Vì Sao Cá Hồi Bơi Ngược Dòng? (P2)

Thực Dưỡng ・

Anh Yu 20 Thg 08

ca hoi 2 thumb

Lý giải theo quan điểm Âm Dương

Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ được đọc một cuốn sách hay gặp được một ai có thể trả lời câu hỏi: “tại sao cá hồi lại bơi ngược dòng để đẻ trứng?” Như lần trước tôi đã viết, các nhà khoa học cũng không thể lý giải câu hỏi này và thay vào đó lại lý giải làm thế nào mà cá hồi có thể bơi ngược dòng.

Phải chăng đây là sự thiếu sót của khoa học, đặc biệt là y học? Khoa học hiện đại nói chung và y học nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nhưng về vấn đề này họ vẫn chỉ tìm ra được cách thức (how) chứ vẫn chưa lý giải được vì sao (why). Con người biết cách du hành vũ trụ, biết cách tính toán nhanh hơn bộ não hay bàn tính, biết cách cấy ghép tim, gan, thận, và cũng biết cách cắt bỏ những khối u ác tính. Họ không cần biết tại sao ta lại bị ung thư, suy tim, suy thận. Nói cách khác, y học hiện đại họ chỉ chữa được triệu chứng. Nó không thể loại bỏ được bất cứ căn bệnh nào. Nó chỉ có thể đẩy lùi triệu chứng, mà nguyên căn của căn bệnh thì vẫn còn. Vì vậy, người bệnh được điều trị bằng phương pháp trên sẽ vẫn bị bệnh và phải chịu tình trạng bệnh tương tự hoặc thậm chí tệ hơn.

Để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống như ung thư hay suy tim, chúng ta cần phải tự hỏi vì sao chúng ta lại mang bệnh trước khi tìm cách chữa nó. Để trả lời cho câu hỏi vì sao, ta cần biết được quy luật của cuộc sống. Ta cần phải biết được cuộc sống vận hành hay được điều khiển như thế nào. Nói cách khác, để trả lời vì sao ta lại mắc bệnh ung thư, ta phải hiểu được nguồn gốc của sự sống, cấu tạo của sự sống, hoặc trật tự của vũ trụ.

Theo triết lý phương Đông, sự sống, thiên nhiên và vũ trụ được vận hành nhờ hai thái cực— âm và dương. Sự sống là một tấm vải được đan xen giữa các đối cực: sự dãn và co, mặt tối và sáng, âm và dương, tốt và xấu, axít và kiềm, nam và nữ, hòa bình và chiến tranh. Sự tác động lẫn nhau giữa các đối cực này diễn ra theo một quy luật nhất định được gọi là qui luật của sự sống hay quy luật của vũ trụ. Nếu ta nhìn những bí ẩn cuộc sống qua bằng các quy luật này, nhiều điều thú vị có thể được lý giải. Hãy để tôi giải bài toán cá hồi này theo thuyết âm-dương.

Trước tiên, để giải thích vì sao cá hồi lại bơi ngược dòng, chúng ta cần phải biết vì sao con của chúng lại bơi xuôi dòng. Chúng ta có thượng nguồn, và tất nhiên vì vậy cũng có hạ nguồn. Ở đây ta đã thấy được sự xuất hiện của âm-dương. Theo thuyết âm-dương, âm hút dương và ngược lại, dương hút âm. Quy luật này phù hợp trong mọi lĩnh vực—vật lý, hóa học, dinh dưỡng, y học, kính tế, chính trị, hôn nhân, và mọi thứ khác mà bạn có thể nghĩ ra. Quy luật này đã lý giải được bí ẩn của loài cá hồi. Bây giờ bạn cần quyết định một vài thứ theo âm-dương. Những con cá hồi con là âm hay dương? Đầu nguồn là âm hay dương? Biển là âm hay dương? Cá hồi ở ngoài biển là âm hay dương? Trứng cá hồi là âm hay dương? Khi hoàn thành những câu hỏi này, bí ẩn của loài cá hồi sẽ dễ dàng được lý giải theo logic thông thường.

Đầu tiên phải nói về trứng cá hồi. Đây là một món cao lương mỹ vị thường được dùng trong các nhà hàng lớn, có dạng hình tròn, màu đỏ, rắn đặc, vị mặn. Vì vậy nó sẽ là dương. Nó dương đến mức không thể ở gần biển—cũng rất dương (mặn, chuyển động liên tục); nên hai thứ này đẩy nhau. Vì vậy cá hồi cần phải tìm một chỗ âm hơn để đẻ trứng. Đó là lý do vì sao chúng lại bơi ngược lên thượng nguồn, nơi có khí hậu âm—lạnh, yên tĩnh và ở trên cao. Cá hồi con được đẻ ra từ trứng dương sẽ là âm, mặc dù chúng tiềm ẩn đặc tính dương bên trong.

Cá hồi con âm sẽ bị biển dương thu hút; vì vậy, nó sẽ bơi xuôi dòng xuống đến biển. Những con non này sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong lúc tìm đến biển. Đây chính là khoảng thời gian chúng bắt đầu trở nên dương hơn, và những con yếu (âm hơn) sẽ bị loại bỏ trong hành trình này. Những con còn lại sẽ phát triển ngoài biển đến khi trưởng thành. Nước lạnh, sóng to, bị cá lớn tấn công, bão và những điều kiện tự nhiên khác mà những con cá hồi phải đương đầu sẽ khiến chúng khỏe và dương  hơn. Trong vòng 4 năm, những con cá hồi trở nên dương tới mức chúng bị thu hút bởi vùng nước ở thượng nguồn, âm và yên tĩnh. Đó là nơi chúng bị thu hút nhiều nhất, cũng là môi trường sống ban đầu của chúng. Mùi hương từ nơi sinh, mùi thức ăn, kiểu nước, hình dạng và kết cấu của sỏi đá, cây cối, tất cả đều nằm trong trí nhớ của chúng và tỏa ra năng lượng thu hút mạnh mẽ. Bản năng bên trong chúng sẽ dẫn chúng đến nơi này, nơi mà chúng có thể giấu những quả trứng.

Trong khoảng thời gian này chúng nhịn ăn, và vì vậy chúng càng trở nên dương hơn, làm tăng sự thu hút với thượng nguồn âm. Khi kết thúc cuộc hành trình, chúng vui vẻ đẻ trứng, lại một lần nữa bị thúc đẩy bởi năng lực tự nhiên của âm và dương. Sau khi đẻ những quả trứng dương chất lượng, những con cá hồi trở nên âm dần, sụt kí, nằm lại dưới đáy sông, và cuối cùng trôi theo dòng nước.

Vòng đời của những con cá hồi chính là ví dụ điển hình của thuyết âm-dương này. Hãy suy ngẫm về điều này. Chẳng phải cuộc sống của chúng ta cũng giống vậy sao? Theo góc độ thực dưỡng, cá hồi là một trong những món dương nhất, và nó cũng rất ngon! Dù được nướng, chiên áp chảo, hay quay lò, nó cũng đều là những món tuyệt hảo khi đi kèm với củ cải, gừng, hay chanh. Cá hồi mua trong các cửa hàng thường không ngon vì đã để lâu. Nếu ta có dịp ăn những con được bắt từ biển hay sông , ta sẽ không bao giờ quên được mùi vị của nó.

– Herman Aihara –

Rate this post

Viết một bình luận