Vĩnh Phúc có gì chơi?

Vĩnh Phúc luôn là điểm đến mơ ước của nhiều tín đồ đam mê xê dịch bởi khung cảnh thiên nhiên nhiên tuyệt đẹp, những địa danh du lịch mang một vẻ đẹp xanh của mây trời, kỳ vĩ và hoang vu rừng núi, lành lạnh sương khói, dịu dàng sông nước mênh mông. Trải nghiệm những cảnh đẹp mỹ lệ tại Vĩnh Phúc, sẽ đưa cho bạn từ ngạc nhiên này cho đến ngạc nhiên khác với những khoảng khắc tuyệt vời khi được hòa mình vào không gian kỳ vỹ của những thắng cảnh, địa điểm du lịch nổi bật tại vùng đất này. Vĩnh Phúc có gì chơi? Cùng khám phá ngay những địa điểm du lịch nổi tiếng dưới đây để giúp bạn sắp xếp được lịch trình hợp lý trong hành trình du lịch Vĩnh Phúc sắp tới nhé.

2

Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức – Vĩnh Phúc

Những ngày đầu xuân, mọi người thường tìm về chốn tâm linh để cầu mong may mắn, sức khỏe đó là một nét văn hóa tín ngưỡng đã ăn sâu vào đời sống tinh thần mỗi người, còn với chúng mình đến Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức (thuộc xã Đồng Quế, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) để tìm kiếm sự thanh tịnh trong tâm hồn.

Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức - Vĩnh PhúcThiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức - Vĩnh Phúc

Theo sử sách ghi lại thiền viện Trúc lâm Tuệ Đức thuộc dòng thiền viện chính tông được được sáng lập bởi Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Thiền viện được tôn tạo trên nền móng chùa Kim Tôn, ngôi chùa cổ đã có trên 700 năm, trên một địa thế đẹp tựa núi nhìn sông, được bao quanh bởi 3 quả núi như chiếc ngai vàng bao bọc. Đây là một ngôi chùa có kiến trúc đẹp với không gian cao xanh, tĩnh mịch… đứng từ chính điện Dolly có thể nhìn thấy dòng sông Lô uốn lượn, dưới chân núi là hồ Bò Lạc xanh biếc lung linh bóng núi…

Với sự phát triển không ngừng của phật giáo và nhu cầu tín ngưỡng của người dân địa phương và du khách gần xa, Thiện viện là nơi tâm linh linh thiêng mà các phật tử lui đến để hòa mình trong không khí tâm tĩnh của ngôi Thiền viện bên cạnh dòng sông Lô.

3

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên – Vĩnh Phúc

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên chính là một trong các điểm du lịch Vĩnh Phúc không thể bỏ qua cho những ai muốn tìm về sự yên tĩnh và thanh tịnh. Nơi đây thuộc khu vực xã Đại Đình, huyện Tam Đảo được biết đến như nơi khởi thủy của Phật giáo Việt Nam và cũng là một trong ba ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. Thiền viện tọa lạc giữa sườn núi cao, được bao quanh bới bốn bề núi non mây trời cây cỏ. Từ trên cao nhìn xuống là chính toàn cảnh sương mù che khuất trong núi rừng, bên dưới là từng lớp ngôi nhà, kế bên là những cánh đồng bạt ngàn vô cùng đẹp và thơ mộng.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên - Vĩnh PhúcThiền viện Trúc Lâm Tây Thiên - Vĩnh Phúc

Du khách đến đây không chỉ để thưởng lãm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hít thở thiên nhiên trong lành, chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo mà còn tìm về với sự thanh tịnh, tịch lạc vào tâm hồn. Đứng giữa chốn thần tiên thoát tục, sẽ khiến cho lòng bạn nhẹ nhõm và được thoát khỏi những điều lo toan ben chen của đời thường.

