Vừa đẻ xong nên ăn gì để tránh hậu sản, sữa nhanh về

Phụ nữ vừa đẻ xong nên ăn gì để tránh hậu sản, sữa nhanh về? Mẹ nên xây dựng chế độ ăn cân bằng trái cây, rau xanh, các loại ngũ cốc, thực phẩm protein, hạn chế đồ ăn vặt… Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế đồ ăn chưa chín, có chứa hàm lượng thủy ngân cao, thực phẩm cay nóng.

1. Tình trạng hậu sản của phụ nữ sau sinh

Không chỉ trong giai đoạn mang bầu mà sau sinh việc chăm sóc cho sản phụ cũng rất quan trọng. Lúc này, khi vừa trải qua cuộc vượt cạn đau đớn và mất nhiều sức lực, sản phụ cần sự chăm sóc tốt nhất về thể chất và tinh thần để nhanh chóng hồi phục đồng thời tích lũy năng lượng nuôi con.

Nghiên cứu của y học phương Tây chỉ ra thời gian tối thiểu để mẹ hồi phục sau đẻ là 6 tuần. Còn trong y học phương Đông thì mẹ phải cần đến 3 tháng để có thể hoàn toàn hồi phục.

Nếu trong giai đoạn sau sinh người mẹ không được chăm sóc tốt thì rất dễ mắc các bệnh hậu sản. Phải kể đến là:

– Lên máu hậu sản hay còn gọi là tình trạng cao huyết áp

– Các bệnh nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn cổ tử cung, âm đạo, vết mổ, đường tiết niệu…

– Băng huyết sau sinh

– Sản giật, tình trạng nặng có kèm theo co giật

– Bế sản dịch ứ đọng bên trong tử cung

– Những cơn đau hành hạ ( vết mổ, cơn gò tử cung, tầng sinh môn,…)

– Táo bón – trĩ sau sinh

– Xuất huyết muộn (thứ phát sau sinh)

– Trầm cảm, phụ nữ bị rối loạn cảm xúc, mệt mỏi, lo lắng

Những bệnh hậu sản này nếu không kịp thời chữa trị kịp thời có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, khiến chị em suy sụp tinh thần thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và em bé.

Vì thế, bên cạnh các liệu pháp về tinh thần, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để luôn khỏe mạnh, tránh bệnh hậu sản sau sinh.

Mẹ sau sinh rất hay gặp tình trạng hậu sản

2. Vừa đẻ xong nên ăn gì để tránh hậu sản?

Vừa đẻ xong nên ăn gì? Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, sản phụ có thể áp dụng:

2.1 Ngũ cốc, thực phẩm nguyên cám chống thiếu máu, chứa nhiều chất xơ

Lúa mạch, lúa mì, gạo, yến mạch, bột ngô và các loại ngũ cốc là thực phẩm mà mẹ nên bổ sung hằng ngày. Trong vài tháng đầu sau sinh, bánh mì nguyên chất giàu axit folic – một chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé. Ngoài ra, chúng cũng có chứa chất sắt bảo vệ chống thiếu máu và chất xơ đảm bảo hệ tiêu hóa của chị em luôn khỏe mạnh.

2.2 Các loại rau có màu xanh

Các loại rau lá xanh như: Rau bina, bông cải xanh chứa vitamin A, canxi, chống oxy hóa, tốt cho mẹ và em bé.

2.3 Trái cây tăng sức đề kháng

Đây là thực phẩm giúp mẹ và bé tăng sức đề kháng. Chị em có thể lựa chọn trái cây tươi hoặc đóng hộp, tăng cường khẩu phần ăn hàng ngày với hai lựa chọn trái cây hoặc nước ép trái cây. Quả việt quất là gợi ý trái cây tuyệt vời cho mẹ sau sinh bởi chúng chứa khoáng chất, các vitamin và carbohydrate thiết yếu.

2.4 Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa tươi hay các sản phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa… là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của mẹ vừa đẻ. Để đảm bảo tốt nhất, mẹ nên dùng các sản phẩm ít chất béo hoặc không béo như bơ sữa và sữa chua.

2.5 Cá hồi chứa DHA tốt cho hệ thần kinh của trẻ

Cá hồi được đánh giá là thực phẩm giàu dinh dưỡng cho các bà mẹ mới sinh. Hàm lượng DHA dồi dào có trong cá hồi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đồng thời, mẹ ăn cá hồi cũng có thể giúp giải tỏa tâm trạng, tránh âu lo, trầm cảm sau sinh.

2.6 Nước tăng nguồn sữa mẹ

Tiêu thụ nước với lượng đủ theo khuyến nghị không chỉ giúp chị em nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh mà vừa đẻ xong uống nước, gọi sữa về nhanh hơn. Ngoài nước lọc, chị em có thể thay thế nước ép trái cây hoặc sữa.

2.7 Thịt bò chống thiếu hụt máu

Thịt bò chắc chắn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của các mẹ. Chúng giúp bổ sung lượng máu bị thiếu hụt sau sinh để, giúp mẹ tránh tình trạng hậu sản.

Thịt bò là thực phẩm mẹ vừa đẻ xong nên ăn để chống hậu sản

2.8 Trứng tăng cường axit béo trong sữa mẹ

Trứng là thực phẩm rất tốt cho mẹ sau sinh nhằm đáp ứng được nhu cầu protein hàng ngày nên chúng không thể  thiếu bữa ăn hàng ngày của phụ nữ sau sinh. Có thể chế biến rất nhiều món ăn khác nhau từ trứng như: Trứng ốp la để ăn vào buổi sáng, trứng luộc ăn trong bữa trưa hay trứng chiên ăn vào bữa tối.

Chị em lưu ý nên lựa chọn nơi mua trứng thật kỹ càng để ăn được trứng sạch, chất lượng tốt. Ngoài ra, sản phụ vừa đẻ xong có thể mua trứng DHA để tăng cường lượng axit béo góp phần tăng chất lượng sữa cho con bú.

2.9 Gạo lứt giảm cân, đảm bảo dinh dưỡng

Sau sinh nhiều chị em lo ngại về vóc dáng của mình và tìm mọi cách để giảm cân bất chấp các vấn đề về hậu sản hay sức khỏe. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng điều này không tốt cho sức khỏe của mẹ và cho sự phát triển của trẻ. Vì thế, chị em hãy sử dụng gạo lứt thay gạo trắng hằng ngày, chúng vừa có tác dụng đảm bảo dinh dưỡng, vừa giúp chị em về dáng nhanh chóng, đảm bảo lợi sữa mà không gây ra những ảnh hưởng xấu.

3 Nguyên tắc ăn uống lành mạnh của phụ nữ sau sinh

3.1 Kết hợp nhiều loại thức ăn

Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng giữa các dưỡng chất trái cây, ngũ cốc, thực phẩm giàu protein trong thực đơn hằng ngày.

3.2 Đảm bảo uống đủ 6-7 ly nước mỗi ngày

Cơ thể sản phụ cần rất nhiều nước (khoảng 6-10 ly mỗi ngày) để đảm bảo cung cấp đủ lượng sữa cho con bú. Ngoài nước, chị em có thể sử dụng nước trái cây và sữa.

3.3 Ăn những thực phẩm có protein

Các loại thực phẩm như thịt, cá, sữa, phô mai, sữa chua và đậu rất giàu protein giúp chị em nhanh chóng phục hồi sau khi sinh con và bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh.

3.4 Uống vitamin ngay cả sau khi sinh

Tiếp tục bổ sung các loại vitamin sau sinh mẹ sẽ nhanh hồi phục hơn, loại bỏ tình trạng hậu sản nguy hiểm.

3.5 Hạn chế đồ ăn nhanh

Khoai tây chiên, khoai lang chiên là những đồ ăn nhanh không hề tốt cho mẹ vừa đẻ.

3.6 Ăn trái cây và rau quả

Không thể thiếu trái cây và rau quả đối với mẹ vừa đẻ xong. Vitamin và khoáng chất cung cấp từ trái cây không chỉ giúp mẹ khỏe mạnh mà còn cung cấp chất xơ, ngăn ngừa chứng táo bón.

Ăn nhiều rau xanh trái cây trong thực đơn hàng ngày khi mẹ vừa đẻ xong

Mẹ đã trả lời được câu hỏi vừa đẻ xong nên ăn gì sau khi tìm hiểu thông tin chia sẻ trong bài viết này rồi chứ? Vậy thì hãy bổ sung ngay những thực phẩm trong thực đơn hàng ngày để chống lại chứng hậu sản, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của chính bản thân và em bé nhé.

5/5 – (9 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận