Ngược lại, vi khuẩn gram âm có lớp peptidoglycan mỏng hơn và kẹp giữa màng tế bào bên trong và màng ngoài của vi khuẩn cho nên trong bước khử màu bằng cồn, lớp màng ngoài của tế bào vi khuẩn gram âm sẽ bị phân hủy, khiến cho thành tế bào xốp hơn do đó không có khả năng giữ được màu tím tinh thể. Khi quan sát qua kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy chúng có màu đỏ hoặc màu hồng.
Trong thành tế bào của vi khuẩn gram dương có lớp peptidoglycan dày, lớp này sẽ giữ lại màu nhuộm sau khi màu đã bị rửa sạch ở phần còn lại của mẫu trong giai đoạn khử màu của phương pháp. Chính vì vậy khi quan sát qua kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy vi khuẩn gram dương có màu tím .
Phương pháp này sử dụng thuốc nhuộm màu tím pha lê để nhuộm vi khuẩn , sau đó sử dụng dung dịch khử màu, nếu vi khuẩn giữ được màu của thuốc nhuộm là kết quả dương tính, đó là vi khuẩn gram dương, còn nếu vi khuẩn không giữ được màu thuốc nhuộm thì sẽ là kết quả âm tính, đó là vi khuẩn gram âm.
Để biết được vi khuẩn gram dương là gì, chúng ta cần phải hiểu về phương pháp nhuộm gram. Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng để phân loại vi khuẩn một cách nhanh chóng theo cấu trúc thành tế bào của vi khuẩn thành hai nhóm đó là vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm .
Một số loại vi khuẩn gram dương có lớp màng nhầy, thường có chứa polysaccharide. Và cũng chỉ có một số loài có roi hay tiên mao.
Bệnh do vi khuẩn gram âm gây ra thường nguy hiểm hơn so với bệnh do vi khuẩn gram dương. Nguyên nhân là do màng ngoài của vi khuẩn gram âm được bọc bởi một nang, và nang này che phủ các kháng nguyên khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể khó phát hiện sự xâm lấn của chúng hơn.
Ngoài ra, lớp màng ngoài của vi khuẩn gram âm có chứa lipopolysaccharide có vai trò là nội độc tố làm tăng độ nặng của phản ứng viêm, có thể gây sốc nhiễm khuẩn rất nguy hiểm.
Vi khuẩn gram dương thường ít nguy hiểm hơn do cơ thể chúng ta không có peptidoglycan nên có thể nhận biết sự xâm nhập của chúng dễ dàng hơn. Đồng thời cơ thể chúng ta có khả năng sản xuất lysozyme để tấn công lớp peptidoglycan nằm ở bên ngoài của vi khuẩn gram dương.
Tuy rằng vi khuẩn gram dương thường ít nguy hiểm hơn vi khuẩn gram âm, nhưng vẫn có những loại vi khuẩn gram dương gây ra những tình trạng bệnh nghiêm trọng như viêm nội tâm mạc, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,… đây là những bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Theo dự án SCOPE – dự án Giám sát và kiểm soát mầm bệnh quan trọng dịch tễ học cho thấy các vi khuẩn gram dương chiếm 62% nguyên nhân gây nhiễm trùng máu vào năm 1995 và lên đến 76% vào năm 2000. Đồng thời các vi khuẩn gram dương có sự tăng trưởng và kháng thuốc rất cao, điều này khiến cho việc điều trị càng ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn.
Việc tiên lượng sau khi nhiễm vi khuẩn gram dương là khác nhau. Tỷ lệ tử vong cao nhất là ở những người cao tuổi và có xu hướng ức chế hệ thống miễn dịch.
Tuy nhiên trong cơ thể chúng ta còn có những loại vi khuẩn, vi sinh vật cộng sinh ở đường hô hấp trên, đường ruột, âm đạo phụ nữ, chúng có tác dụng hữu ích cho chúng ta.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Bài viết tham khảo nguồn: NCBI, Webmd.com
XEM THÊM:
- Các bệnh suy giảm miễn dịch thường gặp
- Vi khuẩn ăn thịt người là gì?
- Cấy máu tìm vi khuẩn trong nhiễm trùng đường huyết