Vô cảm là gì?
Tương tự: Trơ lì cảm xúc, dửng dưng
1. Vô cảm là gì?
Vô cảm là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng, trơ lì cảm xúc, “máu lạnh” với những hiện tượng đời sống xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái đẹp không mảy may rung động; gặp cái tốt không ủng hộ; thấy cái xấu, cái ác không dám lên án, không dám chống lại…
2. Biểu hiện và mức độ của bệnh vô cảm
Tương tự: Trơ lì cảm xúc, dửng dưngVô cảm là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng, trơ lì cảm xúc, “máu lạnh” với những hiện tượng đời sống xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái đẹp không mảy may rung động; gặp cái tốt không ủng hộ; thấy cái xấu, cái ác không dám lên án, không dám chống lại…
– Nhẹ nhất là: người mắc bệnh không biết nói lời “Xin lỗi” khi làm sai hay mắc lỗi và không biết “cám ơn” khi được giúp đỡ. Họ tiếc cả tràng vỗ tay khi giới thiệu về một đại biểu, khi xem một tiết mục văn nghệ, thể thao …
– Nặng hơn họ quên đi trách nhiệm cứu giúp người bị nạn (gặp tai nạn giao thông, cháy nhà, gặp người đau ốm … ) họ đứng xem thậm chí còn lợi dụng cơ hội để đoạt tài sản của người bị nạn (trên các trang mạng, các nữ sinh ở Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng… đánh nhau, xé áo, cắt tóc, các nam sinh và một số bạn dửng dưng quay phim, đứng xem không vào can ngăn mà vừa chửi bới vừa cổ vũ nhiệt tình: cởi áo đi, cởi áo đi, xé áo đi …).
– Hiện tượng vô cảm với chính mình, vô cảm với những thành công, thất bại, với niềm vui hay nỗi buồn với kết quả học tập của bản thân (bị điểm 1, 2 không buồn, được điểm 8, 9 không vui, lạnh nhạt dửng dưng với tất cả …).
– Vô cảm với cộng đồng với sự kiện lớn của dân tộc (bão lụt thiên tai, quyền về biển đảo … ) nhưng lại nhạy cảm về danh vị và quyền lợi của mình. Có trường hợp lại hãnh diện về sự vô cảm của mình đó là sự vô cảm cố ý được đẩy thành lối sống cực đoan, tất cả đều “Mặc kê nó – Mặc kệ nó”
– Có sự vô cảm thụ động dẫn đến sự phủi tay không tham gia vào bất cứ việc gì của lớp, của trường như: văn nghệ, thể thao, cắm trại …
– Có sự vô cảm dẫn đến bất cần đời, không chịu học hành, không tu dưỡng không cần tương lai, mọi cái đều không quan trọng, không có gì cả.
– Cao nhất, vô cảm tự biến mình thành kẻ vô tri vô giác, mọi lời dạy bảo, khuyên nhủ, phê bình không có tác động gì, con người trở nên trơ lỳ, không tự ái, không tự trọng, không xấu hổ …
3. Cách khắc phục bệnh vô cảm
- Luyện đọc cảm xúc của người khác. Có thể bạn khó nhận biết được biểu hiện cơ thể là dấu hiệu của những cảm xúc khác nhau nhưng bẩm sinh ai cũng có khả năng đó. Giống như các kỹ năng khác, nếu bạn dành thời gian luyện đọc cảm xúc của mọi người, bạn sẽ tiến bộ hơn.
- Học cách thể hiện sự quan tâm. Có thể bạn là người vô cảm vì thấy không thoải mái và kỳ cục khi thể hiện cảm xúc. Thay vì nói điều gì đó dù gượng gạo hoặc không thật lòng khi thấy ai đó buồn, bạn lại im lặng. Phải thừa nhận rằng có vẻ như khiên cưỡng khi chia sẻ với bạn bè bằng cách nói: “Mình lấy làm tiếc khi biết rằng…”, nhưng bạn biết đấy, mọi việc sẽ trở nên tự nhiên hơn khi bạn cố gắng và thử làm nhiều lần.
- Hiểu được sự cần thiết của cảm xúc. Với bạn, nỗi buồn có thể là vô nghĩa, phi lý và yếu đuối. Có thể bạn phân vân vì sao mọi người không xem xét kỹ vấn đề và tìm cách giải quyết. Nhưng cảm xúc là một phần không thể thiếu trong quá trình ra quyết định, cũng giống như lô-gic. Cảm xúc có thể là động lực để bạn thay đổi cuộc sống, cảm giác khó chịu thường là đòn bẩy để thoát ra tình trạng bế tắc.
- Chú ý hơn về cảm xúc của bản thân. Những cảm xúc khiến bạn không thoải mái, lúng túng, hoặc có thể bạn được dạy phải che giấu hoặc kìm nén cảm xúc, hoặc bạn chỉ nghe theo lý trí. Dù vì bất kỳ lí do nào, bạn cần giảm bớt những cảm xúc cá nhân, những thứ có thể khiến bạn khó thấu cảm.
Người đăng:
Time: 2020-07-14 07:31:36