4

Tháp Bình Sơn – Vĩnh Phúc

Thời Lý- Trần, ở Vĩnh Phúc đã có nhiều tháp, là một bộ phận công trình nghệ thuật quan trọng của chùa. Cùng với chùa, tháp là nơi thờ Phật có tính chất tưởng niệm và là nơi để hài cốt các nhà sư.Các tầng của tháp tượng trung cho từng bước tu hành để lên cõi Niết Bàn của các phật tử.

Tháp Bình Sơn - Vĩnh PhúcTháp Bình Sơn - Vĩnh Phúc

Trong số tháp còn lại hiện nay chỉ có tháp Bình Sơn là cao nhất. Tương truyền tháp cao 15 tầng, trên nóc tháp có một hình khối búp sen chưa nở bằng đất nùng, tọa cho thân tháp một dáng vươn lên khá đẹp. Hiện nay tháp chỉ còn lại 11 tầng tháp và 1 tầng bện,tất cả cao 16,5 m. Tháp hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn.Cạnh cửa thâng dưới cùng là 4,45m, cạnh của 1.55m.

Bên ngoài tòa tháp được ốp một lớp gạch vuông, mỗi cạnh dài 0,46m, phủ kín thân tháp. Mặt ngoài của mỗi viên gạch ốp đều được trang trí hoa văn rất phong phú như hoa chanh, hình lá đề, sư tử vờn cầu, rồng uốn khúc … Có viên gạch được khắc một hình trang trí, có hình lại do 2 viên hoặc 4 viên ghép lại mới thành. Đường nét trang trí ở đây rất tinh tế, phóng khoáng, hình dáng chắc khỏe, mang đầy sinh khí của nghệ thuật dân tộc thời kỳ phong kiến tự chủ cường thịnh thời Lý – Trần (thế kỷ XII – XIII).

Chân tháp có nhiều vành đai sen chồng lên nhau làm cho khách tma quan có cảm tưởng như tòa tháp được mọc lên từ một bông sen lớn. Tháp Bình Sơn là điểm đến được nhieuf du khách lựa chọn tham quan mõi khi du lịch Vĩnh Phúc

5

Đền thờ Hai Bà Trưng – Vĩnh Phúc

Để tưởng nhớ công lao to lớn của Hai Bà Trưng nên đền thờ Hai Bà đã được lập ở nhiều tỉnh thành, tuy nhiên quy mô và lâu đời nhất phải kể đến đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, Mê Linh, bởi đây là nơi lưu lại dấu tích của Hai Bà thời thơ ấu đến khi phất cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định Đô.

Đền thờ Hai Bà Trưng - Vĩnh PhúcĐền thờ Hai Bà Trưng - Vĩnh Phúc

Đến đền thờ Hai Bà Trưng vào những ngày cuối tháng 6, không gian nơi đây thật bình yên và thanh tịnh, vì đi không phải ngày lễ hội nên đền khá vắng khách tham quan. Theo lời của anh hướng dẫn viên thì đền được xây dựng nằm trên lưng con voi trắng quỳ chầu một hồ nước thiêng, hiện trong khuôn viên vẫn còn vết tích như ao mắt voi, vòi voi và hồ ao bàng tức ao voi Bà Trưng (nghe nói bên ao này trước đây có cây bàng rất lớn, thủa bình sinh hai Bà thường cho voi tắm ở đây), cạnh đó là đường kéo quân của hai Bà xưa kia chạy vòng trước đền.

Phía trước đền là sân rộng được lát bằng đá phiến. Giữa sân có dựng hòn đá khắc lời thề của Hai Bà Trưng khi làm lễ tế cờ, hai bên sân là 18 cỗ voi đá đặt ngay ngắn, thành hai hàng hai bên hướng vào giữa sân, tượng trưng cho voi của 18 đời vua Hùng. Trong đền còn có khu đền thờ thân mẫu Hai Bà, thờ ông Thi Sách, nhà lưu niệm…

