Văn tự sự được đưa vào chương trình Ngữ Văn 6 nhằm mục đích tiếp nối với những gì học sinh đã được học, rèn luyện về văn kể chuyện ở Tiểu học. Ngoài việc nắm được khái niệm của phương thức tự sự, học sinh cần nắm được các yếu tố chính làm nên văn bản tự sự, từ đó thực hành viết văn tự sự qua ba kiểu bài: Kể truyện dân gian, Kể chuyện đời thường, Kể chuyện tưởng tượng. Cần lưu ý rằng: sự phân chia thành ba kiểu bài như thế chỉ mang tính chất tương đối. Mặc dầu vậy, để làm tốt một bài văn tự sự vẫn cần phải thấy được sự khác nhau cơ bản giữa ba kiểu bài trên.
PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ
[edit]
-
Khái niệm về tự sự
Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
-
Tác dụng của phương thức tự sự
Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
Truyện Ông già và Thần chết:
Một lần ông già đẵn xong củi và mang về. Phải mang đi xa ông già kiệt sức, đặt bó củi xuống rồi nói:
– Chà. Giá Thần Chết đến mang ta đi có phải hơn không?
Thần Chết đến và bảo:
– Ta đây. Lão cần gì nào?
Ông già sợ hãi bảo:
– Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão.
(Lép-tôn-x tôi, Kiến và chim bồ câu)
Giải thích ví dụ:
Câu chuyện
Ông già và Thần Chết được trình bày theo phương thức tự sự vì có các nhân vật và sự kiện:
+ Nhân vật: Ông già, Thần Chết
+ Sự kiện: Ông già vác củi nặng nhọc than thở, Thần Chết xuất hiện, thì ông già nhanh trí nói sang vấn đề khác.
Câu chuyện trên giúp người kể/nghe nhận được điều mà người nói/đọc muốn nhắn nhủ: Ca ngợi sự dũng cảm, nhanh trí của con người.
CÁC YẾU TỐ LÀM NÊN VĂN BẢN TỰ SỰ
[edit]
1. SỰ VIỆC
– Sự việc trong văn tự sự bao gồm
một chuỗi các sự việc tiếp nối nhau bao gồm: sự việc khởi đầu, sự việc phát
triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Các sự việc được lựa chọn ấy phải
được liên kết trong mối quan hệ nhân quả, từ đó thể hiện ý nghĩa nhất định.
– Kể truyện hay phải có sự việc cụ thể, chi tiết, phải nêu rõ 6 yếu tố:
+ Ai làm? (Nhân vật là ai?)
+ Việc xảy ra ở đâu? (Địa điểm)
+ Việc xảy ra lúc nào? (Thời gian)
+ Việc diễn biến thế nào? (Quá trình)
+ Việc xảy ra do đâu? (Nguyên nhân)
+ Việc kết thúc thế nào? (Kết quả)
Trong truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh,
các chi tiết thể hiện 6 yếu tố ở trên bao gồm:
– Nhân vật trong truyện là Sơn Tinh Thủy Tinh.
– Sự việc diễn ra vào đời Hùng Vương thứ mười tám.
– Nguyên nhân: Do hai chàng cùng cầu hôn nhưng vua chỉ có một người con gái.
– Diễn biến: Sơn Tinh mang sính lễ đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều bị thua.
– Kết quả: Hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng Sơn Tinh đều thắng.
Trong đó các sự việc không thể tráo đổi cho nhau, chúng theo một trật tự có ý nghĩa, sự việc trước đều giải thích lí do xuất hiện sự việc sau:
– Sự việc khởi đầu: Vua Hùng kén rể cho con gái.
– Sự việc phát triển: Hai chàng Thủy Tinh và Sơn Tinh cùng cầu hôn nhưng vua chỉ có một người con gái.
– Sự việc cao trào: Sơn Tinh đến trước nên lấy được Mỵ Nương, Thủy Tinh đến sau không lấy được công chúa, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh.
