Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý cấp tính, xảy ra khi dịch khớp hoặc mô quanh khớp bị vi khuẩn (vi trùng). Bệnh có thể điều trị dứt điểm bằng thuốc kháng sinh và hút dịch khớp nếu phát hiện sớm, đồng thời nên bổ sung sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng xương khớp để phòng ngừa tái phát.

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn gây sưng đau và đỏ quanh khớp

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?

Viêm khớp nhiễm khuẩn (viêm khớp nhiễm trùng) là tình trạng nhiễm trùng ở dịch khớp và các mô khớp do vi khuẩn từ bên ngoài hoặc từ một vị trí bất kỳ trong cơ thể xâm nhập và khu trú tại dịch khớp gây ra phản ứng viêm. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở khớp gối, tuy nhiên khớp hông và khớp vai cũng là những vị trí có thể chịu ảnh hưởng.

Trong hầu hết trường hợp, bác sĩ chỉ cần kê đơn thuốc kháng sinh hoặc hút phần dịch bị viêm ra khỏi khớp là sẽ giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, đối với người bệnh bị nhiễm trùng khớp lâu ngày khiến sụn và xương dưới sụn bị tổn thương nặng thì cần một liệu trình điều trị chuyên biệt mới khắc phục được.

Tiên lượng của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Trong trường hợp bắt đầu điều trị đúng lúc và bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh kịp thời thì tiên lượng sẽ rất khả quan. Nếu không, nó có thể tiến triển thành nhiễm trùng xương (viêm tủy xương) hoặc để lại di chứng gây tổn thương xương khớp, ảnh hưởng tới khả năng vận động, thậm chí tàn phế

Những dấu hiệu nhận biết khớp bị nhiễm khuẩn

Khi bị viêm khớp nhiễm trùng, người bệnh sẽ có cảm giác vô cùng khó chịu và gặp khó khăn khi cử động khớp bị viêm. Tuy nhiên, để thêm phần chắc chắn là khớp bị nhiễm trùng hay không, bạn cần xác nhận thêm một số dấu hiệu sau đây:

  • Xung quanh khớp bị sưng đỏ và sờ vào thấy ấm nóng.

  • Đau khớp dữ dội, thường tập trung ở 1 khớp và xảy ra đột ngột.

  • Ớn lạnh và sốt.

  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

Viêm khớp nhiễm khuẩn thường tiến triển nhanh chóng (chỉ trong vài ngày), thế nên bạn cần phải đến bệnh viện kiểm tra ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào kể trên. Điều trị viêm khớp nhiễm trùng sớm sẽ bảo toàn được chất lượng sụn khớp, tránh tổn thương gây đau nhức và biến chứng xương khớp nguy hiểm về sau.

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp nhiễm khuẩn

Khớp bị viêm do nhiễm khuẩn từ 2 con đường: Một là vi khuẩn, virus ở một vị trí nào đó của cơ thể theo dòng máu di chuyển đến khớp và hai là vi khuẩn bên ngoài môi trường xâm nhập trực tiếp vào khớp thông qua vết thương hở hoặc trong khi phẫu thuật. Trong đó, tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus thường khu trú ở da và mũi người là tác nhân chính gây viêm khớp.

Vi khuẩn xâm nhập gây viêm khớp

Vi khuẩn theo máu xâm nhập và tấn công khớp gây viêm 

Ở những người trưởng thành (có quan hệ tình dục), ngoài tụ cầu vàng thì Neisseria Gonorrhoeae – vi khuẩn lậu cầu được xem là nguyên nhân phổ biến nhất. 

Rối loạn hệ miễn dịch là cơ chế bệnh sinh gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn. Khi vi khuẩn xâm nhập vào khớp, cấu trúc màng vi khuẩn gần giống với cấu trúc của màng hoạt dịch khớp sẽ khiến hệ miễn dịch bị nhận nhầm “kẻ thù”. Thay vì chỉ chống lại các vi khuẩn, các kháng thể lại tấn công luôn màng hoạt dịch của khớp, dẫn đến viêm khớp nhiễm khuẩn và gây đau nhức nhanh chóng.

 

Viêm màng hoạt dịch: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa Viêm màng hoạt dịch: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

Viêm màng hoạt dịch khiến các khớp như khớp háng, khớp đầu gối, khớp vai… sưng tấy và đau nhức dai dẳng. Tình trạng viêm kéo dài không chỉ làm giảm chất lượng dịch khớp mà còn bào mòn…

Chi tiết

Đối tượng có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm trùng cao

Những trường hợp dưới đây là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn cao hơn:

  • Người mắc các bệnh lý xương khớp mãn tính như viêm khớp, bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, lupus…

  • Người mới phẫu thuật khớp hoặc thay khớp nhân tạo do chấn thương hoặc thoái hóa khớp.

