Vì sao hà mã luôn bắt nạt cá sấu, nhưng khi gặp sư tử, chúng lại trở thành “anh hùng rơm”? – Máy Ép Cám Nổi | Dây Chuyền Sản Xuất Thức Ăn Thủy Sản Tối Ưu

Hà mã sống ở các sông hồ nước ngọt của Châu Phi, có thể nói chúng là loài mạnh nhất trong vùng nước của lục địa đen, thậm chí con cá sấu sông Nile nổi tiếng là hung dữ cũng thường xuyên bị chúng bắt nạt. Tuy nhiên, khi hà mã gặp sư tử thì chúng lại trở thành những anh hùng rơm và có thể bị sư tử ăn thịt. Tại sao điều này lại xảy ra?

Vì sao hà mã luôn bắt nạt cá sấu, nhưng khi gặp sư tử, chúng lại trở thành anh hùng rơm? - Ảnh 1.

Hà mã và cá sấu sông Nile là hàng xóm ở các sông hồ nước ngọt trên khắp Châu Phi, hà mã luôn bắt nạt cá sấu ngay cả khi đó là những con cá sấu khổng lồ. Chúng ta thường thấy hà mã rượt đuổi cá sấu trong các bộ phim tài liệu. Điều khó chịu hơn là hà mã thường xuyên cản trở việc săn mồi của cá sấu. Đôi khi cá sấu tấn công ngựa vằn, linh dương đầu bò hoặc linh dương vượt sông, khi chúng sắp thành công thì hà mã lại lao vào gây rối, con mồi có thể lợi dụng thời điểm đó để tẩu thoát. Đôi khi, hà mã sẽ canh giữ xác chết của đồng loại và ngăn cá sấu ăn thịt.

Vì sao hà mã luôn bắt nạt cá sấu, nhưng khi gặp sư tử, chúng lại trở thành anh hùng rơm? - Ảnh 2.

Tuy nhiên, chiếc miệng to và hàm răng khổng lồ cùng tính khí hung bạo của hà mã sẽ không phát huy tác dụng khi nó gặp sư tử. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều hà mã bị sư tử săn và giết. Có những ghi nhận ở Masemala và Nabiro ở Kenya, Kruger ở Nam Phi, và đồng bằng Okavango ở Botswana.

Việc sư tử săn hà mã không phải là điều kỳ lạ nhất. Điều kỳ lạ hơn nữa là từ các hình ảnh và video, hà mã hầu như không chống cự khi gặp sư tử mà chỉ nằm hoặc đứng im để chờ đợi cái chết.

Vì sao hà mã luôn bắt nạt cá sấu, nhưng khi gặp sư tử, chúng lại trở thành anh hùng rơm? - Ảnh 3.

Hà mã thường bị sư tử tấn công trên cạn. Vậy tại sao chúng lại lên bờ? Trên thực tế, dù hà mã sống trong nước, nhưng nó lại ăn cỏ trên bờ, và nó hầu như không ăn thực vật thủy sinh. Vì vậy, nó phải lên bờ để kiếm ăn. Khi thiếu thức ăn khan hiếm vào mùa khô, hà mã có thể tìm kiếm thức ăn cách xa bờ sông 4 km.

Nếu hà mã chỉ sống trong một vùng nước, nó sẽ kiếm ăn xung quanh vùng nước đó; nếu nó sống ở hai vùng nước, nó sẽ chọn kiếm ăn ở phần đất giữa hai vùng nước. Ánh nắng mạnh vào ban ngày là tác nhân gây hại lớn cho da của hà mã, vì vậy chúng chọn cách nghỉ ngơi dưới nước vào ban ngày và đi lên bờ vào ban đêm để tìm thức ăn.

Vì sao hà mã luôn bắt nạt cá sấu, nhưng khi gặp sư tử, chúng lại trở thành anh hùng rơm? - Ảnh 4.

Hà mã có những thói quen rất khác nhau giữ việc ở dưới nước và trên cạn. Khi kiếm ăn trên cạn, nó đi một mình, đến bất cứ nơi nào có thức ăn, và chúng cũng không có khái niệm về lãnh thổ khi ở trên cạn. Ở dưới nước vào ban ngày, chúng tụ tập thành từng nhóm từ vài con đến 150 con, và lúc này chúng có tính bảo vệ lãnh thổ cực kỳ cao. Hà mã đực và hà mã cái đều có lãnh thổ riêng và hà mã đực sẽ có lãnh thổ rộng lớn hơn.