– Sự việc kết thúc: Thủy Tinh thua, hằng năm đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng không thắng.
=> Các sự việc được liên kết trong mối quan hệ nhân quả: vì vua Hùng không muốn thần dân phải ngập chìm trong nước lũ nên đã ưu ái Sơn Tinh qua món đồ sính lễ yêu cầu.
=> Từ những sự việc thể hiện một ý nghĩa nhất định của truyện: giải thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chiến thắng tự nhiên của nhân dân.
2. NHÂN VẬT
-
Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản.
-
Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.
-
Nhân vật sự tự được kể bằng cách:
– Gọi tên, đặt tên
– Giới thiệu lai lịch, tài năng
– Kể việc làm
– Được miêu tả (chân dung, ngoại hình…)
Với truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
Nhìn vào bảng trên, học sinh có thể nhận thấy được: nhân vật chính được nêu nhiều phương diện nhất, nhân vật phụ chỉ được nói qua, được nhắc tên.
3. LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
-
Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể việc:
– Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.
– Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.
Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.
Trong đoạn văn sau:
Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay!
(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)
Ý chính của đoạn này là nói “tính cô còn trẻ con lắm”. Câu chủ đề là câu được bôi đậm. Các câu sau giới thiệu rõ tính tình của cô gái ấy.
4. NGÔI KỂ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
-
Khái niệm
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
-
Phân loại
– Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì di
ễn ra với nhân vật.
– Khi tự xưng là “tôi” kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩa của mình.
-
Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
-
Người kể xưng “tôi” trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả.
* Lưu ý: Để câu chuyện thêm phong phú, người kể có thể lựa chọn kết hợp các ngôi kể.
Vua và đình thần chịu chú bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới cho một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé bảo cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
– Phiền ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
(Em bé thông minh)
Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ ba, bởi người kể chuyện không xưng tôi.
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.
(Dế mèn phiêu lưu ký)
Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ nhất, vì người kể chuyện xưng tôi. ngôi kể thứ nhất chỉ được kể những gì mình biết và trải qua.
5. THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
-
Trình tự tự nhiên:
– Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, sự việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết. Trình tự này gọi là trình tự tự nhiên (Kể xuôi).
– Trong tự sự dân gian, người ta kể theo thứ tự tự nhiên là vì đó là tự sự theo kĩ ức cộng đồng về mối quan hệ nhân quả của sự việc.
– Không chỉ có tự sự dân gian mới kể theo trình tự tự nhiên, mà tường thuật trận bóng đá, cuộc mít tinh… người kể phải tường thuật lại cho người xem theo dõi, vì ở đây, sự việc có ý nghĩa khách quan, toàn vẹn.
-
Trình tự đảo ngược:
– Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó. Trình tự kể này gọi là trình tự đảo ngược (Kể ngược).
– Trong tự sự hiện đại, người ta có thể thay đổi thứ tự kể vì người kể đã vận dụng kí ức của mình hay nhân vật, nhờ có kí ức cá thể, người ta mới có thể đảo ngược.
– Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò cơ sở cho việc kể ngược. Cách kể ngược ngắn liền với hồi tưởng thường dùng để kể những kỉ niệm khó quên, tạo cảm giác châm thành và giàu sức truyền cảm.
Với truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, các sự việc diễn ra như sau:
– Một ông lão đánh cá nghèo ra biển kéo cá. Tới lần thứ ba thì ông kéo được con cá vàng, con cá van xin ông tha mạng và hứa sẽ trả ơn.
– Ông lão về kể với vợ thì bị mụ mắng và bắt ông ra biển đòi cá vàng:
– Lần thứ nhất, mụ muốn cái máng lợn mới.
Lần thứ hai, mụ quát to hơn và đòi một cái nhà lớn
Lần thứ ba, mụ vợ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão đi xin cho mụ làm nhất phẩm phu nhân.
Lần thứ tư, mụ nổi trận lôi đình đòi cá cho làm nữ hoàng.