6

Đền Phú Đa – Vĩnh Phúc

Đền Phú Đa được xây dựng trên cánh đồng xóm Giềng, xã Phú Hoa, huyện Tiên Phong, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Đền có thờ “Lãng Phương hầu Nguyễn Danh Thường, nguyên là Tiên phong đặc tiến, tham mưu trung quân Đô Đốc phủ, phụ quốc Thượng tướng quân, Khâm sai kiểm sát thất thành”. Thời Lê – Trịnh, vì có công lao to lớn trong xây dựng đất nước, ông được dựng đền thờ để tưởng nhớ công lao. Trải qua thời gian và nhiều biến cố, nhưng đền Phú Đa vẫn nguyên vẹn và chưa phải tôn tạo lần nào.

Đền Phú Đa - Vĩnh PhúcĐền Phú Đa - Vĩnh Phúc

Đền Phú Đa có kiến trúc truyền thống gồm: cổng đền, đại bái, từ đường được xây dựng theo hình chữ “Tam”. Cổng đền và Đại bái thông với nhau với một khoảng sân và liên tiếp sau đó là Từ đường. Do vị trí thấp hay chịu ảnh hướng mưa lũ, đền đã được gia cố nền móng bằng đá thành gò cao hình nón vững chắc chống lụt. Rãnh thoát nước nằm giữa đại bái và từ đường được lát ba bề bằng đá xanh hình chữ U giúp nước thoát nhanh chống ngập lụt và xói mòn. Với sự công phu tỉ mỉ đó mà đền Phú Đa sừng sững giữa đất trời bao năm qua không cần tôn tạo. Đền có 2 toà tả, hữu mạc, phần lớn kiến trúc đền Phú Đa đều được bào trơn, đóng bén, gia cố kỹ càng.

7

Cụm đình Tam Canh – Vĩnh Phúc

Cụm đình Tam Canh là một trong số những ngôi đình cổ nổi tiếng của khu vực Bắc Bộ. Theo tương truyền, đình Tam Canh được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII thời Hậu Lê. Ngọc Canh, Hương Canh Tiên Canh là một trong ba ngôi đình thuộc cụm đình Tam Canh, kiến trúc đồ sộ, nghệ thuật chạm chổ tinh tế, điêu luyện, đây là những không gian nghệ thuật cổ độc đáo của vùng Bắc Bộ.

Cụm đình Tam Canh - Vĩnh PhúcCụm đình Tam Canh - Vĩnh Phúc

Hãy đến Cụm đình Tam Canh để trải nghiệm thực tế không gian nghệ thuật độc đáo, đồng thời tìm hiểu về những vét văn hóa tinh thần phong phú, sinh động của con người Việt Nam qua các giai đoạn văn hóa nhé.

8

Chùa Hà Tiên – Vĩnh Phúc

Chùa Hà Tiên (thường được gọi là chùa Hà), thuộc xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa nằm ngay bên Quốc lộ 2B từ thành phố Vĩnh Yên lên khu nghỉ mát Tam Đảo.

Chùa Hà Tiên - Vĩnh PhúcChùa Hà Tiên - Vĩnh Phúc

Theo ghi chép trong chùa thì chùa được xây dựng vào năm Quý Mùi (1703), chùa vừa thờ Phật, vừa thờ bà Thánh mẫu Năng Thị Tiêu. Đặc biệt đây còn là nơi lưu dấu của chủ tịch Hồ Chí Minh khi về thăm chùa.

Qua cổng Tam quan từ phía Đông Nam tới tả hữu môn, vòng quanh hành lang đến Tam Bảo, kiến trúc không gian nơi đây mô phỏng tòa Bảo tháp 3 tầng. Từ sân lên đến hiên chùa, đi qua 9 bậc thềm, gọi là cửu trùng. Trên nóc chùa là hình “Lưỡng long triều nguyệt” với mái chùa uốn cong 4 góc. Phía sau là nhà thờ tổ, đối xứng hai bên có nhà tiếp khách và phòng trưng bày. Ngoài ra trong khuôn viên chùa còn có các công trình khác bao gồm: thư viện, trai đường, vườn tháp, dưới chân đồi phía Nam có giếng Hà – là nơi Bác Hồ đã ngồi nghỉ vào năm 1961 khi người ghé qua chùa….

