Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh có tên khoa học là Cradle Cap, bệnh lý này thường biến mất sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên với những trường hợp không có cải thiện, phụ huynh buộc phải thực hiện các biện pháp để khắc phục.
Tìm hiểu về viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh (Cradle Cap) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng da xuất hiện những vảy màu vàng, mảng tróc, da khô và đỏ rát. Các triệu chứng chủ yếu xuất hiện ở đầu, tuy nhiên viêm da tiết bã cũng có thể phát sinh ở tai, vùng bẹn, mũi và lông mày.
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân cụ thể gây ra viêm tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh chưa được xác định. Tuy nhiên các chuyên gia khẳng định bệnh lý này không phải do lây nhiễm hay do vệ sinh không đúng cách.
2. Yếu tố rủi ro
Mặc dù nguyên nhân cụ thể chưa được xác định nhưng một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này, ví dụ như:
Bị viêm da tiết bã ở mặt chàng trai trẻ lấy lại tự tin chỉ sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc quý
Sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang, tình trạng viêm da tiết bã ở mặt của người nhân viên giao hàng Nguyễn Đỗ Đức Sang (22 tuổi, ở Tân Bình) đã thuyên giảm đến 95%, không còn ngứa ngáy khó chịu như trước.
Xem ngay
- Tuyến mồ hôi của trẻ bị rối loạn, dẫn đến tình trạng dầu bị tiết ra quá nhiều.
- Di truyền hormone từ cơ thể mẹ sang trẻ. Hormone này kích thích dầu sản sinh và gây ra bệnh viêm tiết bã nhờn.
- Nấm Malassezie cũng có thể là yếu tố khiến tuyến dầu hoạt động quá mức, dẫn đến các bệnh ngoài da – trong đó có viêm da tiết bã nhờn.
- Một số trẻ có người thân trong gia đình mắc những bệnh lý da liễu như chàm, viêm da dị ứng, vẩy nến,… có nguy cơ cao mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn khi còn nhỏ.
- Viêm da tiết bã nhờn cũng có thể là hệ quả do quá trình không dung nạp sữa, dị ứng thời tiết hoặc kích ứng với tác nhân bên ngoài.
3. Triệu chứng
Các triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ từ 2 tuần đến 12 tháng tuổi. Triệu chứng tập trung chủ yếu ở da dầu, thỉnh thoảng xuất hiện ở tai, mũi và vùng bẹn.
Các triệu chứng đặc trưng của viêm da tiết bã nhờn:
- Da có nếp gấp, nếp nhăn (xuất hiện chủ yếu ở sau mang tai và cổ).
- Da đỏ, khô.
- Da có vảy, khô và có những mảng da bong.
Triệu chứng do viêm da tiết bã nhờn gây ra tùy thuộc vào từng trường hợp. Một số trẻ có thể gặp phải những biểu hiện nặng nề hơn, gây khó chịu và kích ứng da. Tuy nhiên phần lớn các triệu chứng của bệnh lý này đều không gây ngứa.
Chẩn đoán viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh
Để chẩn đoán viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ quan sát tình trạng da và những biểu hiện lâm sàng. Với bệnh lý này, bác sĩ sẽ không yêu cầu thực hiện bất cứ xét nghiệm nào.
Điều trị viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh có thể biến mất trong khoảng vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên ở một số trẻ, việc không điều trị có thể khiến triệu chứng lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, phụ huynh cần thực hiện những biện pháp khắc phục ngay khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn.
1. Vệ sinh đúng cách
Mặc dù viêm da tiết bã ở trẻ không phải là hệ quả do vệ sinh sai cách, tuy nhiên việc làm sạch da đều đặn sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đáng kể.
Bạn nên sử dụng những loại dầu gội, sữa tắm nhẹ dịu để làm sạch dầu thừa trên da. Từ đó làm giảm tình trạng đỏ rát, đồng thời cải thiện những mảng da khô và bong tróc.
Cần vệ sinh cho trẻ mỗi ngày từ 2 – 3 lần/ ngày. Nếu bạn không lựa chọn được sản phẩm thích hợp, hãy chủ động trao đổi bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
2. Dưỡng ẩm da
Để hạn chế tình trạng da bong tróc, bạn nên dưỡng ẩm cho trẻ mỗi ngày. Vì làn da trẻ mỏng và nhạy cảm nên cần thận trọng khi sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm.
Bạn có thể dùng Vaseline hoặc dùng những nguyên liệu thiên nhiên như dầu ô liu, dầu dừa để cải thiện viêm da tiết bã nhờn ở trẻ.
Nếu trẻ bị viêm da tiết bã ở đầu, bạn nên dùng lược chải để loại bỏ các mảng bong trước khi dưỡng ẩm. Cần chú ý sử dụng lược có lông mềm nhằm hạn chế tình trạng trầy xước da.
3. Sử dụng thuốc
Nếu da của trẻ có dấu hiệu bị viêm, bác sĩ có thể yêu cầu phụ huynh dùng những loại kem bôi da hydrocortisone để cải thiện. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng khi có yêu cầu từ bác sĩ. Sử dụng hydrocortisone dài ngày có thể gây mỏng và kích ứng da.
Trong trường hợp nghi ngờ trẻ bị viêm da tiết bã do nhiễm nấm, bác sĩ có thể kê toa thuốc bôi có chứa Ketoconazole.
Khác với người trưởng thành, làn da của trẻ sơ sinh thường mỏng và nhạy cảm. Vì vậy việc sử dụng thuốc cho những đối tượng này thường không được khuyến khích. Phụ huynh chỉ dùng thuốc trong trường hợp có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Phòng ngừa viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh
Sau khi điều trị viêm da tiết bã nhờn, bạn nên chủ động thực hiện những biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tái phát.
Các biện pháp ngăn ngừa viêm da tiết bã nhờn tái phát:
- Gội đầu và tắm rửa cho trẻ thường xuyên. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết tần suất tắm cho trẻ ở từng độ tuổi.
- Chỉ tắm trong khoảng 10 – 15 phút, sau khi tắm cần lau khô cho trẻ ngay. Tắm quá lâu có thể khiến da khô và bong tróc.
- Thận trọng khi sử dụng những sản phẩm có chứa gluten hoặc sữa. Trẻ nhỏ có thể không dung nạp những thực phẩm này và phát sinh tình trạng viêm da tiết bã.
- Dưỡng ẩm cho trẻ mỗi ngày bằng các tinh dầu tự nhiên hoặc sản phẩm dịu nhẹ.
- Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho trẻ.
- Thường xuyên thay tã và giữ cho khu vực sử dụng tã khô thoáng, sạch sẽ. Nên lựa chọn những loại tã có chất liệu mềm để tránh tình trạng ma sát và gây kích ứng da.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!