Lần thứ năm, mụ đòi làm long vương và bắt cá hầu hạ.
– Cá vàng tức giận lấy lại tất cả những thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ ngồi cạnh túp lều rách nát.
Như vậy, trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, thứ tự trong truyện kể theo trình tự thời gian tuyến tính (kể xuôi).
Tác dụng: + Thứ tự này tăng tiến theo những ham muốn tham lam của mụ vợ.
+ Đây là đặc trưng chung của các truyện kể dân gian.
Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã đến chiều nay đã truyền đi khắp xóm.
Số là trưa nay, khi xóm làng đang yên tĩnh, thì vang lên tiếng kêu thất thanh, mỗi lúc một rõ: “Chó dại! Chó dại! Cứu tôi với!”. Nhiều người nghe, nhận ra tiếng thằng Ngỗ, nên chẳng ai chạy ra cứu. Bởi dân trong xóm đã một lần mắc lừa thằng Ngỗ.
Ngỗ mồ côi cha mẹ từ sớm, hiện sống với bà ngoại, một người quanh năm ốm yếu, nhà lại nghèo. Thiếu sự rèn cặp của bố mẹ, Ngỗ đi học bữa đực bữa cái, rồi cuối cùng bỏ học luôn, suốt ngày lêu lổng. Người trong xóm không ai muốn cho con cái mình chơi với Ngỗ. Một hôm, chẳng biết buồn tình thế nào, đang giữa trưa yên ắng, Ngỗ ta vun một đống tướng vừa cỏ, vừa rạ ở đầu làng, rồi đốt lên, gió từ cánh đồng làm cho lửa cháy rùng rùng. Thằng Ngỗ vừa chạy vừa la: “Cháy! Cháy! Cứu với!”. Nhiều người tưởng thật chạy ra, có người còn xách cả xô nước, cầm câu liêm. Ngỗ thấy đánh lừa được nhiều người, cười khanh khách rồi bỏ chạy. Mọi người tức giận lắm. Có người nói với bà lão: “Bà phải đe cháu bà, cứ thế này rồi thì không hay đâu!”. Bà ngoại đã khóc nhiều lần với cháu mà Ngỗ vẫn chứng nào tật ấy. Người trong xóm còn lo, chuyện chó dại cắn đâu chỉ băng bó mà xong, còn phải tiêm nhiều mũi vắc-xin mới yên được. Liệu thằng bé có rút được bài học hày không?
(Phóng tác theo truyện cổ)
Đoạn văn trên được kể theo trình tự ngược: kể sự việc vừa diễn ra trên cơ sở đó nhớ lại truyện quá khứ, bắt đầu từ hậu quả xấu (bị chó căn nhưng không ai tới cứu) rồi ngược lên nguyên nhân. Cách kể như vậy có tác dụng tạo sự hấp dẫn, thu hút cho người nghe/người đọc.
6. ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
Dựa vào bảng dưới đây, học sinh có thể phân loại và nhận biết được hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm thông qua các ví dụ cụ thể.
Phân
loại
Đối
thoại
Độc
thoại
Độc
thoại nội tâm
Đặc điểm
– Là hình thức đối đáp,
trò truyện giữa hai hoặc nhiều người.
– Trong văn bản tự sự,
đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi
lượt lời là một lần gạch đầu dòng).
– Là lời của một người
nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng.
– Trong văn bản tự sự,
khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng.
– Là lời nói của người
nào đó với chính mình nhưng không nói thành lời
– Không có dấu gạch đầu
dòng.
Ví dụ
“Hôm nay lão
Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
– Cậu Vàng đi đời rồi,
ông giáo ạ!
– Cụ bán rồi?
– Bán rồi. Họ vừa bắt
xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ.
Nhưng trông lão cười như mếu và dôi mắt lão ầng ậc nước, tôi muốn ôm choàng
lấy lão mà oà lên khóc”.
(Nam Cao)
“Ông lão
nắm chặt hai tay mà rít lên:
– Chúng bay ăn
miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục
nhã thế này!”.
