Vải thun được xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống xung quanh chúng ta. Vải thun có rất nhiều ưu điểm, giá cả phải chăng và độ bền cũng rất cao. Vì vậy, rất nhiều lĩnh vực ưa thích sử dụng vải thun, từ đồ nội thất đến ngành thời trang. Hãy cùng May Hợp Phát tìm hiểu kỹ hơn về vải thun trong bài viết dưới đây.
Vải thun là vải gì?
Vải thun là một loại sợi tổng hợp với các thành phần như cotton, nylon, polyester,… Đặc tính của vải thun là mềm, nhẹ, có độ co giãn tốt, vải thun rất dễ cắt may, vì vậy, nó được các nhà thiết kế vô cùng ưa chuộng.
Vải thun tiếng anh là gì?
Vải thun trong tiếng anh được gọi là spandex fabric. Vải thun có tính ứng dụng cao trong nhiều ngành nghề khác nhau do những đặc tính ưu việt. Giá của vải thun cũng không quá đắt đỏ lại rất dễ chăm sóc, sử dụng.
Nguồn gốc của vải thun
Vải thun được sản xuất từ thời Thế chiến thứ II. Lúc bấy giờ, thị trường cần một loại vải có đặc tính mềm, nhẹ, độ co giãn tốt mà giá thành phải thấp hơn các loại vải đã có.
Để nghiên cứu ra vải thun, các nhà hóa học đã mất đến 10 năm với nhiều công thức sợi vải khác nhau trước khi tìm ra được vải thun. Bằng sáng chế dành cho sự phát minh loại vải thun đã được trao vào năm 1952.
Đến năm 1962, công ty sản xuất hóa chất Dupont (Mỹ) đã bán loại vải này phổ biến hơn thị trường, giúp cho tất cả mọi người đều có thể mua được.
Với những đặc tính ưu việt, vải thun nhanh chóng nhận được sự ủng hộ tích cực, giúp cho doanh số bán của thương hiệu Dupont liên tiếp đứng đầu thế giới.
Đặc điểm của vải thun
Vải thun được ứng dụng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày. Chúng sở hữu những đặc điểm như khả năng đàn hồi rất tốt, tạo nên những bộ trang phục thoải mái ngay cả khi người mặc phải vận động nhiều.
Các nhà thiết kế thời trang rất thích vải thun bởi nó rất dễ cắt may, có thể cắt tạo kiểu vô cùng linh hoạt và phù hợp với mọi loại trang phục. Vải thun cũng rất bền, vì vậy có thể sử dụng trong thời gian rất dài mà không lo bị hỏng.
Ưu nhược điểm của vải thun
Vải thun được ưa chuộng trong rất nhiều ngành nghề, từ dệt may đến trang trí nội thất bởi nó sở hữu những ưu điểm như khả năng co giãn tốt, độ thoáng khí cao, dễ cắt may và vải rất dễ chăm sóc. Nhược điểm duy nhất của vải thun đó là một số loại vải thun sẽ hơi dày.
Ưu điểm của vải thun
– Khả năng co giãn tốt: vải thun có khả năng co giãn tốt. Dù bạn kéo giãn tấm vải, khi thả tay ra, nó sẽ trở lại hình dạng ban đầu. Điều này giúp người mặc luôn cảm thấy thoải mái, dù bạn béo lên một chút hay gầy đi cũng vẫn có thể sử dụng những bộ trang phục vải thun. Độ co giãn tốt cũng khiến vải thun được sử dụng để may các bộ đồ thể thao.
– Dễ cắt may: vải thun rất dễ để gia công, cắt may theo nhiều hình dáng, đường nét khác nhau. Điều này giúp cho việc sản xuất các loại trang phục từ vải thun trở nên đơn giản và đa dạng hơn.
– Độ thoáng khí cao: bề mặt vải thun có nhiều lỗ nên vải thun khi mặc rất mát, không kém gì vải lanh. Vì vậy, nó rất phù hợp để may những bộ trang phục mùa hè. Ngoài ra, vải thun cũng rất nhanh khô, không gây ra những mùi khó chịu ngay cả trong thời tiết nồm ẩm.
– Vải dễ chăm sóc: vải thun có thể giặt thoải mái bằng máy giặt mà không sợ bị giãn hay hỏng vải. Đa số vải thun không bị nhăn, dù bị nhăn cũng không đáng kể, bạn thậm chí không cần là ủi bởi khi mặc vào người, chúng sẽ tự phẳng trở lại. Vì vậy, bạn sẽ không tốn nhiều thời gian chăm sóc các sản phẩm làm từ vải thun.
Nhược điểm của vải thun
Nhược điểm duy nhất của vải thun đó là một số loại vải thun như vải da cá sẽ dày hơn so với các loại vải còn lại. Vì vậy, nếu mặc chất liệu này vào mùa hè, bạn sẽ thấy hơi nóng.