Khu di tích chùa Hà Tiên hiện nay đã được trùng tu và tái tạo với tổng điện tích gần 6ha. Có dịp lên vùng Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, các bạn nên dành chút thời gian ghé qua thăm ngôi chùa với nhiều dấu ấn này nhé.

9

Chùa Am – Vĩnh Phúc

Chùa Am nằm ở cổng Đông của làng Quan Tử, trên một gò gọi là gò Am được xây dựng vào năm 1696, sau 15 năm thì hoàn thành.

Chùa Am - Vĩnh PhúcChùa Am - Vĩnh Phúc

Chùa có diện tích khoảng 1899m2 gồm Cổng tam quan, cổng chùa chính, tòa tiền đường và hai tòa chính điện. Qua cổng tam quan là khu vực chính của chùa, hiện nay dấu vết tam quan xưa vẫn còn lưu lại nơi đây. Giữa sân chùa là cây hương đá khắc dòng chữ “Hương chúc bảo đài”. Cuối sân ngoại là cổng chính, hai bên có cổng phụ là hai bức cánh phong, có hai cột trụ cao, thân cột có khắc câu đối nhưng hiện nay đã bị mờ một nửa nhưng nghe các cụ cao niên trong làng kể thì đây là câu đối mà các nhà khoa bảng xưa làm để ca ngợi cảnh chùa.

Khu chùa chính gồm ba tòa xây theo kiểu chữ “Tam”: Bái đường là tòa có kiến trúc đẹp và lớn nhất gồm năm gian hai chái với hai tầng mái tạo cảm giác cao ráo, thoáng đãng. Mái chùa cong cong nhìn từ xa giống như ba lớp cánh sen đang tỏa ra. Chính điện gồm hai tòa, mỗi tòa có 3 gian. Trong chùa có 31 pho tượng Phật được trạm khắc tinh xảo, phong phú về kiểu dáng và kích thước, thể hiện rõ chức năng và vị trí của mình.

Với những giá trị lịch sử và văn hóa đa dạng, cùng với đền thờ Trần Nguyên Hãn, đền thờ Đỗ Khắc Chung… chùa Am đã và đang là điểm đến tâm linh hấp dẫn ở vùng đất văn hiến này.

10

Chùa Tích Sơn – Vĩnh PhúcChùa Tích Sơn - Vĩnh PhúcChùa Tích Sơn - Vĩnh Phúc

Chùa Tích Sơn là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, nằm tại phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Được xây dựng từ cuối của thời Lí Trần, đến nay chùa Tích Sơn vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ vô cùng độc đáo như: tam quan, gác chuông, nhà tổ hay chánh điện… Đây là ngôi chùa cổ kính, thiêng liêng, một không gian tín ngưỡng độc đáo còn được lưu giữ và bảo tồn tại thành phố Vĩnh Phúc, hãy đến tham quan và dâng hương nếu có dịp đến thành phố này nhé.

11

Khu du lịch núi Sáng – Vĩnh Phúc

Khu du lịch núi Sáng thuộc hai xã Lãng Công và Đồng Quế, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phúc. Núi Sáng là một quần thể gồm hàng chục núi lớn nhỏ hợp lại với nhau. Từ lâu, khu du lịch núi Sáng là điểm tham quan Vĩnh Phúc có tiếng, được nhiều du khách biết đến với vẻ đẹp tự nhiên như một bức tranh sơn thủy.

Khu du lịch núi Sáng - Vĩnh PhúcKhu du lịch núi Sáng - Vĩnh Phúc

Núi Sáng là tập hợp xen kẽ của sông, của thác, của ghềnh giữa những dãy núi lớn nhỏ. Đặc biệt, rừng núi Sáng là nơi có nhiều loài cây quý, hoa thơm cỏ lạ và độc đáo như hải đường hoa vàng, phong lan rừng… Điểm đặc biệt nhất ở khu du lịch núi Sang là là địa hình dốc cao nên hình thành rất nhiều thác nước đẹp mê hồn, trong đó nổi tiếng nhất là thác Bay.

