Phun xăm môi là phương pháp hiệu quả giúp khắc phục nhiều khuyết điểm trên môi. Tuy nhiên, không phải kết quả phun xăm nào cũng hoàn hảo. Đôi khi, vì sai sót trong quá trình thực hiện mà dẫn đến tình trạng mụn nước sau khi phun. Vậy xăm môi bị mụn nước có nguy hiểm không và cách xử lý tốt nhất là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Vì sao xăm môi bị lên mụn nước? Có sao không?
Xăm môi đã trở thành phương pháp làm đẹp được nhiều tín đồ làm đẹp yêu thích, đặc biệt là những bạn đang gặp nhiều khuyết điểm trên môi. Đây là phương pháp đưa một lượng màu mực nhất định vào môi thông qua việc tạo “vết thương” nhỏ trên lớp thượng bì. Sau khi lên màu, phương pháp này sẽ giúp khắc phục các khuyết điểm trên môi như: thâm, xỉn màu hay viền môi không đều màu.
Thông thường, phương pháp này chỉ có tác dụng phụ là sưng nhẹ trên môi do kim xăm chỉ tác động trên lớp thượng bì và sẽ hết sau khoảng 2 – 3 ngày. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp xuất hiện thêm nhiều tác dụng phụ khác như môi sưng đỏ, ngứa rát… đặc biệt là bị mụn nước. Mụn nước được xem là dấu hiệu chứng tỏ xăm môi thất bại.
Ngày nay, xuất hiện càng nhiều cơ sở phun xăm nên tình trạng phun môi bị nổi mụn nước cũng phổ biến hơn khiến nhiều chị em đau đầu. Khi xuất hiện tình trạng này, môi sẽ nổi các hạt mụn nhỏ màu trắng hay vàng đục và có túi nước bên trong.
Vậy tình trạng này có sao không? Câu trả lời là tùy vào việc phát hiện và điều trị sớm hay muộn. Nếu như điều trị đúng và sớm sẽ rất nhanh khỏi, ngược lại mụn nước có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn nước sau khi phun môi
Việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng mụn nước ở môi sau khi xăm là rất quan trọng. Vì nhờ vào những thông tin này sẽ giúp bạn phòng tránh tình trạng này dễ dàng hơn.
Dụng cụ phun xăm môi không đảm bảo
Có thể nói rằng dụng cụ phun xăm chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả phun xăm môi. Bên cạnh đó, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến môi bị mụn nước sau phun xăm. Khi môi bị tác động bởi những dụng cụ phun xăm không an toàn, không vệ sinh thường xuyên sẽ rất dễ bị kích ứng và nổi mụn nước.
Tuy phương pháp phun xăm chỉ tác động vào lớp thượng bì trên môi, nhưng da vùng môi mỏng hơn gấp 7 lần so với da mặt nên rất dễ bị tổn thương. Thêm vào đó, một dụng cụ phun xăm môi không vệ sinh không những chứa vi khuẩn mà còn là vật trung gian truyền nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm.
Tay nghề của chuyên viên
Bên cạnh dụng cụ thì tay nghề của chuyên viên cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của một ca phun xăm môi đẹp. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt cần một chuyên viên giàu kinh nghiệm. Vì những chuyên viên này biết dùng lực đúng và đi kim đều để hạn chế kim tổn thương vào sâu trong môi.
Ngược lại những chuyên viên tay nghề yếu thường “nhát tay” dẫn đến tình trạng đi kim quá sâu và tổn thương vùng môi. Hơn nữa, chuyên viên thiếu kinh nghiệm thường đi kim không đều và kết quả phun xăm môi sẽ không như mong muốn.
Chất lượng mực
Phun xăm môi là quá trình đưa mực làm lớp thượng bì bằng dụng cụ phun xăm chuyên dụng. Nên cần sử dụng các loại mực rõ nguồn gốc, không chứa các chất độc hại… để đảm bảo an toàn và cho kết quả đẹp sau phun xăm.
Những loại mực không rõ nguồn gốc thường chứa các thành phần hóa học mạnh. Khi được đưa vào vùng da mỏng như da môi đang bị tổn thương, loại mực này sẽ dẫn đến tình trạng kích ứng. Một trong những biểu hiện của kích ứng là nổi mụn nước xung quanh môi.
Chăm sóc sau xăm không đúng cách
Môi có lên màu chuẩn không chỉ phụ thuộc vào tay nghề của kỹ thuật viên, quá trình chăm sóc cũng đóng vai trò rất quan trọng. Chăm sóc không đúng cách không chỉ làm môi bị lệch màu, mà còn khiến vết thương lâu lành, nhiễm trùng và xuất hiện mụn nước.
Xăm môi bị mụn nước thường xuất hiện khi:
-
Thường xuyên chạm tay vào môi.
-
Không vệ sinh thường xuyên để môi đọng nước.
-
Sử dụng các thực phẩm kích ứng.
-
Không chú trọng việc chăm sóc môi.
Phun môi bị mụn nước có để lại sẹo không? Xăm môi bị mụn nước bôi thuốc gì và uống thuốc gì?
Như đã nói ở trên tình trạng phun xăm môi bị mụn nước là dấu hiệu của phun môi thất bại. Nguyên nhân là do kích ứng hay bị tổn thương sâu trong môi. Cũng giống như làn da ở những vị trí khác, sau khi tổn thương và hồi phục sẽ để lại một vết sẹo (tùy kích thước). Tuy nhiên, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì tình trạng để lại sẹo chỉ xuất hiện nếu như bạn chăm sóc da môi không tốt. Ngược lại, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng môi sẽ hồi phục mà không để lại sẹo.
Vậy phun xăm môi bị mụn nước bôi thuốc gì?
Tùy vào tác nhân gây mụn nước (vi khuẩn, nấm, virus,..) mà bác sĩ sẽ kê một trong những loại thuốc sau:
-
Thuốc Acyclovir: Đây là loại thuốc kháng virus được sử dụng phổ biến khi muốn điều trị môi nổi mụn nước. Thuốc này sẽ ức chế sự phát triển của virus trên môi tránh trường hợp mụn nước lây sang vùng da lành bên cạnh.
-
Nano Bạc: Mang đến công dụng kháng khuẩn và dưỡng môi luôn mềm mại.
-
Benzosali: Với hai thành phần chính là Acid Benzoic và Acid salicylic, chuyên đặc trị vảy nến, nấm da,… Đồng thời giúp vùng sưng mềm hơn.
-
Benzac AC: Tuýp Benzac AC này có khả năng tiêu diệt lên đến 95% vi khuẩn gây mụn nước. Đồng thời tẩy nhẹ nhàng lớp da chết, giúp môi hồng hào hơn.
Phun môi bị mụn nước nên uống thuốc gì?
Bên cạnh sử dụng thuốc bôi tại chỗ, nhiều trường hợp mụn nước nghiêm trọng hay ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày thì các bác sĩ sẽ tiến hành kê các đơn thuốc kháng sinh và giảm đau như:
-
Thuốc kháng sinh: acyclovir, famcyclovir, valacylovir… giúp giảm mụn nước nhanh chóng.
-
Thuốc giảm đau: paracetamol hỗ trợ giảm cảm giác đau trên môi.
*Tuy nhiên, các bạn nên thông qua ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Không được tự ý mua thuốc về dùng khi chưa qua quá trình thăm khám.
Những lưu ý chăm sóc môi khi bị mụn nước ở môi sau khi xăm
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc để phòng tránh tình trạng mụn nước sau phun xăm môi. Tuy nhiên, nếu không may gặp phải tình trạng này thì bạn nên học cách chăm sóc đúng để môi hồi phục nhanh:
-
Tuân thủ dặn dò của bác sĩ, đồng thời uống thuốc đúng liều lượng. Không tự ý dùng thuốc khác toa hay tăng liều lượng nếu chưa thông qua ý kiến của bác sĩ.
-
Hạn chế để nước đọng trên môi. Nên dùng ống hút mỗi khi uống nước.
-
Không dùng tay không chạm lên vùng môi khiến môi bị nhiễm trùng.
-
Không tự ý bóc vảy, nên để môi tự bong.
-
Bảo vệ môi khỏi ánh nắng mặt trời trước khi ra ngoài.
-
Kiêng những thực phẩm dễ gây kích ứng môi: rau muống, hải sản, nếp, thịt gà, thịt vịt… Tăng cường các thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục môi như: cam, sữa chua, dứa, cà chua…
-
Nghỉ ngơi hợp lý, không hoạt động mạnh.
Hy vọng với những thông tin trên đây, các bạn sẽ có thêm kiến thức về xăm môi bị mụn nước. Từ đó, sẽ có cách khắc phục hiệu quả. Điều quan trọng nhất là bạn nên chủ động tìm đến các địa chỉ phun xăm uy tín. Nếu chưa tìm được điểm đến ưng ý thì hãy chọn Thế Giới Làm Đẹp – Khu phức hợp làm đẹp đầu tiên tại Việt Nam. Chỉ cần liên hệ đến hotline 1800 2024 các bạn sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí và đặt lịch sớm nhất.
5/5 – (1 vote)