Phân loại các loại vải thun phổ biến
Vải thun không chỉ có 1 loại mà có rất nhiều phân loại khác nhau, bao gồm vải thun cotton 4 chiều, vải thun lạnh, vải thun tăm… Dưới đây là đặc điểm riêng biệt của từng loại vải thun để giúp cho bạn dễ dàng phân biệt chúng.
Vải thun cotton 4 chiều
Vải thun cotton 4 chiều được may từ sợi xenlulozo. Đúng như tên gọi của nó, vải thun cotton 4 chiều có khả năng co giãn rất tốt và khả năng thấm hút mồ hôi của vải cũng hơn hẳn các loại còn lại. Vải thun cotton 4 chiều là một loại vải thun cao cấp nên giá thành cũng cao hơn các loại vải thun khác.
Vải thun lạnh
Vải thun lạnh là loại vải thun được làm từ Polyetylen. Vải thun lạnh cũng có thể co giãn 2 chiều hoặc 4 chiều. Bề mặt vải khá bóng. Trên thật vải sẽ có các hạt như hạt mè.
Khi sờ vào vải, bạn sẽ có cảm giác mát lạnh, vì vậy nó rất phù hợp để sử dụng vào mùa hè. Bảng màu thun lạnh cũng rất đa dạng, màu sắc tươi sáng.
Vải thun tăm
Vải thun tăm có những đường gân vải chạy dọc trên bề mặt. Loại vải thun len tăm này khá dày, được dệt từ 2 chất liệu là Poly (92 – 95%) và Spandex (5 – 8%). Vải thun tăm hầu như không nhăn và khi sử dụng lâu, vải có thể bị co khoảng 3%.
Vải thun da cá
Vải thun da cá là một dạng vải thun trong đó bề mặt vải trông như những chiếc vảy cá. Vải thun da cá dày và có độ ma sát tốt. Khi sử dụng, vải không bị nhăn, không bai xù dù sử dụng lâu. Khả năng thấm hút mồ hôi của vải cũng rất tốt.
Vải thun cá sấu
Vải thun cá sấu được dệt từ các thành phần khác nhau, từ Polyetylen, Cotton 100% đến Cotton 65%. Khoảng cách của các sợi vải được dệt to hơn so với vải thun cotton.
Vải thun mè
Vải thun mè sẽ có những hạt nhỏ trông như hạt mè trên bề mặt vải. Những hạt này giúp việc trao đổi khí qua bề mặt vải diễn ra dễ dàng hơn. Vải thun mè thường được dùng để may quần áo thể thao hoặc may váy cho phụ nữ.
Vải thun borip
Vải thun borip cũng là một loại vải thun chất lượng cao, có bề mặt vải gồm nhiều đường rãnh gân chạy dọc. Vải thun borip trông khá giống vải len gân. Độ co giãn của vải rất tốt. Vải thun borip có thể được dệt từ nhiều chất liệu khác nhau như: sợi cotton, sợi Polyester, sợi cotton pha(tici), visco…
Vải thun poly
Vải thun poly được dệt từ các sợi Polyetylen. Độ bền của vải cao, không bị nhăn sau khi giặt. Vải thun poly là một loại vải 2 chiều nên có độ co giãn thấp hơn các loại vải 4 chiều. Vải thun poly có giá khá rẻ, thường được sử dụng làm quần áo ngủ mặc nhà hay váy liền thân, găng tay,…
Vải thun umi
Vải thun umi là là một loại sợi bán tổng hợp, kết hợp giữa sợi nhân tạo và sợi tự nhiên.Vải thun umi có bề mặt mịn, đẹp không thua kém gì các loại vải xa xỉ như tơ lụa.
Vải thun lụa
Vải thun lụa có đặc điểm là rất nhẹ và mềm, tương tự như vải lụa. Bề mặt vải trơn láng và bóng mượt, trông như một loại vải cao cấp. Vải thun lụa thường được sử dụng để may váy hoặc áo dài với độ co giãn vừa phải.
Vải thun xốp
Vải thun xốp có khả năng thấm mồ hôi tốt, bề mặt vải có nhiều hoa văn. Vải thun xốp khá mềm, không bị nhăn và có khả năng thoát hơi rất tốt. Với nhiều hoa văn đa dạng, vải thun xốp rất thích hợp để may các loại trang phục dành cho phái nữ.
Vải thun giấy
Vải thun giấy được dệt từ các sợi cotton và mỏng như một tờ giấy. Vải thun giấy có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và cũng rất nhanh khô. Giá vải rẻ và rất dễ giặt.
Vải thun trơn
Vải thun trơn là loại vải có kiểu dệt đơn (kiểu dệt Single). Vải thun trơn là loại vải thun được dệt đơn giản nhất, khiến nó có giá rẻ và phổ biến nhất. Bề mặt vải rất láng và mịn.
