Văn tự sự là gì? Hướng dẫn cách làm bài văn tự sự cuốn hút

14:19 24/02/2022

Tự sự là thể loại văn cơ bản nhất trong hệ thống Văn học Việt Nam. Đặc biệt, thể loại này còn là nguồn cảm hứng ra đề trong các kỳ thi quan trọng nhằm đánh giá khả năng dẫn dắt câu chuyện và sắp xếp bố cục bài văn của học sinh.

Vậy, như thế nào là một bài văn tự sự chuẩn chỉnh? Cách làm bài văn tự sự trình tự ra sao? Cần lưu ý gì để viết nên một bài văn tự sự hoàn chỉnh, cuốn hút người đọc?

Tất cả sẽ được CoLearn giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Hướng dẫn cách viết văn tự sự cuốn hút

Tự sự là thể loại văn cơ bản nhất trong hệ thống Văn học Việt Nam

Như thế nào là một bài văn tự sự?

Văn tự sự là văn kể chuyện, trình bày một chuỗi các sự việc nối tiếp và có liên hệ mật thiết với nhau. Cuối mỗi bài văn luôn là những kết thúc có ý nghĩa về một phương diện nhất định trong cuộc sống. 

Mục đích chính của văn tự sự là giúp người đọc hiểu hơn về sự việc, sự vật, và con người trong mỗi câu chuyện. Từ đó, mang đến cho họ góc nhìn hoặc bài học hữu ích.

Xem thêm: Cách học thuộc Văn nhanh và hiệu quả nhất nên biết

Bố cục làm bài văn tự sự thường gồm 3 phần chính:

  • Mở bài: Giới thiệu sơ lược sự việc và nhân vật chính trong câu chuyện.

  • Thân bài: Trình bày diễn biến các sự việc theo một trình tự liền mạch và có mối liên kết mạch lạc với nhau. Trong đó, đan xen cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật hoặc người kể chuyện cho bài văn thêm sinh động. 

  • Kết bài: Nêu phần kết truyện và bày tỏ thái độ cũng như ý nghĩa muốn truyền đạt của người kể đến đọc giả. 

Khái niệm về văn tự sự
Văn tự sự là trình bày chuỗi các sự việc nối tiếp nhau và có ý nghĩa nhất định

Hướng dẫn cách viết bài văn tự sự cuốn hút

Để làm nên 1 bài văn tự sự khơi gợi sự tò mò, thích thú từ người đọc, CoLearn lưu ý bạn 6 điều quan trọng sau:

Lưu ý 1: Phân tích đúng thể loại tự sự đề bài đang yêu cầu

Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi đặt bút viết văn tự sự là nhận định và phân tích đúng thể loại mà đề bài đang yêu cầu. Từ đó, có cách diễn đạt đúng đắn cho từng thể loại. 

Có 4 dạng bài tự sự phổ biến nhất là:

  • Kể chuyện dựa trên những câu chuyện có sẵn: yêu cầu giữ nguyên cốt truyện, chỉ đổi mới phần diễn đạt bằng lời văn cá nhân sao cho sáng tạo, hấp dẫn.  

  • Kể về sự việc đời thường: yếu tố quan trọng nhất là chọn sự việc đúng với thực tế và dẫn dắt diễn biến câu chuyện theo trình tự hợp lý. 

  • Kể về con người: có thể chọn một hoặc nhiều người để kể, tập trung kể về hành động người đó đã làm hoặc sự việc họ đã trải nghiệm. Lưu ý, có giới thiệu về ngoại hình, tính cách nhân vật nhưng tránh viết quá nhiều, dễ bị lạc sang văn miêu tả.  

  • Kể một câu chuyện tưởng tượng: đây là dạng đề khó làm nhất; đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng xây dựng câu chuyện và óc sáng tạo phong phú các yếu tố như: thiết kế tình huống truyện, hoạt động của các nhân vật diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của họ ra sao. 

Xem thêm: Chia sẻ 5 Cách học giỏi môn Văn lớp 9 cực kỳ hiệu quả

Lưu ý 2: Trình bày và sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lý

Bản chất của văn tự sự là chuỗi các sự kiện diễn ra liên tiếp, nối kết nhau. Bởi lẽ đó, câu chuyện nên được thể hiện theo một trình tự hợp lý, mạch lạc. 

Dù cốt truyện phức tạp hay đơn giản thì vẫn phải đảm bảo về mặt ý nghĩa và được đặt trong bối cảnh thời gian, không gian cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến và kết quả rõ ràng. 