Từ dưới chân núi, du khách lội ngược theo con suối, qua hai con thác nhỏ là đặt chân đến ngọn thác Bay. Choáng ngợp đó là cụm từ để khiến tả cảm xúc của nhiều người khi đến ngọn thác kì vĩ này. Thác Bay hiện lên sừng sững giữa ngọn núi cao, nước đổ từ độ cao hơn 30 mét, đổ thẳng xuống ghềnh đá rồi dội xuống tạo nên âm thanh vang dội cả một góc trời. Gọi là thác Bay bởi ngọn thác này bên cạnh luồng nước chảy là một luồng không khí cuộn ngược lại tạo gió thổi kèm mưa bay như giông bão.

Thác Bay - Vĩnh PhúcThác Bay - Vĩnh Phúc

Khác với sự hùng vĩ của ngọn thác, dưới chân thác Bay lại là hồ nước trong veo như mắt mèo, nước sạch và mát lạ thường. Liền kề đó là một thác nước nhỏ chảy hiền hòa cùng những bậc tam cấp tự nhiên làm nên một bức tranh đối lập đầy lí thú.

Không chỉ có thác Bay, khu du lịch núi Sáng còn là một quần thể với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp bậc nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Đó là những ngọn núi linh thiêng mang tên núi Hình Nhân, những ao Vua, những hang động nổi tiếng như hang Đề Thám hay bãi Bách Bung…Và tất nhiên không thể nào quên hồ Vân Trục thơ mộng, yên bình, có cảnh sắc hữu tình như một bức tranh.

12

Khu du lịch Đầm Vạc – Vĩnh Phúc

Là một đầm tự nhiên xanh mênh mông đã được hình thành từ ngàn năm trước, vốn là 1 phần của dòng sông Cánh. Đầm Vạc có diện tích lên tới gần 500ha và có đến 23 nhánh chính tỏa ra, từ trên cao nhìn xuống như một chú bạch tuộc khổng lồ.

Khu du lịch Đầm Vạc - Vĩnh PhúcKhu du lịch Đầm Vạc - Vĩnh Phúc

Đầm có diện tích lớn, lại nhiều cây cối, nước trong xanh nhiều tôm cá nên là nơi trú ngụ của vô số loài thủy cầm như cò, le le, bồ nông, mòng, két… và nhất là vạc, nên có thể đó là nguyên cớ người dân gọi luôn tên đầm là Đầm Vạc.

Khu du lịch Đầm Vạc vừa có sự kết hợp hài hòa giữa các công trình kiến trúc hiện đại và quang cảnh thiên nhiên thơ mộng, lại có dịch vụ tốt, chi phí thấp, gần thủ đô nên rất thích hợp cho những chuyến đi nghỉ ngắn ngày thể nghỉ ngơi, thư giãn, về với thiên nhiên, tạm rời xa chốn đô thị ồn ào đông đúc.

13

Đồi 79 Mùa Xuân – Vĩnh Phúc

Đồi 79 Mùa Xuân là khu sinh thái theo cấu trúc hoang sơ nhưng cũng rất nhiều điều thú vị nên nơi đây cũng là điểm du lịch Vĩnh Phúc khá tuyệt cho các bạn trẻ muốn đi tham quan. Với phí vào cửa chỉ 20 ngàn/người, du khách có thể ghé tham quan khu du lịch rộng rãi, ngập tràn màu xanh cây cỏ này. Bước vào bên trong điểm du lịch này bạn sẽ choáng ngợp trước một không gian xanh của cây hoa lá cỏ, bao gồm cả hồ nước trong xanh, cây cầu và không gian trang trí khác nhau để bạn tha hồ check – in sống ảo.

