Võ sĩ Judo ‘phải biết kiềm chế’
23 tháng 7 2012
Cập nhật 24 tháng 7 2012
Chụp lại hình ảnh,
Văn Ngọc Tú – võ sĩ judo Việt Nam
Bạn có biết judo là môn võ thuật phổ biến nhất thế giới với khoảng 20 triệu người theo tập trên 200 quốc gia?
Judo trong tiếng Nhật có nghĩa là “nhu đạo”. Mặc dù môn võ đạo này trông không có vẻ gì nhẹ nhàng nhưng trên thực tế, người võ sĩ phải rất kiềm chế.
Yếu tố quyết định thành công cho môn võ đạo này là kỹ thuật, thời gian chứ không phải là sức mạnh thuần túy.
Mỗi trận đấu kéo dài khoảng năm phút. Điểm thi đấu được tính cho mỗi cú ném và kìm người trong lúc thi đấu.
Nguồn gốc Judo
Judo bắt nguồn từ kỹ thuật đấu võ tay không gọi là Jujisu của các võ sĩ đạo samurai Nhật Bản.
Jigaro Kano là người sáng lập ra môn võ thuật này vào năm 1882.
Thế vận hội Olympics đầu tiên có môn judo là lúc Nhật Bản đăng cai tổ chức vào năm 1964.
Từ khóa mà bất cứ võ sĩ judo nào cũng biết ‘ippon’, nghĩa là hạ gục đối thủ trong trận đấu ngay lập tức.
Cú ‘ippon’ có thể xảy ra chỉ trong vài giây, khi người võ sĩ judo ném đối thủ thật gọn, nhanh, mạnh xuống sàn và đè lên lưng đối thủ trong vòng 30 giây hoặc khóa ép cùi tay đối thủ xuống.
‘Hy vọng Việt Nam’
Văn Ngọc Tú, sinh ngày 11/08/1987, là nữ võ sĩ judo Việt Nam có mặt tại Thế vận hội London mùa hè 2012 ở hạng cân 48 kg.
Cô được mệnh danh là ‘nữ hoàng judo Việt Nam’ với 120 điểm, xếp thứ hai ở hạng cân dưới 48 kg tại khu vực Châu Á, sau vận động viên Kazakhstan, theo thông tin của Liên đoàn judo thế giới.
Ngọc Tú đã có mặt tại làng Olympics London từ thứ Sáu, 20/07 để tập luyện cho ngày thi đấu vào ngày 28/07 sắp tới.