Vì sao chơi game có thể gây nghiện?

Nghiện trò chơi điện tử là một vấn đề rất thực tế đối với nhiều người. Rối loạn này có thể gây ra hậu quả đáng kể nhưng các dấu hiệu bệnh đôi khi rất khó để nhận ra.

1. Điều gì gây nghiện trò chơi điện tử?

Nhiều nguyên nhân khác nhau gây nghiện game. Tuy nhiên, một trong những lý do chính khiến các trò chơi có thể trở nên gây nghiện như vậy là chúng được thiết kế theo cách cuốn hút người chơi.

Các nhà thiết kế trò chơi video, giống như bất kỳ ai khác đang cố gắng kiếm lợi nhuận, luôn tìm cách để có thêm nhiều người chơi trò chơi của họ. Họ hướng tới mục tiêu này bằng cách tạo ra các trò chơi đủ thử thách để khiến bạn vào chơi nhiều hơn nhưng không quá khó để làm người chơi bỏ cuộc.

Nói cách khác, game thủ thường cảm thấy mọi chiến thắng đều không bao giờ là đủ. Về mặt này, nghiện trò chơi điện tử rất giống với một rối loạn được công nhận rộng rãi hơn: nghiện cờ bạc.

2. Các dấu hiệu của nghiện trò chơi điện tử là gì?

Giống như bất kỳ chứng nghiện nào khác, nghiện trò chơi điện tử có các dấu hiệu cảnh báo. Điều quan trọng là phải biết cách nhận biết những dấu hiệu này nếu người chơi hoặc ai đó được quan tâm là một game thủ. Những triệu chứng có thể bao gồm cả về tinh thần và thể chất.

2.1. Triệu chứng tinh thần của nghiện trò chơi điện tử

Một số dấu hiệu hoặc triệu chứng cảm xúc của nghiện trò chơi video bao gồm:

  • Cảm giác bồn chồn và / hoặc cáu kỉnh khi không thể chơi
  • Bận tâm về các hoạt động của trận chơi trước đó hoặc dự đoán về lượt chơi tiếp theo
  • Nói dối với bạn bè hoặc thành viên gia đình về thời gian chơi
  • Cô lập bản thân với những người khác để dành nhiều thời gian chơi game hơn.

2.2. Triệu chứng thực thể của nghiện trò chơi điện tử

Một số dấu hiệu hoặc triệu chứng thực thể của nghiện trò chơi điện tử bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Chứng đau nửa đầu do tập trung cao độ hoặc căng mắt
  • Hội chứng ống cổ tay do sử dụng quá nhiều bộ điều khiển hoặc chuột máy tính
  • Vệ sinh cá nhân kém.

Nghiện game

3. Tác động ngắn hạn và dài hạn của nghiện trò chơi điện tử

Giống như bất kỳ rối loạn tâm thần khác, nghiện trò chơi điện tử có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Các triệu chứng được liệt kê ở trên có tác dụng ngắn hạn, tuy nhiên, chúng có thể dẫn đến hậu quả lâu dài nghiêm trọng hơn nếu không được giải quyết kịp thời. Ví dụ, một người nghiện trò chơi điện tử thường sẽ tránh ngủ hoặc ăn các bữa ăn đúng giờ để tiếp tục chơi game. Mặc dù những tác động ngắn hạn của điều này có thể bao gồm đói và mệt mỏi, cuối cùng nó có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến chế độ ăn uống.

Tương tự, những người tự cô lập bản thân khỏi những người khác để chơi trò chơi điện tử có thể bỏ lỡ các hoạt động lành mạnh với gia đình, người thân và bạn bè. Tuy nhiên, nếu người chơi tiếp tục các hành động như vậy trong một thời gian dài, có thể sẽ cảm thấy bản thân không có bạn bè.

Những ảnh hưởng lâu dài khác của việc nghiện trò chơi điện tử cần xem xét là hậu quả tài chính, học hành và nghề nghiệp liên quan. Trò chơi và thiết bị trò chơi điện tử có thể rất tốn kém, đặc biệt là khi thanh toán các chi phí định kỳ như kết nối Internet tốc độ cao cần thiết cho các trò chơi trực tuyến với nhiều người chơi. Những trò chơi này cũng có thể rất tốn thời gian, khiến các game thủ nghiện không có nhiều thời gian tập trung vào việc học hoặc công việc của họ.