Tại sao hà mã chỉ thể hiện tính lãnh thổ khi ở dưới nước? Điều này là do nước ngọt quá quan trọng đối với hà mã. So với các loài động vật ăn cỏ khác, hà mã có ruột già ngắn và không có manh tràng – phần này chủ yếu chịu trách nhiệm thu hồi nước. Do đó, hiệu suất hấp thụ nước của hà mã rất thấp, hàm lượng nước trong phân cao tới 90%, bởi vậy chúng phải bổ sung nước bất cứ lúc nào có thể. Để chiếm một vị trí trong thủy vực, hà mã không ngần ngại chiến đấu với bất kỳ sinh vật nào, và ý thức lãnh thổ của nó đặc biệt mạnh mẽ vào mùa khô. Bản chất lãnh thổ của hà mã cũng chính là nguồn gốc của sự hung dữ của chúng.

Vì sao hà mã luôn bắt nạt cá sấu, nhưng khi gặp sư tử, chúng lại trở thành anh hùng rơm? - Ảnh 5.

Hà mã lùa cá sấu và cản trở việc săn cá sấu vì bản chất bảo vệ lãnh thổ của chúng. Thực chất hà mã không có lòng tốt để giải cứu những động vật ăn cỏ yếu ớt, cũng như không có bất kỳ tình cảm nào với những xác chết. Nó chỉ cảm thấy rằng con cá sấu đã xâm phạm lãnh thổ của nó và trước khi tấn công cá sấu, nó đã vô tình cứu con mồi của cá sấu.

Tuy nhiên, khi một đàn chó hoang Châu Phi buộc một con linh dương phải di chuyển vào vùng nước, hà mã sẽ lao tới và xua đuổi đàn chó hoang. Tuy nhiên sau đó hà mã sẽ cắn con linh dương một cách điên cuồng và lắc mạnh, đè con linh dương xuống nước để giết chết nó. Có thể thấy, tất cả những con vật xuống nước đều có khả năng bị hà mã coi là kẻ xâm lược và trở thành mục tiêu tấn công của nó, dù là loài ăn thịt hay ăn chay.

Vì sao hà mã luôn bắt nạt cá sấu, nhưng khi gặp sư tử, chúng lại trở thành anh hùng rơm? - Ảnh 6.

Dù nhạy cảm với ánh nắng nhưng hà mã cũng thích phơi mình dưới ánh nắng vào một vài thời điểm trong ngày và và đôi khi hà mã sẽ chiếm lấy vùng đất ven bờ nơi cá sấu tắm nắng.

Trên đây là lý do hà mã có thái độ cứng rắn với cá sấu, hà mã rất tự tin khi ở dưới nước. Tuy nhiên các cuộc chạm trán giữa hà mã và sư tử chủ yếu là trên cạn, và đây không phải là lãnh địa của hà mã mà là lãnh địa của sư tử.

Khi bị sư tử tấn công, cách duy nhất để hà mã tự cứu mình là nhanh chóng thoát xuống nước, tuy nhiên một khi sư tử ngăn cản không cho nó xuống nước thì hà mã lúc này chỉ còn mỗi cách đứng im chịu chết.

Vì sao hà mã luôn bắt nạt cá sấu, nhưng khi gặp sư tử, chúng lại trở thành anh hùng rơm? - Ảnh 7.

Cách sư tử săn hà mã là kéo hà mã không cho nó xuống nước, cắn vào chân và lưng hà mã, và hầu hết hà mã đều chết vì mất máu quá nhiều. Đây không phải là phương pháp săn bắt điển hình của loài sư tử, nó hơi giống với phương pháp săn mồi của linh cẩu và chó rừng.

Khi ở trên cạn, một con sư tử đơn lẻ cũng có thể tấn công hà mã. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sư tử chỉ lựa chọn hà mã làm con mồi khi bất khả kháng, và do đó hà mã không phải mục tiêu săn đuổi thường xuyên của sư tử. Con mồi ưa thích của chúng là trâu rừng, linh dương đầu bò, hươu cao cổ, ngựa vằn… Các học giả đã tiến hành nghiên cứu về chế độ ăn của sư tử trên khắp Châu Phi, và tỷ lệ hà mã trong chế độ ăn của sư tử là dưới 2%.

Vì sao hà mã luôn bắt nạt cá sấu, nhưng khi gặp sư tử, chúng lại trở thành anh hùng rơm? - Ảnh 8.

Ở công viên Kruger, Nam Phi, người ta chỉ tìm thấy 13 con hà mã nặng hơn một tấn bị giết bởi sư tử vào năm 1954 – 2000. So với voi và tê giác, hà mã vụng về hơn rất nhiều khi ở trên cạn. Tác dụng phòng thủ của răng hà mã trong chiến đấu thực tế không bằng ngà và sừng tê giác. Da hà mã tương đối mỏng nên dễ bị bị ảnh hưởng bởi sư tử.

Rate this post

Viết một bình luận