(“Làng”,
Kim Lân)
“Chúng nó cũng là
trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy
ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…”.
(“Làng”,
Kim Lân)
Đoạn ví dụ trên là đoạn
đối thoại giữa hai nhân vật: Lão Hạc và nhân vật “tôi” (ông giáo). Để nhận ra
được điều này, học sinh dựa vào các dấu gạch đầu dòng của lượt nói và lượt đáp.
Đoạn văn được bôi đậm
trong ví dụ trên là lời độc thoại của nhân vật ông Hai. Vì đây là lời ông Hai
tự nói với bản thân mình, không thấy có sự xuất hiện của nhân vật khác.
Đoạn văn trong ví dụ trên là lời độc thoại nội tâm của nhân vật
ông Hai. Ông đang nói trong tâm tưởng với chính bản thân mình. Hay có thể hiểu,
đó là những lời ông Hai suy nghĩ trong tâm tưởng, được nhà văn viết ra.
Xem chi tiết hơn:
tại đây
7. CHỦ ĐỀ, DÀN BÀI, CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
-
Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
-
Một bài văn tự sự gồm có ba phần:
-
Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự:
– Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
– Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
– Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
– Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
CÁC HÌNH THỨC KỂ CHUYỆN
[edit]
Phân
loại
Kể
truyện dân gian
Kể
chuyện đời thường
Kể
chuyện tưởng tượng
Khái
niệm
Là
dạng bài kể lại một truyện dân gian đã được học. Quá trình kể lại truyện là
quá trình chuyển ngôn ngữ của văn bản truyện thành truyện kể theo ngôn ngữ
của mình.
Là kể
lại những câu chuyện diễn ra hoặc có thể diễn ra trong đời sống thường ngày
mà em được chứng kiến hoặc nghe kể lại (có nghĩa là kể về người thật, việc
thật).
Là
những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn
trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
Truyện
tưởng tượng được kể một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi
tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
Lưu ý
– Bám
sát chủ đề, bố cục, cốt truyện của truyện dân gian cần kể.
– Nắm
được sự việc chính và mối quan hệ giữa các sự việc với nhân vật, trình tự,
diễn biến, thời gian, không gian, nguyên nhân và kết quả, ý nghĩa.
– Có
thể lựa chọn ngôi kể và thứ tự kể theo ý muốn.
– Cần
có sự sáng tạo khi kể và có thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình một cách tự
nhiên.
– Khi
kể chuyện cần đảm bảo các yếu tố: Truyện kể về sự việc gì? Sự việc xảy ra ở
đâu? Vào thời điểm nào? Do ai làm? Việc diễn biến ra sao (nguyên nhân, quá
trình, kết quả)?
– Bài
kể chuyện cần có các chi tiết sinh động, chân thực, phong phú lấy từ nhưng
quan sát, ghi nhận ở cuộc đời.
– Có
thể chọn ngôi kể và thứ tự kể hợp lí.
– Khi
kể chuyện cần thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết và có sự sáng tạo.
– Dù
là dạng bài tưởng tượng, người viết cũng không được làm thay đổi ý nghĩa vốn
có của một tác phẩm nào đó được kể.
– Các
tình huống kể, các chi tiết tưởng tượng, sáng tạo phải hợp lí, thú vị.
– Có
thể lựa chọn ngôi kể và thứ tự kể phù hợp.
LƯU Ý: Học sinh lớp 6 sẽ được làm quen với 3 dạng của văn tự sự tương ứng với các hình thức kể chuyện phía dưới: Kể chuyện dân gian, Kể chuyện đời thường, Kể chuyện tưởng tượng. Mỗi dạng bài đều có những cách làm cụ thể, tuy nhiên vẫn cần theo những yêu cầu chung khi xây dựng một bài văn tự sự. Cách làm của mỗi dạng bài được giáo viên của Hocbaionha giảng trong chuỗi video Chuyên đề: Văn tự sự 6 của khóa học.