Bên cạnh đó, người viết có thể thêm một số tình huống bất ngờ cho cốt truyện, nhằm biểu đạt tư tưởng bản thân theo cách độc đáo hơn để dễ dàng chinh phục người đọc.

Trình bày và sắp xếp sự việc theo thứ tự hợp lý
Cốt truyện trong văn tự sự nên được trình bày trong thời gian, không gian cụ thể

Lưu ý 3: Xây dựng hệ thống nhân vật cho câu chuyện

Nhân vật trong văn tự sự là yếu tố then chốt thực hiện các sự việc, truyền tải tính nghệ thuật của bài văn cũng như làm nổi bật lên vấn đề cần nghị luận.

Vì thế, việc xây dựng hệ thống nhân vật cho câu chuyện là bước không thể thiếu và cần được triển khai theo trình tự sau:

Bước 1: Xác định số lượng nhân vật cần thiết cho cốt truyện; đồng thời chọn ra ai là nhân vật chính, ai là nhân vật phụ. 

Bước 2: Mỗi nhân vật đều nên có phần giới thiệu cụ thể về xuất thân, ngoại hình, tính cách, càng giống nguyên mẫu ngoài đời càng tốt để người đọc dễ dàng liên tưởng.

Bước 3: Tạo nên những tình huống, số phận, lời thoại cho nhân vật, lưu ý là giữa họ phải có sự liên kết nhất định với nhau. 

Xem thêm: Cách học thuộc nhanh bằng những mẹo đơn giản

Lưu ý 4: Chọn ngôi kể và lời kể linh hoạt cho từng ngôi

Người kể chuyện trong văn tự sự có thể chọn ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba để xây dựng câu chuyện. Trong đó, ngôi thứ nhất thể hiện quan điểm theo cách trực diện, mang tính chủ quan còn ngôi thứ ba theo hướng khách quan, dễ đưa ra bình luận cho sự việc hơn. 

Theo tính chất kể trên, mỗi ngôi kể cần được cân nhắc, chọn lọc về phần lời kể thích hợp. Tuy nhiên, không nên dùng một giọng văn đơn điệu xuyên suốt bài làm mà cần thay đổi linh hoạt cách xưng hô, lời thoại sao cho sinh động, phù hợp ngữ cảnh. 

Chọn ngôi kể và lời kể linh hoạt
Sử dụng linh hoạt ngôi kể và lời thoại thích hợp giúp bài văn thêm sinh động

Lưu ý 5: Kết hợp khéo léo với các phương thức biểu đạt khác

Phương pháp làm văn tự sự hay và hiệu quả nhất là kết hợp khéo léo với các phương thức biểu đạt khác, như: biểu cảm, miêu tả, và nghị luận. 

Một bài văn tự sự hoàn chỉnh là khi có sự đan xen vào mỗi sự việc phần miêu tả con người, sự vật xung quanh, hoặc thể hiện tâm tư, biểu cảm của nhân vật qua lời nói, hành động cụ thể và nhất là diễn đạt tư tưởng bản thân qua câu chuyện. 

Tuy nhiên, các phương thức biểu đạt này nên có “tần số xuất hiện” nhất định, tránh lạm dụng quá nhiều, dẫn đến lạc đề, sa đà vào một thể loại văn học khác. 

Xem thêm: Top 5 cách viết chữ đẹp và nhanh vô cùng hiệu quả

Lưu ý 6: Chọn lọc từ ngữ phong phú, phù hợp với ngữ cảnh câu chuyện

Cách làm một bài văn tự sự hấp dẫn không thể bỏ qua bước chọn lọc ngôn từ.

Hệ thống từ ngữ Việt Nam vô cùng phong phú. Một từ có thể có nhiều cách biểu đạt khác nhau, tùy vào ngữ cảnh câu chuyện, sự việc mà các bạn chọn loại từ phù hợp. 

Đặc biệt, với các từ loại như tính từ để miêu tả ngoại hình, tính cách của con người, sự vật hoặc động từ để mô phỏng hành động chủ thể lại càng cần được vận dụng linh hoạt. Nhờ vậy, hình tượng nhân vật mới được khắc họa rõ nét.

Hy vọng với hướng dẫn kể trên, các bạn học sinh sẽ có thêm kinh nghiệm và trở nên tự tin hơn khi làm bài văn tự sự. Hãy cùng bắt tay luyện tập ngay hôm nay để trở thành những người kể chuyện cuốn hút nhất nào!

Chúc bạn thành công!

Rate this post

Viết một bình luận