỗ hoặc móc có độn để giữ phom.

Tương tự như những loại vải nhuộm khác, vải dạ cũng không nên tiếp xúc quá nhiều với chất tẩy mạnh, sẽ làm màu sắc nhanh phai. Tương tự như những loại vải nhuộm khác, vải dạ cũng không nên tiếp xúc quá nhiều với chất tẩy mạnh, sẽ làm màu sắc nhanh phai.

Thời trang với trang phục vải dạ

Vải dạ dày dặn, cứng cáp nên thường được ứng dụng vào những thiết kế áo khoác có cầu vai đứng phom hoặc chân váy cần cố định phom chuẩn. Những thiết kế cần sự mềm mại hoặc ôm sát cơ thể không phù hợp với loại vải này. Item thường thấy với loại vải này thường là áo khoác dài hoặc những chiếc áo blazer thanh lịch, sang trọng.

Vì khả năng tạo phom tốt, tạo cảm giác gọn gàng và thanh lịch cho người mặc mà vải dạ được xem như một trong những chất liệu sang trọng, phù hợp với thời trang dạ tiệc hoặc công sở. Vì khả năng tạo phom tốt, tạo cảm giác gọn gàng và thanh lịch cho người mặc mà vải dạ được xem như một trong những chất liệu sang trọng, phù hợp với thời trang dạ tiệc hoặc công sở. Nhiều người mặc định cho vải dạ là những màu sắc trung tính, nhưng sự thật thì cũng như những loại vải khác, vải dạ có vô vàn màu sắc và họa tiết khác nhau. Nhiều người mặc định cho vải dạ là những màu sắc trung tính, nhưng sự thật thì cũng như những loại vải khác, vải dạ có vô vàn màu sắc và họa tiết khác nhau. Những chiếc mũ nồi cổ điển bằng vải dạ thường được các thành viên hoàng gia Anh sử dụng vì thể hiện được sự đẳng cấp. Những chiếc mũ nồi cổ điển bằng vải dạ thường được các thành viên hoàng gia Anh sử dụng vì thể hiện được sự đẳng cấp. Phong cách cổ điển ngày lập Đông của 'cánh mày râu' cũng không thể thiếu trang phục dạ để thể hiện sự sang trọng, thanh lịch. Phong cách cổ điển ngày lập Đông của “cánh mày râu” cũng không thể thiếu trang phục dạ để thể hiện sự sang trọng, thanh lịch.

Rate this post

Viết một bình luận