Viện Nghiên cứu Hải sản

General Information

Author:

Issued date: 02/07/2007

Issued by:

Content

Author:Issued date: 02/07/2007Issued by:

Nhiều loài cá thực hiện những hành trình di cư rất dài qua các đại dương. Một số loài thậm chí di cư qua lại giữa sông và biển. Tai sao cá di cư, và làm thế nào chúng có thể tự tìm đường? Cá di cư vào sông và qua biển để đến các những vùng dinh dưỡng của mình. Trong thời kỳ sinh sản, cá lại di cư về các bãi đẻ, vì những chú cá non nhất phải được nở ra trong những vùng nước lặng gió trong vùng hồ hoặc lòng sông.

Tại sao di cư? Cá di cư để tìm thức ăn hoặc những địa điểm sinh sản. Rất nhiều cá sống bằng sự phát triển theo mùa của các vi tảo và vi sinh vật, gọi là phù du dinh vật, hoặc ăn những loài nhỏ hơn, loài cá ăn phù du sinh vật. Trong mùa sinh sản, một số loài di cư đến những bãi đẻ để đẻ trứng. Các bãi đẻ ở xa các bãi thức ăn vì cá non có nhu cầu thức ăn khác với cá trưởng thành. Khoảng cách này cũng làm giảm đi nguy cơ những con cá trưởng thành sẽ ăn chính những con cá non của chúng.

Tính thích nghi của loài cá di cư: Loài cá di cư phải tự thích nghi để di chuyển giữa các dòng sông nước ngọt và những đại dương nước mặn. Trong vùng nước ngọt, chất lưu dẫn trong cơ thể của cá có độ mặn cao hơn độ mặn của nước trong vùng nước cá đang bơi. Do đó, nước thấm qua da cá tạo nên sự cân bằng về độ mặn giữa chất lưu dẫn trong cơ thể cá và chất nước bên ngoài ít mặn hơn. Quá trình này chính là sự thẩm thấu. Cá nước ngọt duy trì mật độ chất lưu dẫn trong cơ thể thông qua sự đào thải lượng nước dư thừa như nước tiểu loãng để ngăn không cho cơ thể cá bị úng nước.

Không giống như nước ngọt, nước biển có độ mặn cao hơn chất lưu dẫn trong cơ thể của hầu hết các loài cá, nên quá trình thẩm thấu diễn ra theo chiều ngược lại. Cá không hút nước qua da mà bị mất nước qua da. Để tránh bị mất nước (bị khô), cá uống nước biển nhưng phải đào thải muối ra ngoài như nước tiểu đậm đặc. Bất kỳ loài cá nào di chuyển theo hướng dòng chảy từ sông ra biển đều phải trải qua trạng thái chuyển đổi từ nước ngọt sang nước mặn thông qua sự thẩm thấu ngược. Loài cá hồi trout và salmon là số ít các lài cá có khả năng sống sót trong cả hai loại nước.

Di cư sông: Hầu hết các loài cá di cư di chuyển từ đại dương này sang đại dương khác, nhưng có một số loài di cư từ sông ra biển. Ví dụ, loài cá hồi brown trout mỗi mùa xuân lại bơi theo dòng sông ra biển ăn. Cá di cư từ vùng nước ngọt sang vùng nước mặn phải thích nghi với sự thay đổi. Nhưng lượng thức trong biển dồi dào hơn rất nhiều đã khiến chúng lớn gấp đôi những loài cá nước ngọt. Loài cá hồi brown trout quay trở về sông để đẻ trứng (sinh sản) vì trứng của chúng phải được sinh ra trong vùng nước ngọt nông.

Di cư ra biển: Loài cá hồi Salmon khi di chuyển định hướng bằng mùi. Mỗi chú cá nhớ một mùi của dòng sông nơi nó sinh ra. Khi di chuyển qua đại dương trở về con sông sinh sản, con cá sẽ tìm thấy đường của nó một cách hoàn toàn bản năng vì mùi vị thân quen càng gần càng trở nên rõ rệt. Loài cá hồi Sea trout cũng sử dụng khứu giác để định hướng khi di cư, nhưng chúng không có khả năng theo đuổi một loại mùi như loài cá ngừ Salmon. Nếu một con cá hồi Sea trout di cư bị đánh bắt vào giữa chuyến hành trình rồi được mang về nhà và sau đó lại được thả ra, thì nó sẽ bị lạc đường.