Vải thun nỉ
Vải thun nỉ thường được sử dụng để may trang phục mùa đông do nó có lớp lông ngắn, mượt trên bề mặt. Vải thun nỉ không thấm nước, có tác dụng chắn gió rất tốt, giúp giữ ấm cho người mặc. Nó cũng được dùng để làm chăn và đệm.
Giá vải thun bao nhiêu tiền
Giá vải thun rất đa dạng, từ 80.000/kg đối với các loại vải trơn cho đến 180.000/kg đối với các loại vải cao cấp hơn.
Ngoài ra, giá vải thun còn phụ thuộc vào màu sắc vải. Vải màu trắng sẽ có giá rẻ nhất, sau đến các màu nhạt. Vải thun màu đậm sẽ đắt hơn, đắt nhất là các màu vải đặc biệt như màu muối tiêu, màu Ya, Két, Bích.
Mua vải thun ở đâu?
Bạn có thể mua vải thun tại các chợ vải như Chợ Tân Bình, Chợ Đại Quang Minh, Chợ vải Soái Kình Lâm, Chợ giá sỉ Tân Định hay các cửa hàng bán vải nổi tiếng như Cửa Hàng Vải Thiên Minh, Cửa Hàng Vải Hương, Vải Thái Tuấn…
Cách nhận biết vải thun
Bạn có thể dễ dàng phân biệt vải thun với các loại vải khác bằng cách nhìn bằng mắt thường hoặc sờ tay vào vải.
Bằng mắt thường, bạn có thể thấy bề mặt vải thun có một độ nhám nhất định. Một số loại vải thun có chứa polyester thì trên bề mặt vải thun sẽ hơi bóng, đặc biệt vải sẽ không bị xù lông.
Khi sờ tay vào vải thun, bạn sẽ thấy vải rất mềm và mát. Khi vò thì vải sẽ hơi nhăn nhẹ và có độ nhả nhất định. Đa số loại vải thun đều có độ co giãn nên bạn có thể dùng lực kéo vải.
Ứng dụng của vải thun
Với những ưu điểm kể trên, vải thun được ứng dụng trong đời sống hàng ngày để sản xuất trang phục, đồ nội thất hay một số sản phẩm đồ dùng trong gia đình. Các sản phẩm làm từ vải thun hầu hết đều có giá rẻ và dễ mua, tuổi thọ cũng rất cao.
Ứng dụng của vải thun trong nội thất
Vải thun được sử dụng để làm khăn trải bàn hay may rèm cửa. Các sản phẩm từ vải thun có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, các thương hiệu sản xuất chăn ga gối đệm cũng sử dụng vải thun để làm bọc gối hay vỏ đệm, làm chăn… Chăn ga gối làm từ vải thun có khả năng thấm hút tốt, không gây kích ứng da và rất thoáng mát.
Ứng dụng của vải thun trong các vật dụng trong gia đình
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các vật dụng trong gia đình mình được làm từ vải thun như khăn tắm, các loại khăn choàng, khăn lau. Với đặc tính thấm hút tốt, các sản phẩm làm từ vải thun luôn nhận được sự yêu thích từ người dùng.
Ứng dụng của vải thun trong thời trang
Lĩnh vực thời trang không thể thiếu sự xuất hiện của vải thun. Các trang phục từ mùa đông đến mùa hè, từ những bộ đồ ngủ đơn giản đến đồ thể thao, váy đầm, áo dài, áo thun… đều có thể sử dụng vải thun.
Vải thun đem đến sự thoải mái, dễ chịu. Đặc biệt, bảng màu đa dạng cùng nhiều hoa văn, họa tiết khiến các trang phục vải thun trở nên đa dạng và sinh động hơn rất nhiều.
Cách bảo quản vải thun
Vải thun rất dễ bảo quản mà vẫn đảm bảo được độ bền. Tuy nhiên, để những món đồ làm từ vải thun luôn bền màu và đẹp như ban đầu, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Không nên giặt bằng nước nóng trên 40 độ để tránh màu sắc vải bị bai, nhạt
- Nên phân loại vải có màu và vải màu trắng giặt riêng, tránh màu sắc bị phai lên nhau
- Không sử dụng những loại bột giặt, nước giặt có chất tẩy rửa mạnh
- Khi vải bị bẩn thì cần làm sạch sớm, tránh vết bẩn bám lâu ngày khó xử lý
Trên đây là những thông tin chi tiết về vải thun – loại vải rất quen thuộc và gần gũi đối với chúng ta. Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thể dễ dàng nhận biết vải thun cũng như có thể chọn được những sản phẩm làm từ vải thun ưng ý nhất.
Tag: vải thun thái, vải thun cát, vải thun cotton cao cấp, vải thun mỹ, vải thun lạnh thể thao, vải thun sọc, vải thun cao cấp, vải thun polyester, mua vải thun lạnh