Đồi 79 Mùa Xuân - Vĩnh PhúcĐồi 79 Mùa Xuân - Vĩnh Phúc

Đến với Đồi 79 Mùa Xuân, bạn sẽ như lạc vào một khu rừng cổ tích với 2 đồi thông hoàn toàn tự nhiên. Bạn có thể dạo quanh bên đồi thông, nhặt những quả thông khô rơi rụng trên thảm cỏ để mang về làm kỉ niệm, hay bước chân trên thảm cỏ lạc, thỏa sức hít hà mùi cỏ tươi mới và không khí trong lành nơi đây.

14

Khu vui chơi sông Hồng – Vĩnh Phúc

Khu vui chơi sông Hồng nằm ở vị trí trung tâm của bán đảo hồ Đầm Vạc, nhờ vậy mà du khách có thể dễ dàng thực hiện hành trình khám phá cũng như việc di chuyển giữa các điểm du lịch.

Khu vui chơi sông Hồng - Vĩnh PhúcKhu vui chơi sông Hồng - Vĩnh Phúc

Khu vui chơi sông Hồng rất phù hợp với những chuyến tham quan nghỉ dưỡng cùng gia đình, bạn bè vào những dịp cuối tuần để thư giãn cũng như giải tỏa được những căng thẳng trong cuộc sống. Bên cạnh hoạt động nghỉ dưỡng, du khách còn được tham gia vào nhiều hoạt động thể thao thú vị như: bơi lội, đánh tennis..

15

Hồ Điển Triệt – Vĩnh PhúcHồ Điển Triệt - Vĩnh PhúcHồ Điển Triệt - Vĩnh Phúc

Hồ Điển Triệt xưa kia còn có tên gọi là hồ Miêng. Hồ Điển Triệt ngày nay đã có nhiều thay đổi. Do thời buổi kinh tế thị trường nên hồ đã được người dân dùng để nuôi thả cá, là nơi để mọi người xa gần có nhu cầu giải trí, thư giãn đến đề câu cá và ngắm cảnh. Diện tích Hồ giờ cũng đã bị thu hẹp lại, nước trong Hồ không còn trong xanh như xưa và người dân quê tôi cũng không còn ai xuống tắm mát ở Hồ như trước nữa. Nhưng trong kí ức của mỗi người dân quê tôi thì đây vẫn là một nơi vừa mang dấu ấn lịch sử nhưng cũng vô cùng gần gũi, thân quen.

16

Hồ Đại Lải – Vĩnh Phúc

Trong các hồ nước của tỉnh Vĩnh Phúc, hồ Đại Lải được xem là hồ nước đẹp và nổi tiếng hơn cả. Đây là một hồ nước rộng, có diện tích lên tới 525 ha, nằm giữa khung cảnh đồi núi nên thơ tạo nên một không gian khoáng đạt, thơ mộng, sơn thủy hữu tình làm say đắm bất cứ ai đặt chân đến nơi đây.

Hồ Đại Lải - Vĩnh PhúcHồ Đại Lải - Vĩnh Phúc

Dù là hồ nhân tạo nhưng lượng nước của hồ Đại Lải luôn được đảm bảo. Lượng nước vào mùa mưa và mùa khô rất khác nhau. Mùa mưa nước ở các con sông dồn về làm cho mực nước hồ lên đến 21 m. Trong khi đó mùa khô nước lại giảm khá mạnh. Mực nước trong hồ được các gò đồi hình bát úp giữ tương đối chắc chắn khiến cho nước của hồ dù vào mùa khô cũng không bao giờ cạn.

Hồ Đại Lải là một trong số ít địa danh có khí hậu ôn hòa vào tất cả các mùa trong năm. Du khách có thể tới thăm hồ vào mùa đông hay mùa hè đều được. Dù là mùa nào, khí hậu nơi đây vẫn luôn ôn hòa, mát mẻ, trong lành.

Có một điều hết sức kỳ thú và đặc biệt mà du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi lần đầu đặt chân đến nơi đây, đó là ngay giữa hồ lại mọc lên một đảo chim rộng tới 4,8 ha với cây cối um tùm. Đảo này là nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim với đủ màu sắc, chủng loại. Mùa đông, các loài chim từ khắp nơi hội tụ về đây tạo thành một bức tranh thiên nhiên phong phú và sống động.

17

Hồ Xạ Hương – Vĩnh Phúc

Cũng giống như hồ Đại Lải, hồ Xạ Hương là một hồ nước nhân tạo được tạo ra từ năm 1984 với diện tích 80 hecta, là nơi cung cấp nước sạch cho toàn khu vực. Tuy là hồ nước nhân tạo nhưng cảnh sắc của hồ thực sự khiến cho mọi người đều choáng ngợp. Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi qua các mùa càng góp phần tô điểm vẻ đẹp trữ tình, nên thơ và lãng mạn của hồ. Ngắm nhìn hồ Xạ Hương từ trên cao, bạn hẳn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ của hồ nước trong xanh này. Khi ấy, hồ Xạ Hương tựa như một tấm gương thần kỳ khổng lồ soi bóng cảnh vật lung linh đang hiện hữu xung quanh – đẹp đến mê hồn.

Hồ Xạ Hương - Vĩnh PhúcHồ Xạ Hương - Vĩnh Phúc

Đến đây, du khách sẽ không khỏi ngẩn ngơ và sững sờ trước vẻ đẹp nao lòng của Hồ Xạ Hương, của núi rừng xung quanh. Không chỉ được thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình, nên thơ mà đến đây bạn còn có thể lênh đênh giữa dòng nước miên man trên những chiếc thuyền khám phá những ngóc ngách, cho bản thân một cơ hội để được trải nghiệm cảm giác thú vị từ những điều giản đơn, bình dị và mộc mạc nhất trong cuộc sống.

18

Làng gốm Hương Canh – Vĩnh Phúc

Không được nổi tiếng bằng gốm sứ Bát Tràng nhưng gốm sứ Hương Canh mang theo sự độc đáo. Những sản phẩm đều vô cùng đặc sắc. Người xưa đã có câu “Sứ Móng Cái, vại Hương Canh” để nói về sự nổi tiếng của nghệ thuật gốm ở làng nghề truyền thống này.

Làng gốm Hương Canh - Vĩnh PhúcLàng gốm Hương Canh - Vĩnh Phúc

Hấp dẫn nhất khi tới với làng gốm Hương Canh Vĩnh Phúc là nghệ thuật gốm sứ. Khách du lịch hầu như tới với Hương Canh bởi nghệ thuật làm gốm đã có từ rất lâu đời. Gốm sứ với những nét độc đáo và cách làm được lưu truyền từ xa xưa.

Gốm sứ Hương Canh có thể ngăn được ánh sáng, chống được sự thẩm thấu. Đặc biệt là giữ bền được hương vị của món ăn ở bên trong. Bình trà Hương Canh giữ được nhiệt độ rất lâu và không bị mất hơi. Bạn có biết lý do vì sao lại như vậy không ? Bởi lẽ gốm sứ nơi đây được làm từ đất sét xanh với phần thịt khá nhiều và dày. Sản phẩm gốm khá cứng và mang màu sắc đặc trưng, độc đáo.

Làng gốm Hương Canh - Vĩnh PhúcLàng gốm Hương Canh - Vĩnh Phúc

Đến với làng gốm Hương Canh du khách sẽ được ngắm và tìm hiểu rất nhiều những loại đồ gốm như : chậu, lọ, vại, chĩnh, tiểu, sành. Gốm sứ không được phát triển theo hướng đồ sứ mà là sành hóa. Với kiểu dáng ngày càng đẹp, đa dạng cùng khả năng chống thấm nước. Gốm sứ nơi đây ngày càng được ưa chuộng. Đặc biệt phù hợp với những nhu cầu sử dụng hàng ngày.