Di cư của cá hồi Salmon: Cá hồi Salmon được sinh ra trong vùng nước ngọt nhưng dành một nửa quãng đời trưởng thành sống và ăn ngoài biển. Một số cá hồi salmon di chuyển hàng nghìn dặm qua đại dương để đến dòng sông đẻ trứng. Sự di cư ngược dòng sông về các bãi đẻ chỉ xảy ra một lần trong đời của hầu hết cá hồi salmon. Khi đến tuổi sinh sản, cá hồi salmon di cư hàng nghàn dặm để các bãi đẻ trứng. Một khi chúng đã về đến cửa sông, chúng tụ lại trong vùng nước lợ (nước hơi mặn) và đợi con nước lớn đưa chúng ngược lên dòng sông.

Hành trình ngược dòng sông có thể mất vài tháng. Những chú cá thường phải băng mình qua những thác nước và vách dốc để đến những con suối cạn đẻ trứng. Vì cá hồi salmon không ăn ở vùng nước ngọt, nên chúng bị mất 40% khối lượng cơ thể vào thời gian đẻ trứng và thụ tinh cho trứng. Hầu hết chúng đều chết sau đó.

Key Facts:

Sự di cư của cá chình: hàng thế kỷ nay, người ta biết rất ít về tập tính sinh sản của loài cá chình Châu Âu (European eels). Những con cá chình non bơi ngược dòng sông nơi chúng đang lớn dần lên thành cá trưởng thành. Chúng ăn trong vùng nước ngọt trong vài năm trước khi thành thục sinh dục, và khi đã thành thục rồi chúng bắt đầu bơi xuôi theo dòng sông về biển. Khi chúng về đến biển, thì người ta không thể theo dõi được chúng nữa. Một nghiên cứu kéo dài nhiều năm đã xác định được rằng, một khi cá chình rời sông là chúng di cư đến bãi đẻ trứng hoặc sinh sản. Hành trình di cư mang chúng đi xa 3.700 dặm từ bờ biển Châu Âu sang Biển Sargasso, một vùng nước yên tĩnh ở Biển Bắc phía Đông Bắc các đảo thuộc tây Ấn Độ và các vùng lân cận.

Làm thế nào cá chình tìm được đường đến các bãi đẻ vẫn còn là một bí ẩn. Vì loài chim dường như di cư theo từ trường của trái đất, nên một số nhà khoa học cũng tin rằng loài cá chình cũng làm như vậy. Nói cách khác, chúng bị ảnh hưởng mạnh bởi những thay đổi trong nhiệt độ, áp suất, hoặc mùi vị của nước biển, những yêu tố giúp chúng di chuyển. Chúng đẻ trứng trong vùng nước ấm (68 độ) ở độ sâu hơn 1.000 feet; Biển Sargasso là một trong số ít khu vực trên thế giới có điều kiện phù hợp như thế.

Vì bọn cá trưởng thành không ăn trong suốt sáu tháng hành trình, nên chúng chết sau khi đẻ trứng. Trứng nở ra thành những ấu trùng hình lá và chầm chậm trôi về phía đông cùng với các dòng chảy, và hai năm sau thì đến được bờ biển của Châu Âu. Khuynh hướng di cư bản năng thật mạnh mẽ khiến cho loài cá chình có thể di cư ngang qua đất liền nếu cần thiết.

Theo dõi quá trình di cư: Sự di cư của cá vẫn còn nhiều bí ẩn nhưng nhờ có những tiến bộ về công nghệ nên các nhà khoa học có thể theo dõi những chú cá đã dễ dàng hơn. Quá trình theo dõi được thực hiện thông qua việc sử dụng các thiết bị truyền dẫn. Người ta sử dụng loại thiết bị truyền dẫn tuỳ theo địa điểm và loại cá được theo dõi. Một phương pháp thông thường để theo dõi cá là gắn những thiết bị thuỷ âm lên trên mình cá hoặc đưa vào sâu trong thân cá. Thiết bị này phát ra những tần số sóng siêu âm mà sau đó có thể chuyển đổi thành những âm thanh mà loài người nghe được.

Những tín hiệu được theo dõi hoặc từ trên tàu hoặc bên bờ sông, và thường dao động trong khoảng tối đa nửa dặm. Những thiết bị theo dõi như thế giúp các nhà khoa học những hiểu biết sâu hơn về sự di cư của cá. Nhiều công việc theo dõi đòi hỏi phải theo sát cá bằng tàu, nhưng người ta đã phát minh ra máy điện toán và các thiết bị tự động hoá khác khiến cho việc thu thập thông tin trở nên dễ dàng hơn.

D.H dịch

Nguồn: http://ladywildlife.com/animal/fishmigration.html

Download

Rate this post

Viết một bình luận