4. Những thay đổi về não bộ khi chơi điện tử quá mức

Mức độ dopamine (một loại hormone tăng cảm giác hưng phấn tại não) tăng gấp đôi khi mọi người chơi trò chơi điện tử, điều đó có nghĩa là các trò chơi gây nghiện cũng gây nghiện về phương diện hóa học. Có những con đường thần kinh trong não duy trì sự phụ thuộc vào các chất – có khả năng củng cố các rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Do đó, công thức đơn giản nhất để tạo ra một trò chơi gây nghiện là làm cho nó trở nên thử thách, thú vị và nhiều lợi ích. Bất kỳ trò chơi nào cũng có thể tạo ra cảm giác dễ chịu trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng các trò chơi chính xác là có khả năng gây nghiện, mặc dù mức độ nghiện là khác nhau đối với mỗi người.

5. Những yếu tố gây nghiện các trò chơi điện tử

Nghiện game

5.1. Nhiều trò chơi điện tử không mất phí

Nhiều trò chơi sử dụng mô hình miễn phí để chơi trực tuyến. Đa số người chơi sẽ được hướng dẫn thực hiện một số nhiệm vụ đơn giản, tất cả đều được thưởng bằng đồ họa đầy màu sắc và thông điệp tích cực.

Một khi người chơi quan tâm, cũng là lúc cấp độ chơi càng trở nên khó hơn, lúc đó người dùng sẽ được yêu cầu trả một vài đô la để có thêm cơ hội thử cấp độ cao hơn hoặc loại bỏ các rào cản khỏi cơ chế trò chơi.

5.2. Chờ đợi để chơi

Nhiều trò chơi miễn phí kiếm tiền bằng cách buộc người chơi phải chờ để hoàn thành các hành động, trừ khi họ trả tiền để bỏ qua sự chậm trễ này.

Các game khác cho phép người chơi một số lần thử nhất định bằng cách cung cấp cho họ một số lượng mạng sống nhất định. Một khi những sinh mạng đó đã được sử dụng, chúng sẽ được nạp lại thêm mạng theo thời gian, với tốc độ một mạng mỗi giờ.

Có vẻ phản trực giác rằng một trò chơi sẽ khiến người chơi chờ đợi để tiếp tục chơi, nhưng sự chờ đợi này phục vụ hai mục đích. Nó đòi hỏi người chơi tiếp tục mở ứng dụng, điều này trở thành thói quen. Quan trọng hơn, đó là một cách hiệu quả để kiếm tiền từ người chơi.

5.3. Luôn cập nhật để nâng cấp level cho người chơi

Lý do là trong game người chơi nhập vai vào nhân vật, vui vẻ, tương tác với bạn bè và gần như không thể giành chiến thắng.

Ngay cả khi người chơi có thể hoàn thành tất cả các mục tiêu, những người sáng lập cũng sẽ phát hành một bản mở rộng để trò chơi không bao giờ kết thúc. Các nhiệm vụ mới giúp trò chơi thú vị, nhưng người sáng lập game cũng từ chối tạo ra các trò chơi giúp người chơi có cảm giác hoàn toàn chiến thắng.

5.4. Sức hút của thanh tiến độ trong các trò chơi

Nhiều trò chơi hiện đại đi kèm với một đại diện trực quan về mức độ gần gũi của một người khi hoàn thành một mục tiêu, được gọi là thanh tiến trình của Google. Đây thường là một hình chữ nhật nằm ngang, từ từ lấp đầy khi gần mục tiêu hơn.

Khi một người gần đạt được cấp độ một kỹ năng, thật dễ dàng để biện minh cho việc chơi thêm vài phút để đạt đến cấp độ tiếp theo trước khi bỏ.

Ngay khi nó lên cấp, khả năng sử dụng phép thuật của người chơi cũng sẵn sàng để tăng cấp, vì vậy họ quyết định chơi cho đến khi tăng lên mức cao hơn. Ngay khi thanh tiến độ được lấp đầy, khả năng chặn các cuộc tấn công cũng tốt hơn. Người chơi lại tiếp tục chơi. Nó có một chu kỳ vô tận.

