Virus Marburg: loại virus khiến WHO tuyên bố cảnh báo đợt bùng phát loại virus mới là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang cảnh báo về một đợt bùng phát virus Marburg có thể xảy ra sau khi Ghana ghi nhận đã có những ca tử v.ong đầu tiên do virus lây truyền từ dơi sang người này.

Kể từ lần xuất hiện đầu tiên vào trung tuần tháng 9/2021 kéo dài 42 ngày thì virus Marburg đã xuất hiện lần thứ 2 tại Tây Phi – loại virus gây chết người với tỷ lệ tử v.ong tới 88% cùng họ với virus Ebola.

Trong một văn bản công bố ngày 17/7, WHO cho biết các mẫu máu xét nghiệm của hai người tử v.ong tại vùng Ashanti phía Nam Ghana cho thấy kết quả dương tính với virus Marburg. Cả hai bệnh nhân này đều có các biểu hiện như tiêu chảy, sốt, buồn nôn và tử v.ong trong vòng một ngày sau khi họ được nhập viện hồi cuối tháng Sáu. Một bệnh nhân 26 tuổi, người còn lại 51 tuổi.

Hiện tại có ít nhất 90 người khác đã tiếp xúc với hai bệnh nhân đã được nhận diện và chấp nhận sự theo dõi của giới chức y tế địa phương cũng như WHO.

“Giới chức y tế đã phản ứng nhanh chóng, bắt đầu chuẩn bị cho một đợt bùng phát có thể xảy ra. Điều này là cần thiết bởi nếu không có hành động ngay lập tức và dứt khoát, Marburg có thể dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát. Chúng tôi đang chuẩn bị thêm nguồn lực để ứng phó”, Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO khu vực châu Phi, tuyên bố.

1. Virus Marburg là gì?

Loại virus này, có tên chính thức là sốt xuất huyết Marburg (MHF), tương tự như virus Ebola. Nó khiến bạn nhanh chóng phát bệnh và sốt nặng, có thể dẫn đến sốc hoặc tử v.ong với tỷ lệ tới 88%. Các chuyên gia lần đầu tiên tìm thấy bệnh do virus Marburg (MVD) sau hai đợt bùng phát lớn ở Đức và Serbia vào năm 1967.

Các trường hợp ở những nước này là do các phòng thí nghiệm được thực hiện với những con khỉ bị nhiễm bệnh nhập khẩu từ Uganda. Các báo cáo sau đó về các đợt bùng phát và các trường hợp đơn lẻ khác xuất hiện trên khắp châu Phi.

2. Nguyên nhân gây bệnh do virus Marburg là gì?

Con người thường bị nhiễm bệnh từ virus Marburg này sau khi tiếp xúc lâu với các mỏ hoặc hang động nơi các đàn dơi Rousettus sinh sống. Những con dơi này là vật chủ tự nhiên của virus Marburg.

Virus Marburg: loại virus có tỷ lệ tử vong tới 88% khiến WHO đợt bùng phát loại virus mới là gì? - Ảnh 2.

Hình ảnh hiển vi điện tử quét màu của các hạt virus Marburg (màu xanh lam) dính vào bề mặt của các tế bào VERO E6 bị nhiễm bệnh (màu vàng) (Ảnh: Business Insider)

Virus Marburg lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp với máu , các cơ quan, dịch tiết hoặc các chất dịch cơ thể khác của người bị bệnh. Các vật liệu và bề mặt (như quần áo hoặc giường) có thể chứa chất lỏng bị nhiễm bệnh và chạm vào chúng cũng có thể làm lây lan virus.

Các nhân viên y tế thường bị nhiễm bệnh sau khi họ điều trị cho những người mắc bệnh MVD đã được xác nhận hoặc nghi ngờ. Điều này xảy ra khi các cơ sở không tuân theo các biện pháp an toàn kiểm soát lây nhiễm sau khi nhân viên tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh.

Việc lây truyền cũng có thể xảy ra do dụng cụ tiêm nhiễm bẩn hoặc vết thương do kim đâm. Những trường hợp này thường gây bệnh dữ dội hơn, sức khỏe giảm sút nhanh chóng, có thể tỷ lệ tử v.ong cao hơn.

Ngoài ra, các nghi lễ an táng liên quan đến việc tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của người mắc bệnh MVD cũng có thể dẫn đến lây truyền bệnh. Các chuyên gia vẫn coi bạn là người có khả năng lây nhiễm nếu máu của bạn có chứa virus.

3. Các triệu chứng của bệnh do virus Marburg là gì?

Thời kỳ ủ bệnh – khoảng thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi bạn nhận thấy các triệu chứng lần đầu tiên – có thể từ 2 đến 21 ngày.

Virus Marburg: loại virus có tỷ lệ tử vong tới 88% khiến WHO đợt bùng phát loại virus mới là gì? - Ảnh 3.

Con người thường bị nhiễm bệnh từ virus Marburg này sau khi tiếp xúc lâu với các mỏ hoặc hang động nơi các đàn dơi Rousettus sinh sống (Ảnh: NBC)

Đọc thêm:

+ Những triệu chứng nhiễm COVID-19 “đặc biệt” chưa thể lý giải nguồn gốc xuất phát

+ 10 mẹo giúp giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

Các triệu chứng này thường bắt đầu đột ngột bao gồm:

– Sốt cao

– Đau đầu dữ dội

– Ốm yếu, cực kì khó chịu

– Đau nhức khắp cơ thể

– Tiêu chảy nặng, nhiều nước (thường là vào ngày thứ ba, tiêu chảy kéo dài cho tới một tuần sau khi các triệu chứng xảy ra)

– Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và chuột rút (thường xảy ra vào ngày thứ ba sau khi các triệu chứng xảy ra)

– Mắt trũng sâu, khuôn mặt đờ đẫn, vô cảm

– Mệt mỏi nghiêm trọng

– Phát ban không ngứa

Trong đợt bùng phát năm 1967, phát ban không ngứa cũng xuất hiện từ ngày thứ hai tới ngày thứ bảy sau khi khởi phát các triệu chứng đầu tiên.

– Chảy máu nghiêm trọng, có lẫn máu trong dịch nôn hay phân

Bệnh nhân có thể bị chảy máu nghiêm trọng từ năm tới bảy ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Máu có thể được tìm thấy trong chất nôn hoặc chất thải (phân) hoặc cũng có thể là chảy máu mũi, chảy máu nướu răng hoặc âm đạo. Bệnh nhân cũng có thể bị chảy máu tự phát ở vùng chích tĩnh mạch (IV – nơi tiếp cận tĩnh mạch cho việc lấy dịch hay lấy mẫu máu xét nghiệm). Trong giai đoạn bùng phát này bệnh nhân có thể bị sốt cao dẫn tới lú lẫn thậm chí là hung hăng, cáu kỉnh hơn rất nhiều.

– Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn là tình trạng viêm một hoặc cả hai tinh hoàn thường xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh (khoảng 15 ngày sau khi khởi phát triệu chứng đầu tiên).

Trong những ca tử v.ong do virus Marburg ghi nhận mất máu nhiều và sốc thường dẫn tới tử v.ong sau khoảng 8 – 9 ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Trước đây, koảng một nửa số người mắc MVD tử v.ong nhưng điều này đã thay đổi trong các đợt bùng phát trước đây dựa trên chủng virus và cách các chuyên gia y tế quản lý bệnh tật tốt như thế nào.

4. Chẩn đoán bệnh do virus Marburg như thế nào?

Rất dễ nhầm lẫn MVD với các bệnh khác như sốt thương hàn, sốt rét, bệnh nhiễm khuẩn shigella, viêm màng não và các bệnh sốt do virus khác gây chảy máu. Các chuyên gia y tế nhận định MVD bằng cách kiểm ra chất dịch cơ thể của bạn:

– Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme bắt kháng thể (ELISA)

– Kiểm tra phát hiện kháng nguyên

– Xét nghiệm trung hòa huyết thanh

– Xét nghiệm RT-PCR (xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược)

– Soi dưới kính hiển vi điện tử

– Phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào.

5. Điều trị bệnh do virus Marburg

Không có vaccine hoặc phương pháp điều trị kháng virus nào được chấp thuận cho MVD. Mặc dù nó tương tự như Ebola nhưng vaccine Ebola lại không hoạt động chống lại MVD nhưng việc chăm sóc hỗ trợ bệnh nhân đúng cách sẽ giúp nâng cao tỷ lệ sống sót.

Điều này bao gồm bù nước bằng đường uống hoặc dịch truyền tĩnh mạch cùng các biện pháp điều trị triệu chứng cụ thể khác.

Các phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh đang tiếp tục được nghiên cứu bằng cách phát triển các kháng thể đơn dòng – protein cho con người tạo ra giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn khi có virus xâm nhập và gây bệnh. 

Nguồn dịch: Marburg Virus Disease: What to Know

http://10.5.24.88/NewsDetail.aspx

Rate this post

Viết một bình luận