  • Người đang dùng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp vì các loại thuốc này có thể ức chế hệ thống miễn dịch.

  • Người bị vẩy nến hoặc chàm có da mỏng và khó lành khi bị thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể.

  • Người có sức đề kháng yếu, nhất là người bị tiểu đường, bệnh gan hoặc thận, khả năng nhiễm khuẩn cao.

  • Người bị thương ở vùng xung quanh khớp như vết cắt, vết đâm thủng da… khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào khớp.

  • Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (đặc biệt là bệnh lậu) hoặc thường xuyên tiêm chích ma túy.

Không phải ai thuộc những trường hợp này đều sẽ bị viêm khớp nhiễm khuẩn, nhưng nguy cơ mắc căn bệnh này sẽ cao hơn người khỏe mạnh bình thường. Bởi vậy, nếu thuộc nhóm đối tượng kể trên, bạn hãy cảnh giác với viêm khớp nhiễm trùng khi thấy đau nhức khớp, sưng khớp, mệt mỏi và sốt.

Biến chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn 

Khớp bị nhiễm khuẩn, nếu phát hiện sớm có thể chữa trị dứt điểm và ngăn chặn vi khuẩn phá hủy sụn khớp. Nhưng nếu điều trị chậm trễ, viêm khớp nhiễm trùng có thể dẫn đến thoái hóa khớp và tổn thương khớp vĩnh viễn. 

Dấu hiệu viêm khớp nhiễm trùng

Viêm khớp nhiễm trùng có thể biến chứng thành thoái hóa khớp, làm suy giảm chức năng vận động nếu không được điều trị đúng lúc

Trong trường hợp khớp bị hư tổn nghiêm trọng, phải phẫu thuật thay khớp. Do đó, đừng chủ quan khi thấy khớp sưng đau bất thường – bởi rất có thể bạn đang bị viêm khớp nhiễm khuẩn.

Chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn

Để xác định viêm khớp nhiễm khuẩn, bác sĩ thường thực hiện một số xét nghiệm dưới đây:

Xét nghiệm máu

Làm xét nghiệm máu để xác định xem máu có dấu hiệu nhiễm trùng hay không? Nếu máu bị nhiễm trùng thì xuất phát từ đâu và khớp bị viêm có phải do virus, vi khuẩn theo dòng máu di chuyển đến không? Các kỹ thuật xét nghiệm máu thường áp dụng để chẩn đoán viêm khớp là xét nghiệm tốc độ lắng máu, cấy máy, công thức máu.

Tìm hiểu về viêm khớp nhiễm khuẩn

Các xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định khớp có bị nhiễm không và con đường virus xâm nhập gây viêm khớp là gì?

Xét nghiệm dịch khớp

Một lượng chất lỏng (dịch khớp) ở vị trí khớp bị viêm sẽ được lấy ra để phân tích. Nếu bị nhiễm khuẩn, dịch khớp sẽ có sự biến đổi về đổi màu sắc, độ đặc, thể tích và thành phần. Quan trọng hơn, kết quả xét nghiệm dịch khớp có thể giúp bác sĩ biết cụ thể loại vi khuẩn gây viêm khớp là gì, từ đó kê đơn thuốc và đưa ra cách loại bỏ vi khuẩn khỏi khớp hiệu quả.

Các xét nghiệm hình ảnh

Chụp X-quang tại phổi và khớp, chụp cộng hưởng từ hoặc CT Scan khớp sẽ giúp bác sĩ tìm ra ổ nhiễm trùng và đánh giá chi tiết tổn thương của khớp và để chắc chắn rằng, ngoài nhiễm khuẩn, khớp không mắc phải bất kỳ vấn đề nào khác.

Tổng hợp kết quả các xét nghiệm, bác sĩ sẽ có đánh giá tổng quan về tình trạng khớp bao gồm: Phạm vi viêm nhiễm, mức độ tổn hại sụn và xương dưới sụn, loại vi khuẩn gây viêm… Nhờ đó, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp chữa viêm khớp nhiễm khuẩn hiệu quả nhất cho từng đối tượng.

Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Phương pháp điều trị viêm khớp nhiễm trùng hiệu quả đang được áp dụng hiện nay là kết hợp uống thuốc kháng sinh mạnh và hút dịch khớp bị nhiễm trùng ra khỏi khớp:

Uống thuốc kháng sinh

Tùy vào loại vi khuẩn gây viêm, bác sĩ sẽ kê một loại kháng sinh đặc hiệu. Thông thường, mỗi người sẽ mất từ 4 – 6 tuần điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Hút dịch khớp nhiễm trùng

Việc hút dịch khớp có thể phải tiến hành mỗi ngày. Dựa trên lượng dịch khớp tích tụ nhiều hay ít, bác sĩ có thể dùng kim để hút hoặc chọc hút nội soi (một số trường hợp phải phẫu thuật hở để dẫn lưu dịch khớp). 

Trường hợp sụn và xương dưới sụn bị tổn thương 

Vi khuẩn, virus khu trú ở màng hoạt dịch lâu ngày, không chỉ gây viêm mà còn xâm nhập và phá hủy sụn và xương dưới sụn khiến khớp bị hư tổn. Lúc này, ngoài việc kiểm soát hoạt động của vi khuẩn, phương pháp điều trị còn cần hướng đến mục tiêu phục hồi những tổn thương ở sụn, xương dưới sụn.

JEX thế hệ mới với các tinh chất quý từ thiên nhiên như: Eggshell Membrane (chiết xuất màng vỏ trứng), Collagen Type 2 & Collagen Peptide đặc trị, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…được xem là sản phẩm ưu việt giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn nhờ tác động “trúng đích” vào cơ chế bệnh sinh:

  • Ngăn chặn sản sinh các yếu tố gây viêm như TNFα, IL-1,2,6, interferon gamma… và những tự kháng thể kháng màng hoạt dịch và sụn khớp.

  • Kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản (chất nền) để tái tạo sụn và xương dưới sụn, tăng cường chất lượng dịch khớp. Nhờ đó tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, hạn chế tối đa tổn thương và biến chứng khớp về sau. 

Jex thế hệ mới

JEX thế hệ mới giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn an toàn, hiệu quả

Một số câu hỏi thường gặp về viêm khớp nhiễm khuẩn?

Viêm khớp nhiễm khuẩn mất bao lâu để chữa lành?

Khoảng thời gian để bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn lành hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nhiễm trùng và sức khỏe tổng thể của bạn. Bạn có thể phải dùng thuốc kháng sinh trong vài tuần để loại bỏ vi khuẩn nhưng có thể mất nhiều thời gian hơn để khớp của bạn hoàn toàn lành lại nếu nhiễm trùng gây ra tổn thương nghiêm trọng cho khớp của bạn và các mô mềm xung quanh.

Viêm khớp nhiễm khuẩn có tự khỏi không?

Viêm khớp nhiễm khuẩn không thể tự khỏi vì nó là một bệnh nhiễm trùng. Nhiễm trùng do vi khuẩn cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

 

Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, hãy đến các cơ sở y tế để được khám và xét nghiệm tìm ra nguyên nhân chính xác nhất hoặc loại vi khuẩn đang gây ra tình trạng viêm khớp, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất để loại bỏ vi khuẩn cũng như phục hồi các vùng khớp bị tổn thương.

Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể phòng ngừa không?

Mặc dù không phải tất cả các trường hợp viêm khớp nhiễm trùng đều có thể phòng ngừa được, nhưng có một số điều bạn có thể thực hiện một số cách để làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn khớp.

 

Đảm bảo vết cắt và vết thương không bị nhiễm trùng: Nếu bạn có vết cắt hoặc vết thương trên da, hãy giữ sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Nếu bạn đang có dấu hiệu nhiễm trùng – chẳng hạn như đỏ, nóng và / hoặc mủ trong hoặc xung quanh vết thương hãy tham khảo ý kiến của các y bác sĩ.

 

Cố gắng kiểm soát tốt các bệnh mãn tính: Nếu bạn có một tình trạng sức khỏe mãn tính như tiểu đường hoặc AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải), hãy cố gắng kiểm soát tình trạng của bạn tốt nhất có thể để giữ sức khỏe.

 

Thực hành tình dục an toàn: Luôn tuân thủ các thực hành tình dục an toàn, chẳng hạn như luôn sử dụng bao cao su hoặc miếng dán nha khoa và nói chuyện với đối tác tình dục của bạn về bạn tình trước đây và tiền sử STI (nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục).

 

Không lạm dụng thuốc: Sử dụng thuốc dạng tiêm có thể gây nhiễm trùng. Chỉ dùng thuốc theo quy định của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn. Ngoài ra người bệnh cũng không nên tự sử dụng các loại thuốc kháng sinh vì có thể gây ra tình trạng lờn thuốc khiến việc điều trị vi khuẩn trở nên khó khăn.

 



Chia sẻ :


Rate this post

Viết một bình luận