5.5. Được chơi với bạn

Khả năng chia sẻ trải nghiệm chơi game với người khác là một cách tuyệt vời để tạo và duy trì tình bạn, đặc biệt là đối với những người nhút nhát. Tuy nhiên, chơi game với những người khác đi kèm với những rủi ro nhất định.

Khi chơi game cùng nhau, thường người chơi sẽ dành thời gian và năng lượng để hỗ trợ người khác. Nó sẽ trở thành vấn đề khi đang muốn làm bài tập về nhà hoặc đi ngủ nhưng bạn bè lại rủ vào chơi.

5.6 Cảm giác thoát khỏi thực tại

Trong game, người chơi được sống thoải mái theo sở thích và phong cách cá nhân, được trải nghiệm sự tự do hoàn toàn, không bị ràng buộc về trách nhiệm, gia đình, văn hóa, thậm chí cả luật pháp hay chuẩn mực đạo đức.

Tuy nhiên, một khi bị dẫn dắt bởi tính tò mò và kích thích tinh thần, thể hiện bản lĩnh, họ rất dễ bị lôi kéo về phía tiêu cực của game dẫn đến sự ham muốn, trải nghiệm cao trào hoặc cực đoan hơn.

5.7. Sức hấp dẫn của phần thưởng

Game cũng tạo nên sự hấp dẫn bằng cách liên kết nhiệm vụ được giao với 1 phần thưởng hấp dẫn. Phần thưởng có thể là điểm số, kỹ năng hoặc vật phẩm, được thiết kế đẹp mắt kèm hiệu ứng.

Người chơi thường chấp nhận “nhiệm vụ” và hoàn thành chúng một cách vô thức cùng với sự tăng lên của độ khó. Điều này đòi hỏi game thủ phải tập trung và dành thời gian để chơi nhiều hơn mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nghiêm trọng hơn, nó tạo ra ảo tưởng cho game thủ rằng chắc chắn họ sẽ được thưởng, khiến họ “cày game” trong vô định và mù quáng. Về tâm lý, chính những hi vọng về phần thưởng ảo này là động lực để họ tiếp tục chơi.

Nghiện game

5.8 Thỏa mãn nâng cấp kỹ năng

Các trò chơi thành công, hay nói cách khác, các trò chơi gây nghiện bằng mức độ khó trong các cấp độ chơi. Trò chơi càng trở nên phức tạp hơn qua các cấp bậc khiến người chơi muốn hoàn thành những thử thách.

Phòng khám Tâm Lý tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đi vào hoạt động từ tháng 4/2019 với chức năng khám, tư vấn và điều trị ngoại trú các vấn đề về tâm lý và sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với các vấn đề tâm lý ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên bằng việc triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu.

Phòng khám có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ là các giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội, có khả năng triển khai thực hiện các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu.

  • ThS. Bác sĩ Nguyễn Văn Phi – Chuyên khoa Tâm Lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với kinh nghiệm 07 năm làm việc tại vị trí là giảng viên Đại học Y Hà Nội đồng thời là thành viên của Hội Tâm thần học Việt Nam.
  • ThS. Bác sĩ Phạm Thành Luân – Bác sĩ chuyên khoa Tâm lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với 05 năm kinh nghiệm nghiên cứu, khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa Tâm Lý, được đào tạo tại các trường Đại học uy tín, thực hành chuyên sâu về chuyên môn tại Cộng Hòa Pháp.
  • ThS. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hiến – Bác sĩ chuyên khoa Tâm lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với 06 năm là giảng viên Bộ môn Tâm Lý – Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Lão khoa Trung ương cùng kinh nghiệm nghiên cứu, khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa Tâm Lý như: Rối loạn cảm xúc, Các rối loạn liên quan stress và rối loạn dạng cơ thể, các rối loạn phát triển ở trẻ em, thanh thiếu niên & thời kỳ sinh đẻ….

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: psychguides.com, brainscape.com, psychologytoday.com

Rate this post

Viết một bình luận