Ngoài gốm sứ, du khách còn có thể mua làm quà những loại đồ gỗ mỹ nghệ, bức phù điêu cũng như tranh tượng. Những sản phẩm này đều mang đậm cái hồn của làng quê Việt. Bạn cũng có thể tham gia chế tác, tạo dáng gốm thủ công vô cùng thú vị. Đây hứa hẹn sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời của bạn khi tới với làng gốm Hương Canh cổ truyền.

19

Làng hoa Mê Linh – Vĩnh Phúc

Với những ai yêu thiên nhiên nhất là yêu hoa hay thích sự lãng mạn thì làng hoa Mê Linh chính là điểm đến khá thú vị, nơi sẽ khiến cho bạn choáng ngập và vô cùng thích thú với cả một cánh đồng hoa đẹp lung linh. Làng hoa này tọa lạc ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh có tổng diện tích trồng hoa khoảng 200 hecta, với không khí trong lành, bình lặng của chốn ngoại ô, sắc đẹp rực rỡ của những loài hoa đua nhau bung nở, cánh đồng hoa Mê Linh nhanh chóng trở thành điểm du lịch thú vị, hấp dẫn đối với du khách yêu hoa.

Làng hoa Mê Linh - Vĩnh PhúcLàng hoa Mê Linh - Vĩnh Phúc

Quanh năm vườn hoa Mê Linh tươi tốt đặc biệt là trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch, mỗi dịp Tết đến xuân về, hàng ngàn trăm loại hoa thi nhau khoe sắc trông như một bức thảm khổng lồ được thêu dệt nên bởi những sắc màu tươi tắn và trẻ trung. Đến đây bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp bởi từ khắp mọi ngả đường quê, hoa tươi rực rỡ lộng lẫy mọi sắc màu, đủ loài hoa, trải dài đến tít tắp, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi thắm, khiến như bạn đang lạc vào một thiên đường của các loài hoa. Lạc bước nơi này, bạn không những được chìm đắm, được thả hồn hòa cùng hương bạt ngàn của các loài hoa trong những cánh đồng hoa, mà bạn còn có cơ hội để check in sống ảo thật lung linh.

20

Vườn cò Hải Lựu – Vĩnh Phúc

Nơi đây một khu du lịch sinh thái phát triển trên nền rừng còn sót lại, là vùng đất lành với rất nhiều chim, cò về làm tổ sinh sống từ những năm 1958 và trở thành điểm du lịch nổi tiếng rất lý thú để du khách tham quan khám phá. Vườn cò Hải Lựu tập trung nhiều loài chim, cò quý hiếm sở hữu diện tích rộng lên tới 15 ha, trong đó có đến 7ha là nơi sinh sống của chim, cò. Mỗi khi chiều về, từng đàn cò trắng cả ngàn con bay rợp kín cả vùng trời, í ới gọi nhau tìm về tổ tạo lên một âm thanh vô cùng sinh động.

Vườn cò Hải Lựu - Vĩnh PhúcVườn cò Hải Lựu - Vĩnh Phúc

Khu du lịch sinh thái vườn cò Hải Lựu còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị về khoa học trong hệ sinh thái rừng. Đến với danh thắng cảnh này du khách không chỉ được hít thở một bầu không khí trong lành, mà còn được tận mắt quan sát tập tính sinh hoạt của những loài cò quý hiếm, mang đến cho bạn có cảm giác như được hòa mình cùng thiên nhiên và quên đi cái mệt mỏi trong công việc hàng ngày.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hết thắc mắc “Vĩnh Phúc có gì chơi” rồi phải không? Nếu bạn đến với Vĩnh Phúc thì hãy ghé thăm những địa điểm du lịch trên đây để khám phá vẻ đẹp của mảnh đất này nhé. Bạn sẽ không phải thất vọng đâu. Chúc các bạn có một chuyến đi du lịch tại Vĩnh Phúc thật vui vẻ và nhiều ý nghĩa.

Rate this post

Viết một bình luận