Văn học dân gian là gì? Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

Văn học dân gian là một bộ phận quan trọng, tạo nên sự phong phú và đa dạng cho nền văn học nước nhà. Vậy văn học dân gian là gì? Có những đặc trưng cơ bản nào? Hệ thống thể loại văn học dân gian gồm những gì? Xin mời các bạn cùng theo dõi và tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé!

Văn học dân gian là gì? 

Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được hình thành và phát triển qua các tầng lớp xã hội, lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng hình thức truyền miệng. Nó là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thể hiện nhận thức, tư tưởng và tình cảm của nhân dân về tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. 

Văn học dân gian mang nhiều giá trị về giáo dục, nhận thức và thẩm mỹ. Vì vậy cần được lưu giữ, trân trọng và phát huy. 

văn học dân gian là gì

Tác giả của văn học dân gian là ai?

Lực lượng sáng tác văn học dân gian phần lớn là những người nông dân lao động; nhưng cũng có thành phần tri thức với tư cách là cộng đồng dân tộc. Họ sáng tác nhằm phục vụ chủ yếu cho đời sống sinh hoạt và sản xuất. Sau những ngày làm việc vất vả, những tác phẩm văn học dân gian được hình thành nhằm giúp người nông dân cảm thấy thoải mái, vơi đi áp lực về chuyện “cơm áo, gạo tiền”. Từ đó, công việc sản xuất hiệu quả hơn, đời sống tinh thần cũng vui tươi và lành mạnh hơn. 

Giá trị của văn học dân gian là gì?

Là kho tàng tri thức phong phú của con người

  • Nguồn tri thức mà văn học dân gian Việt Nam mang lại rất phong  phú, thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống như: xã hội, tự nhiên, con người, lịch sử,… 

  • Thể hiện những kinh nghiệm quý báu được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống và trình bày lại một cách dễ hiểu, sinh động và rất dễ nhớ. 

Mang giá trị về đạo lý làm người

  • Giáo dục con người về tình yêu thương đồng loại, niềm tin vào cái thiện, tinh thần nhân đạo, tinh thần lạc quan, tinh thần chiến đầu đòi công bằng,….

  • Hình thành cho con người những phẩm chất tốt đẹp như: lòng yêu quê hương – đất nước, tinh thần kiên trung, sự bất khuất,… 

Mang lại giá trị thẩm mỹ to lớn, tạo bản sắc riêng cho văn hóa dân tộc

  • Những tác phẩm văn học dân gian được chắt lọc, mài dũa qua khoảng thời gian dài. Do vậy khi đến với chúng ta, nó trở thành chuẩn mực về nghệ thuật cho con cháu đời sau học tập và sáng tạo. 

  • Văn học dân gian được xem là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở để hình thành nên văn viết. 

văn học dân gian là gì

Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là gì?

Có tính nguyên hợp

Văn học dân gian là sự tổng hòa của nhiều hình thái ý thức xã hội khác nhau, được xem là bộ bách khoa toàn thư của người dân. Tính nguyên hợp của nó đã phản ánh ý thức xã hội trong thời nguyên thủy, khi mà lĩnh vực sản xuất giá trị tinh thần chưa được chuyên môn hóa. 

Trong những thời kỳ sau, tính nguyên hợp vẫn được phát huy về mặt nội dung để phản ánh thực trạng của xã hội hiện đại. 

Văn học dân gian tồn tại chủ yếu dưới 3 dạng: trong trí nhớ của người dân, bằng văn tự và tồn tại qua diễn xướng. 

Có tính truyền miệng

  • Truyền miệng là phương thức sáng tác, lưu truyền của văn học dân gian. Ngay cả khi được ghi chép lại, văn học dân gian vẫn tiếp tục tồn tại dưới hình thức truyền miệng. 

  • Do có tính truyền miệng nên văn học dân gian thường ngắn gọn, dễ nhớ và thường có tính dị bản. 

  • Tính truyền miệng của văn học dân gian gắn liền với quá trình diễn xướng dân gian một cách sinh động và hào hứng. 

Mang tính tập thể

Quá trình sáng tác tập thể sẽ diễn ra như sau: một cá nhân khởi xướng => Tác phẩm được hình thành và được đón nhận => Những người khác sẽ lưu truyền, sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện về nội dung và hình thức. Bởi vậy, văn học dân gian được xem là sự sáng tạo của người dân; nhưng không phải tất cả tác phẩm văn học dân gian đều là sản phẩm sáng tạo của nhân dân. 

Có mối quan hệ mật thiết với đời sống sinh hoạt của người dân

Trong quá trình tham gia lao động sản xuất, những người dân lao động thường cùng nhau hát hò, kể những câu chuyện để vơi đi sự mệt mỏi sau những ngày dài lao động. Như vậy, văn học dân gian gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác trong đời sống thường ngày của nhân dân. 

văn học dân gian là gì

Các thể loại văn học dân gian 

Trong quá trình tìm hiểu văn học dân gian là gì, mình nhận thấy hệ thống thể loại văn học dân gian rất đa dạng, gồm có: 

Thần thoại

Đây là những tác phẩm văn học dân gian gắn liền với hình ảnh các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên. Qua đó thể hiện khát vọng được chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại. 

