Chúng ta đều biết quả ớt cay nhưng lại không rõ nguyên nhân vì sao. Tuy nhiên, theo phân tích từ các nhà nghiên cứu thực vật, trong ớt có chứa một chất tên là capsaicin. Chất này có thể coi là nguyên nhân dẫn đến quả ớt cay nồng như vậy.
1. Tại sao quả ớt lại cay?
Ớt cũng như các giống cây thực vật khác thường mọc ở khu núi rừng. Chúng trải qua nhiều quá trình tiến hóa phát triển để được như hiện tại. Vị cay của ớt là một trong những phương pháp giúp bảo vệ giống loài, bởi thú rừng sợ vị cay và sẽ không dám ăn loại cây này.
Theo phân tích từ các nhà nghiên cứu thực vật, trong ớt có chứa một chất tên là capsaicin. Chất này có thể coi là nguyên nhân dẫn đến quả ớt cay nồng như vậy. Khi ăn ớt, capsaicin sẽ khiến lưỡi và các cơ quan chịu sự kích thích nhất định. Ban đầu là cảm giác tê nóng rồi đau nhẹ. Bạn sẽ cảm nhận giống như trong cơ thể có sự thiêu đốt đang diễn ra.
Giác quan chủ yếu cảm nhận được vị cay của ớt chính là vị giác. Đồng thời, tác động của quả ớt cay cũng nhằm thẳng vào vị giác không như các hương vị khác gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
2. Sự tác động của quả ớt cay với cảm giác ở não
Tuy rằng quả ớt cay nhưng nó lại có sức hấp dẫn diệu kỳ. Do vậy, nhiều người biết ớt cay nhưng vẫn thích và muốn ăn nó. Capsaicin trong ớt có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập vi khuẩn, làm chậm sự oxy hóa. Chất này sẽ xua đuổi động vật nhưng lại là nhân tố giúp con người ăn ngon miệng hơn.
Khi ăn quả ớt cay, một lượng capsaicin sẽ đi vào cơ thể và tham gia hoạt động cùng các protein, từ đó tạo ra cảm giác cay nóng. Do vậy, vị cay của ớt sẽ khiến cơ thể nóng ran chứ không chỉ riêng khoang miệng như điều chúng ta vẫn nhầm tưởng.
Một mặt khác, vị cay của quả ớt nếu tiếp tục gia tăng sẽ khiến cơ thể phát ra tín hiệu cưỡng chế. Lúc này, cơ chế bảo vệ bắt đầu hình thành. Não sẽ phát ra thông tin cho các cơn đau và người không ăn được cay sẽ có tâm lý dừng lại.
Khi cơ thể bỏ cuộc trước vị cay của ớt thì hóa chất tác động tới capsaicin suy yếu. Do vậy, nếu duy trì thói quen này, có thể bạn sẽ tăng khả năng ăn cay hoặc không dám ăn ớt siêu cay về sau.
Tuy nhiên, capsaicin có tác động đến hormone endorphin. Đây là một loại hormon tạo cảm giác hạnh phúc cho cơ thể. Do vậy, có một số người sẽ nghiện ớt và phải ăn ớt kèm thức ăn mới có cảm giác ngon miệng.
3. Ăn ớt siêu cay có thể uống nước để hạ nhiệt không?
Uống nhiều nước sau khi ăn cay là một phản xạ tự nhiên vô điều kiện của cơ thể. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì nước chỉ giống như giả dược chứ không hề làm giảm được vị cay của ớt. Sau khi hết nước, vị cay nóng của ớt lại xuất hiện. Nguyên nhân chính là do capsaicin khó hòa tan trong nước. Tuy nhiên với cồn và mỡ thì chất này lại dễ dàng hòa tan.
Theo phân tích phản ứng, uống sữa có thể trung hòa, làm dịu cảm giác khó chịu do capsaicin gây ra. Vì thế, nếu muốn giảm vị cay của ớt, bạn nên uống sữa thay nước.
4. Vị cay của ớt nồng nhất là loại nào?
Ớt có vị cay nồng là điều chúng ta đều biết. Tuy nhiên, giống ớt nào cay nhất thì chỉ có thể dùng thí nghiệm để nhìn nhận ra. Để thử độ cay của ớt, các nhà khoa học đã dựa trên phương pháp tách tinh chất rồi đem pha loãng cùng đường. Do đó, tỷ lệ pha loãng đến khi giảm vị cay sẽ được chọn là thang đánh giá độ cay của mỗi loại ớt.
Bên cạnh đó, vẫn có một số đối tượng dựa trên cảm nhận để chọn là loại ớt cay nhất. Ví dụ ở Việt Nam, ớt chỉ thiên mọc ở rừng núi nhưng lại có vị cay nồng mà ớt tự trồng khó sánh được. Độ cay của ớt còn được đánh giá theo thang đơn vị tên là SHU. Theo một nghiên cứu cho thấy, giống ớt có độ cay đạt đỉnh 1.000.000 SHU xuất hiện ở Ấn Độ.
Cho đến nay, dưới sự phát triển mạnh diện rộng, loài ớt đã phát triển và đạt đến sự đa dạng sinh học. Hàng năm, quả ớt cay nhất sẽ được thay đổi liên tục. Vì thế, rất khó đưa ra loại ớt nào cay nhất. Tuy nhiên, có thể thấy nguyên nhân chính khiến ớt có vị cay theo góc nhìn dân gian là cơ chế tự bảo vệ giống loài. Còn về khoa học, đây là sự sản sinh ra capsaicin trong ớt.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!