Những lưu ý trong việc viêm đau khớp nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Một thực đơn phù hợp không chỉ giúp giảm triệu chứng, tăng hiệu quả chữa bệnh mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng. Vậy viêm đau khớp nên ăn gì, kiêng gì để bệnh mau khỏi? Mọi người hãy tham khảo thực đơn khoa học dưới đây.
Viêm đau khớp nên ăn gì?
Viêm đau khớp là bệnh lý thường gặp, dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh khiến người bệnh đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt.
Theo các chuyên gia xương khớp, việc ăn uống khoa học sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh đáng kể và đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương. Ngược lại, nếu ăn uống không hợp lý thì bệnh sẽ chuyển biến xấu và ngày càng tăng nặng.
Vậy người bị viêm khớp nên ăn gì? Dưới đây là những nhóm thực phẩm bệnh nhân nên bổ sung để tốt cho xương khớp.
Hành trình 15 năm tê bì chân tay do viêm khớp dạng thấp, cô Hằng “hái” quả ngọt nhờ bài thuốc nam 150 năm
Chỉ mới vài tháng trước, cô Hằng không thể nằm nghiêng vì những cơn đau buốt, tê bì chạy dọc hết nửa người bên trái. Nhưng hiện tại những triệu chứng của căn bệnh viêm khớp dạng thấp đeo bám cô trong suốt 15 năm nay đã dần biến mất. Vậy đâu là bí quyết giúp cô Hằng thoát khỏi nỗi đau bệnh tật. Chúng ta hãy cùng lắng nghe cô chia sẻ sau đây.
Mở
Các loại cá béo
Cá béo là thực phẩm giàu Omega 3 và Vitamin D, không chỉ tốt cho người bị viêm đau khớp mà còn tăng cường sức khỏe. Chúng có tác dụng kháng viêm, giảm các triệu chứng đau nhức do viêm khớp, tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương khớp chắc khỏe.
Một số loại cá béo bệnh nhân viêm khớp nên ăn như: Cá hồi, cá cơm, cá thu, cá trích, cá ngừ… Mỗi tuần nên ăn cá béo ít nhất 2 lần.
Thực phẩm giàu canxi
Canxi là chất quan trọng cho xương khớp. Việc thiếu hụt canxi là nguyên nhân gây loãng xương, tổn thương khớp, viêm khớp, thoái hóa… Do đó, bệnh nhân cần bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, việc ăn uống nhiều thực phẩm giàu canxi còn giúp giảm triệu chứng đau nhức xương khớp, ngăn tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng. Canxi cũng tham gia vào quá trình tái tạo tế bào xương mới, phục hồi tổn thương và giúp xương khớp chắc khỏe.
Các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, nghêu, sò, ngũ cốc nguyên cám, đậu đen, các loại hạt, khoai lang…
Rau xanh đậm
Các loại rau xanh đậm như bông cải xanh, rau mồng tơi, rau bina, cải xoăn, cải bẹ xanh… Chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm, sưng đau ở khớp, cải thiện triệu chứng bệnh.
Ngoài ra, những loại rau này còn chứa nhiều Vitamin A, C, K, kali, photpho… Có tác dụng đẩy nhanh phục hồi tổn thương và giúp xương khớp chắc khỏe.
Các loại quả mọng
Những loại quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa, Quercetin và Rutin – hợp chất thực vật có khả năng ức chế phản ứng viêm, giảm triệu chứng đau nhức, tăng mật độ xương. Đồng thời chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn các bệnh lý xương khớp.
Một số quả mọng người bệnh xương khớp nên ăn như: Dâu tây, nho, mận, cherry, việt quất… Lưu ý, nên ăn cả vỏ vì phần này chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi. Tuy nhiên cần rửa sạch trước khi ăn.
Gừng, tỏi
Gừng, tỏi được coi là kháng sinh tự nhiên, tốt cho người bệnh viêm đau khớp nói riêng, người bệnh xương khớp nói chung. Trong tỏi có chứa Allicin giúp chống oxy hóa, ức chế sự tấn công của các loại vi khuẩn. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa nhiều hợp chất có tác dụng kháng viêm, giảm sưng khớp, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Người bệnh nên ăn 2 – 3 tép tỏi mỗi ngày, có thể sử dụng để chế biến món ăn, ăn tỏi tươi hoặc ngâm cùng rượu để xoa bóp.
Gừng có chứa zingerone, sắt, kẽm, kali, chất chống oxy hóa và nhiều hợp chất khác có công dụng giảm đau nhức, giảm viêm, đẩy mạnh trao đổi chất, lưu thông tuần hoàn máu cho cơ thể. Từ đó hỗ trợ tích cực trong việc phục hồi xương khớp tổn thương và nâng cao sức đề kháng.
Bệnh nhân có thể ăn gừng tươi hoặc uống trà gừng, dùng gừng chế biến món ăn hàng ngày…
Xương sườn và xương ống
Nước hầm xương ống, xương sườn, sụn… Có chứa nhiều Chondroitin, Glucosamine và canxi. Những chất này rất tốt cho xương khớp, đồng thời phục hồi các tổn thương và ngăn ngừa thoái hóa.
Thực phẩm giàu beta carotene
Beta carotene là chất chống oxy hóa mạnh, có công dụng chống lão hóa, ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương sụn khớp, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương, tăng cường hệ miễn dịch.
Hợp chất này tìm thấy trong các loại thực phẩm như cà rốt, khoai lang, củ cải, trứng, bí ngô, đu đủ…Mỗi tuần nên bổ sung những thực phẩm này vào thực đơn khoảng 3 lần.
Đậu nành
Trong đậu nành chứa hàm lượng protein cao, giàu các loại muối khoáng như sắt, photpho, kali, natri và vitamin. Những dưỡng chất này đều cần thiết và tốt cho người bệnh viêm đau khớp.
Bên cạnh đó, đậu nành còn có khả năng chống oxy hóa và kích thích sản sinh collagen, giúp sụn khớp chắc khỏe và phục hồi tổn thương nhanh chóng.
Các loại nấm
Nấm là thực phẩm không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho hệ xương khớp, đặc biệt là người bị viêm đau khớp. Trong nấm chứa nhiều protein, chất chống oxy hóa và nhiều hợp chất khác có công dụng giảm đau, kháng viêm, cải thiện triệu chứng viêm khớp.
Đặc biệt, nấm chứa nhiều Polysaccharide – hợp chất có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, chống thoái hóa xương khớp, gia tăng tổng hợp tế bào DNA, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Do đó, trong thực đơn hàng ngày, bệnh nhân nên ăn nhiều các loại nấm, nhất là nấm hương, mộc nhĩ…
Trái cây có múi
Những loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh… chứa nhiều Vitamin C, có công dụng kháng viêm mạnh. Đồng thời loại vitamin này cũng tham gia vào quá trình tái tạo tế bào xương, phát triển mô sụn và nâng cao sức đề kháng.
Dầu oliu
Thay vì sử dụng các loại dầu ăn thông thường hay mỡ động vật, bệnh nhân nên sử dụng dầu oliu để chế biến món ăn. Loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo lành mạnh, giúp giảm sưng viêm khớp, làm chậm quá trình phá hủy sụn, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tuy nhiên, cần lưu ý mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa 3 thìa dầu oliu. Nên chọn loại dầu tinh khiết để đảm bảo sức khỏe.
Viêm đau khớp kiêng ăn gì?
Ngoài những thực phẩm nên ăn, người bệnh nên hạn chế ăn một số thực phẩm không tốt cho xương khớp. Vậy người bị viêm khớp kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả? Dưới đây là danh sách thực phẩm cần tránh xa.
Các loại thịt đỏ
Các loại thịt như thịt bò, thịt trâu, thịt chó, thịt dê, thịt cừu… chứa hàm lượng protein cao, nếu bệnh nhân viêm đau khớp ăn nhiều sẽ khiến các triệu chứng ngày càng tăng nặng. Protein trong thịt đỏ có thể làm mất đi một lượng canxi trong xương, kích thích sản sinh nhiều kháng nguyên tấn công khớp, làm tình trạng sưng viêm thêm trầm trọng.
Muối
Bệnh nhân bị viêm khớp nên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều muối, món ăn mặn. Bởi muối sẽ khiến cơn đau thêm trầm trọng. Đặc biệt, muối là nguyên nhân gây cản trở sự hấp thụ canxi, từ đó gây loãng xương, làm cho các tổn thương lâu lành. Ngoài ra, việc ăn mặn còn tăng nguy cơ gây cao huyết áp, suy thận…
Vì vậy, mỗi ngày bệnh nhân không nên ăn nhiều hơn 2 – 3gram muối. Những loại thực phẩm như cà muối, dưa muối, cá khô, mắm… cũng nên hạn chế ăn.
Đường, đồ ngọt
Đường có khả năng kích thích phản ứng viêm, khiến triệu chứng viêm khớp thêm nghiêm trọng, đồng thời làm chậm quá trình lưu thông máu, cản trở quá trình phục hồi tổn thương khớp. Ngoài ra, việc ăn nhiều đồ ngọt còn khiến bệnh nhân mau tăng cân, gây áp lực lên xương khớp.
Do vậy, người bệnh viêm khớp không nên ăn nhiều đồ ngọt như bánh kem, kẹo, đồ ăn vặt nhiều đường, siro, mứt, trà sữa…
Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh
Xúc xích, đồ hộp, hamburger, dăm bông, đồ chiên, xào… chứa lượng cholesterol cao, các chất bảo quản, lipit không tốt cho cơ thể. Những chất này có thể làm phát triển viêm nhiễm, gây đau nhức, cản trở quá trình phục hồi tổn thương và khiến triệu chứng viêm khớp bùng phát mạnh hơn.
Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn làm chậm tốc độ lưu thông máu, ảnh hưởng đến hệ tim mạch, dễ gây tăng cân.
Gia vị cay
Người bệnh viêm khớp cũng cần hạn chế ăn các gia vị cay như ớt, tiêu, mù tạt… Bởi chúng có thể gây cảm giác nóng, kích thích phản ứng viêm và đau nhức.
Đồ uống có cồn, chất kích thích
Sử dụng bia, rượu, đồ uống có cồn, chất kích thích… thường xuyên sẽ ngăn cản quá trình phục hồi tổn thương khớp và hình thành xương. Đồng thời, nhóm thực phẩm này có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị. Vì vậy, người bệnh viêm đau khớp nên kiêng đồ uống có cồn, nếu sử dụng chỉ nên dùng khoảng 2 ly nhỏ mỗi ngày.
Cà phê
Cà phê chứa lượng cafein cao có thể làm giảm mật độ xương, khiến xương khớp yếu dần. Cứ dùng 100mg cà phê thì cơ thể mất khoảng 6mg canxi.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tránh những thực phẩm chứa lượng cafein lớn như ca cao, trà đặc… Hoặc đồ uống có ga.
Những lưu ý trong việc viêm đau khớp nên ăn gì, kiêng gì?
Bên cạnh việc viêm đau khớp nên ăn gì, kiêng gì, trong quá trình xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
-
Lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
-
Trước khi chế biến cần sơ chế sạch sẽ để tránh ngộ độc, ảnh hưởng sức khỏe.
-
Ăn chín, uống sôi, ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa.
-
Hạn chế sử dụng nhiều dầu trong quá trình chế biến món ăn. Nên ăn những món luộc, nấu ít gia vị.
-
Không nên ăn thực thực phẩm, món ăn theo quan niệm dân gian khi chưa có kiểm chứng.
-
Uống nước thường xuyên và đầy đủ, tạo môi trường thuận lợi để cơ thể trao đổi chất, bôi trơn khớp.
-
Có lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, không để căng thẳng, stress kéo dài.
-
Kiểm soát cân nặng hợp lý để tránh tạo áp lực lên các khớp.
-
Tập thể dục thường xuyên để tăng độ dẻo dai cho xương khớp, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
-
Thăm khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe.
Ngoài ra, song song với việc ăn uống hợp lý, người bệnh viêm đau khớp cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, lựa chọn loại thuốc chữa viêm đau khớp theo kê đơn của bác sĩ để bệnh mau chóng bị đánh bay. Trên đây là thông tin về vấn đề bệnh viêm đau khớp nên ăn gì, kiêng gì. Qua danh sách những thực phẩm trên đây, hy vọng bệnh nhân đã xây dựng được chế độ ăn uống khoa học, mau chóng khỏi bệnh.
Nếu bạn vẫn chưa tìm được thực đơn dinh dưỡng phù hợp, hãy để chuyên gia xương khớp của chúng tôi tư vấn MIỄN PHÍ.