Ví dụ: Nữ thần Mặt Trời, Thần Trụ Trời, Ông Trời,… 

Sử thi

Đây là những tác phẩm viết theo thể tự sự dân gian có quy mô lớn, thường sử dụng ngôn ngữ có nhịp, có vần, xây dựng hình tượng nghệ thuật hào hùng, hoành tráng để kể về những biến cố lớn có thể xảy ra trong đời sống dân cư thời cổ đại. 

Ví dụ: Sử thi Xinh Nhã, Sử thi Đăm Săn,… 

Truyền thuyết

Truyền thuyết là những tác phẩm văn học dân gian kể về một nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử hoặc lý giải về phong tục tập quán, nguồn gốc của các phong vật địa phương, hiện tượng thiên nhiên,… Qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của người dân đối với những người có công với đất nước. Truyền thuyết thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật phổ biến là: phóng đại, khoa trương, sử dụng các yếu tố thần kỳ, hư ảo,.. 

Ví dụ về các truyền thuyết như: Thánh Gióng, Bánh chưng – bánh giầy, An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy,… 

văn học dân gian là gì

Truyện cổ tích

Đây là thể loại văn học dân gian có cốt truyện và hình tượng nhân vật được hư cấu. Truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan và kết thúc có hậu.  

Ví dụ về truyện cổ tích: Cây Khế, Thạch Sanh, Sọ Dừa, Tấm Cám,… 

Truyện ngụ ngôn

Là những tác phẩm văn học tự sự dân gian ngắn và có kết cấu chặt chẽ. Truyện ngụ ngôn thường mượn hình tượng của con vật, loài vật, cây cỏ, đồ vật,… hoặc chính câu chuyện của con người để nói kín đáo, bóng gió chuyện đời người, nêu lên triết lý nhân sự và bài học kinh nghiệm trong cuộc sống. 

Ví dụ về truyện ngụ ngôn: Con cáo và chùm nho, đeo nhạc cho mèo,… 

Truyện cười

Đó là những tác phẩm tự sự dân gian có dung lượng ngắn và kết thúc bất ngờ. Truyện thường kể về những việc xấu, trái với tự nhiên nhằm mục đích gây cười, giải trí và phê phán những thói hư tật xấu của con người trong xã hội. 

Ví dụ về truyện cười: Thầy bói xem voi, Lợn cưới áo mới, Treo biển,… 

truyện cười

Tục ngữ

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có nhịp điệu, có hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm dân gian về mọi mặt trong cuộc sống như: xã hội, lao động – sản xuất, tự nhiên,… Tục ngữ được nhân dân vận dụng phổ biến trong đời sống và lời ăn tiếng nói hàng ngày. 

Ví dụ về tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn,… 

Ca dao

Ca dao là những tác phẩm thơ dân gian trữ tình được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. Ca dao thường được sáng tác theo thể thơ lục bát nên rất dễ nhớ, dễ thuộc và thường được kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng. 

Nội dung của ca dao khá đơn giản và đa dạng, gồm có các đề tài như: ca dao châm biếm, hài hước; ca dao ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước; ca dao về tình cảm gia đình; ca dao than thân,… 

Ví dụ về ca dao: 

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Bài viết tham khảo: Ca dao tục ngữ là gì? Sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ

Câu đố

Câu đố là những câu nói có vần, mô tả đồ vật bằng những hình ảnh ẩn dụ, hình tượng hóa để người nghe tìm ra đáp án. Câu đố không chỉ có tác dụng giải trí, rèn luyện khả năng tư duy mà còn cung cấp cho con người rất nhiều tri thức bổ ích về cuộc sống. 

Ví dụ về câu đố: 

Thân em xưa ở bụi tre

Mùa đông xếp lại, mùa hè mở ra?

Đáp án: Là cái quạt giấy. 

câu đố

Đây là tác phẩm văn học dân gian có hình thức văn vần, có tính thời sự, phản ánh về một sự kiện nào đó xảy ra trong làng, nước. Qua đó bày tỏ thái độ khen/ chê của người dân đối với các sự kiện đó. 

Truyện thơ

Là những tác phẩm văn học dân gian phần lớn được viết theo thể thơ lục bát. Truyện thơ thường phản ánh số phận, khát vọng của con người về một cuộc sống hạnh phúc, sự công bằng trong xã hội. 

Ví dụ về truyện thơ: Quan Âm Thị Kính,… 

Chèo

Chèo là hình thức nghệ thuật sân khấu cổ truyền của Việt Nam, phát triển mạnh ở khu vực miền Bắc. Chèo thường kết hợp các yếu tố trữ tĩnh và trào lộng nhằm mục đích ca ngợi những tấm gương đạo đức. Đồng thời cũng phê phán, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội. 

Ví dụ về chèo: Bài ca giữ nước,…

Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ khái niệm văn học dân gian là gì và một số đặc trưng cơ bản của nó. 

5/5 – (3 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận