Sau 4 đến 6 tháng tuổi mẹ đã có thể cho bé ăn dặm thêm bên ngoài để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Công thức xay bột hoàn hảo cho bé như thế nào thì không phải mẹ nào cũng biết. Hôm nay Zicxa.com sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới mẹ và bé nhé!!!
Công thức hoàn hảo khi xay bột cho bé
Giai đoạn ăn dặm đóng vai trò quan trọng trong những năm đầu đời của bé. Lúc này bên cạnh việc vẫn bú sữa mẹ hoặc sử dụng sữa công thức, những bát bột ăn dặm sẽ được mẹ bổ sung một lượng nhất định mỗi ngày. Thay vì việc mua sẵn bột từ bên ngoài, bây giờ mẹ có thể tự mình xay sẵn bột cho bé để chủ động hơn về nguồn dinh dưỡng cũng như đảm bảo sự an toàn.
Thông thường mẹ hay bổ sung những loại hạt như đậu xanh, đậu đen, hạt sen,…cùng với gạo tẻ hoặc gạo nếp để xay bột cho bé. Mẹ nghĩ rằng, những loại hạt này sẽ cung cấp được một lượng lớn các chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt, sẽ tăng cân.
Tuy nhiên đây thực sự là suy nghĩ sai lầm. Bột khi xay cùng các loại hạt mà chỉ cho bé sử dụng thế thôi thì không thể đảm bảo được hàm lượng chất dinh dưỡng. Sự kết hợp trái khoa học này có thể khiến trẻ bị thấp còi, suy dinh dưỡng. Trong một số trường hợp có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ chỉ nên xay bột bằng gạo tẻ pha thêm chút gạo nếp cho trẻ. Trong quá trình chế biến hãy cố gắng bổ sung nhiều chất dinh dưỡng đa dạng thông qua các loại thịt, rau củ quả, dầu mỡ có nguồn gốc động vật và thực vật,… Sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc chỉ sử dụng bột pha từ các loại hạt.
Cách xay bột cho trẻ ăn dặm
Để xay bột cho trẻ ăn dặm mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: gạo tẻ và gạo nếp theo một tỷ lệ nhất định. Mẹ nên trộn gạo nếp với tỷ lệ ít hơn vì gạo nếp có độ dẻo cao nên sẽ khiến bé khó ăn hơn bình thường.
Trên thị trường có bán khá nhiều máy xay bột mini, mẹ có thể chuẩn bị sẵn trong gia đình để tiện lợi mỗi khi cần sử dụng đến. Trong trường hợp không có máy xay tại nhà thì tại các cửa hiệu bán thực phẩm khô cứng cũng có xay bột đấy mẹ nhé.
Cách xay bột cho trẻ ăn dặm
Trộn đều gạo nếp gạo tẻ với nhau và xay từ từ trong khoảng 2 đến 4 phút. Mẹ có thể xay với thời gian lớn hơn cho đến khi bột có độ mịn nhất định. Nếu mẹ không xác định được bột như thế nào là mịn thì có thể dùng rây, rây lại bột nhiều lần.
Nếu không có hạt gạo nào còn sót lại thì bột đã đảm bảo chất lượng. Tốt nhất là mẹ nên xay nhiều hơn một chút trong mỗi lần và cất giữ ở nơi khô ráo để tiện lợi sử dụng trong lần sau.
Cách nấu bột ăn dặm thơm ngon cho bé
Để bát bột ăn dặm được thơm ngon hơn, mẹ nên xào chín thịt trước rồi để cho bé dùng dần trong ngày. Đầu tiên hòa bột gạo với nước, mẹ nên hòa cùng với nước lạnh để tránh bột gạo bị vón cục. Trẻ sẽ dễ ăn hơn khi bột mẹ nấu loãng, nên mẹ hãy chú ý nhé.
Bắc nồi lên bếp và đun với lửa to, khuấy liên tục bị bột không bị vón cục. Sau khi bột đã sôi, mẹ dặn nhỏ lửa và khuấy nhẹ nhàng cho đến khi bột có độ kết dính, thông thường thời gian này khoảng 10 phút. Khi bột gần được thì mẹ cho thêm vài muỗng thịt đã xào trước vào nấu cùng đến khi sôi đều là được. Đổ bột ra đĩa cho bớt nóng là mẹ đã có thể cho bé ăn ngay.
Một số chú ý khi nấu bột ăn dặm cho bé
Khi mới cho bé dùng bột ăn dặm, bởi vì mùi vị mới lạ nên trong những ngày đầu bé sẽ ăn rất nhanh và nhiều. Nhưng không vì thế mà mẹ cố tình cho bé ăn quá no vì sẽ khiến bé bị đầy bụng hoặc khó tiêu.
Hãy đảm bảo mẹ nấu bột đã chín. Một số mẹ khi thấy khi bột đã có độ kết dính mà tắt bếp luôn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bé cảm thấy chán ăn, thời gian tiêu hóa thức ăn lâu, dạ dày non nớt của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một số chú ý khi nấu bột ăn dặm cho bé
Bữa ăn của bé nên được thay đổi một cách đa dạng để kích thích vị giác. Mẹ nên thêm một chút rau xanh cùng thịt tới các loại dầu có nguồn gốc thực vật hoạt động vật để đảm bảo các nhóm chất được cung cấp một cách đầy đủ.
Trẻ trong thời kỳ dùng bột ăn dặm vẫn phải coi sữa là nguồn dinh dưỡng chính. Mẹ chỉ nên cho bé sử dụng hai bữa bột ăn dặm mỗi ngày vào bữa trưa và bữa tối. Đây chỉ là giai đoạn tập ăn của trẻ, tiếp xúc với những nguồn thực phẩm khác sữa mẹ. Nếu bé không ăn được nhiều mẹ cũng không cần quá lo lắng nhé.
Hi vọng bài viết này đã đem đến cho mẹ và bé những kiến thức bổ ích. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
|
Danh mục:
Tư vấn dinh dưỡng cho bé