Bệnh tim là một trong những nguy cơ gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Đặc biệt, sau cơn đau tim, bệnh nhân cần được chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng bằng thực đơn cho người bệnh tim để ngăn ngừa cơn đau tái phát. Những gì chúng ta ăn có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể hoạt động, bao gồm cả trái tim. Vì vậy, thay đổi thói quen ăn uống có thể giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh.
5 nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tim cần ghi nhớ
Sau đây là 5 nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tim áp dụng trong cuộc sống hằng ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển các vấn đề về tim mạch, cũng như tái phát bệnh.
- Ăn vừa đủ, kiểm soát khẩu phần ăn
Người bệnh tim chỉ nên ăn vừa đủ và chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Việc sử dụng dụng cụ ăn uống có kích thước vừa đủ thay vì bày biện quá nhiều thức ăn cũng giúp kiểm soát khẩu phần ăn phù hợp.
Một khẩu phần ăn dinh dưỡng cần giảm thực phẩm nhiều calo và muối, ưu tiên thức ăn lành mạnh, giàu vitamin như trái cây, rau củ quả. Cơ thể dung nạp quá nhiều calo sẽ có nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Bổ sung thêm rau xanh và trái cây tươi vào khẩu phần ăn hằng ngày mang lại những lợi ích tốt đối với sức khỏe như giảm nguy cơ đột quỵ và mắc các bệnh tim mạch. Những thực phẩm lành mạnh này chứa lượng lớn chất xơ hòa tan, giúp giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu cũng như tỷ lệ mắc bệnh tim.
Ngoài ra, trong trái cây và rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất, rất ít calo nên hỗ trợ tốt cho sự phát triển toàn diện của cơ thể, phòng ngừa và hạn chế các căn bệnh diễn biến nặng thêm.
- Giảm ăn mặn
Hàm lượng natri cao là một trong những nguy cơ tiềm ẩn làm gia tăng các vấn đề liên quan đến tim mạch như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột quỵ. Vì vậy sử dụng nước mắm giảm mặn để thay thế nước mắm mặn trong bữa ăn hằng ngày, giảm ăn mặn trong thực đơn cho người bệnh tim là giải pháp được nhiều người lựa chọn.
Đặc biệt, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên sử dụng dưới 1.500 mg muối/ngày để giữ gìn sức khỏe cho trái tim.
- Giảm chất béo bão hòa
Một chế độ ăn có nhiều chất béo bão hòa từ động vật sẽ làm gia tăng cholesterol xấu trong máu, gây nên tắc nghẽn mạch máu. Thay vào đó, chúng ta nên sử dụng chất béo tốt từ thực vật để chế biến món ăn như dầu đậu nành, dầu cải, dầu oliu…
- Giảm đồ ngọt
Trong các loại đồ ngọt chứa nhiều calo nên nếu không giảm ăn đồ ngọt, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng khả năng bị cao huyết áp. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, trong ngưỡng an toàn, nam giới có thể ăn 9 thìa cà phê đường, nữ giới có thể ăn 6 thìa cà phê đường mỗi ngày.
Thay đổi thói quen ăn uống có thể giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh tim
TOP 10 thực phẩm tốt cho người bệnh tim
Chế độ ăn uống bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ cũng như cải thiện sức khỏe cho người bị bệnh tim. Dưới đây là Top 10 thực phẩm cần bổ sung ngay vào thực đơn.
-
Ngũ cốc nguyên hạt
Nhóm ngũ cốc nguyên hạt gồm lúa mạch, yến mạch, gạo lứt, ngô, kiều mạch, hạt kê, bột mì nguyên cám… cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ. Nhờ đó, không chỉ có tác dụng chống lại các bệnh mạch vành, mà còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả, giúp cơ thể cân đối và khỏe mạnh hơn.
-
Quả chuối
Trung bình trong một quả chuối có đến 600mg kali, hỗ trợ giảm huyết áp cho người bệnh tim. Ngoài ra, khi chúng ta ăn chuối hoặc chế biến các món ăn kết hợp từ quả chuối sẽ giúp cơ thể bổ sung chất xơ, hạn chế lượng cholesterol trong máu và nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
-
Đậu nành
Đậu nành là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể con người, đặc biệt là người bệnh tim. Thực phẩm này rất giàu chất xơ, protein, khoáng chất, vitamin, axit béo omega – 3 và chất chống oxy hóa rất tốt cho việc giảm huyết áp và cholesterol. Ngoài ra, chất isoflavone trong đậu nành có tác dụng giảm viêm và cải thiện độ đàn hồi mạch máu, bảo vệ hiệu quả sức khỏe tim mạch.
-
Đậu đen
Trong đậu đen có hàm lượng natri thấp tự nhiên và chứa nhiều chất tốt làm giảm huyết áp và cholesterol như kali, canxi, magie, chất xơ… Đặc biệt, đậu đen bổ sung nhiều vitamin B, không có chất béo giúp mạch máu lưu thông tốt hơn và bảo vệ an toàn cho trái tim của bạn.
-
Rau bina
Thuộc dòng rau lá xanh rất tốt cho cơ thể và chứa lượng calo thấp, rau bina hỗ trợ chống lại các bệnh tim mạch, viêm nhiễm và ung thư. Rau bina chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa nhiều thứ 3 trong số các loại rau củ cùng họ.
-
Cá béo
Cá là một trong những thực phẩm tốt nhất cho tim mạch, nhất là cá hồi và cá ngừ. Thịt cá béo chứa nhiều axit béo omega-3, axit amin, chất chống oxy hóa… giúp cân bằng các hoạt động của tim mạch, giảm lượng cholesterol trong máu và ngăn chặn bệnh tim tái phát trở lại.
-
Cam
Thêm một loại quả rất giàu kali giúp chúng ta kiểm soát huyết áp hiệu quả và có lợi cho tim. Trong quả cam còn chứa chất chống oxy hóa, vitamin, pectin… chống lại cholesterol. Bổ sung nước cam hàng ngày giúp cơ thể giữ đủ nước cho hoạt động của tim và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
-
Việt quất
Việt quất là một loại quả mọng có tới 25 loại anthocyanin khác nhau, trong khi những quả mọng khác chỉ có khoảng 2-3 loại. Chất anthocyanin trong việt quất giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch vành. Đồng thời, bổ sung thêm cho cơ thể nhiều vitamin C, chất xơ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sữa chua
Trong sữa chua chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, vitamin, chất xơ, các chất probiotic tốt cho đường tiêu hóa và rất ít chất béo. Khoa học đã chứng minh, bổ sung sữa chua vào thực đơn cho người bệnh tim giúp cơ thể giảm béo phì, cholesterol, nguy cơ ung thư hệ tiêu hóa và rất tốt cho tim mạch.
-
Nho khô
Chất chống oxy hóa có trong nho khô chống lại sự phát triển của một loại vi khuẩn gây ra các bệnh về nướu và gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim gấp hai lần người bình thường. Bổ sung nho khô vào chế độ ăn hằng ngày có thể làm giảm huyết áp, mang lại lợi ích cho tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ.
Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây hằng ngày giúp giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch
Tham khảo 5 thực đơn cho người bệnh tim
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung những thực phẩm tốt là bạn đã có thể bảo vệ sức khỏe cho trái tim mình rồi. Dưới đây là gợi ý về 5 thực đơn cho người bệnh tim mà bạn có thể tham khảo để bắt đầu một chế độ ăn uống khoa học.
-
Thực đơn 1
Các bữa ănMón ăn trong ngày
Bữa sáng
Cháo yến mạch kèm sữa tươi không đường
Bữa trưa
Cơm, cá phile áp chảo, canh súp rau củ, rong nho tươi
Bữa ăn nhẹ
Trái cây (Việt quất)
Bữa tối
Cơm, canh hẹ đậu hũ, sườn nướng, cải xôi xào dầu hào
Bữa ăn nhẹ
Sữa công thức/sữa không đường
-
Thực đơn 2
Các bữa ănMón ăn trong ngày
Bữa sáng
Ngũ cốc kèm sữa chua
Bữa trưa
Cơm, thịt gà kho gừng, canh cải bẹ xanh, cà tím nướng
Bữa ăn nhẹ
Bánh ngọt nho kho
Bữa tối
Cơm, đậu hủ sốt cà, canh rau dền, bắp cải xào
Bữa ăn nhẹ
Sữa công thức/sữa không đường
-
Thực đơn 3
Các bữa ănMón ăn trong ngày
Bữa sáng
Phở bò không lấy nước béo
Bữa trưa
Cơm, trứng rán, thịt xào ớt chuông, canh rau bina nấu tôm
Bữa ăn nhẹ
Nước cam ép
Bữa tối
Cơm, thịt gà xông khói, canh đu đủ hầm xương, salad trái cây
Bữa ăn nhẹ
Sữa công thức/sữa không đường
-
Thực đơn 4
Các bữa ănMón ăn trong ngày
Bữa sáng
Bánh mì nguyên cám với sữa đậu nành
Bữa trưa
Cơm, cá lóc kho tiêu, đậu que xào, canh rau muống
Bữa ăn nhẹ
Chè đậu đen đường phèn
Bữa tối
Cơm, thịt vịt hầm khoai môn, măng tây xào, canh khổ qua
Bữa ăn nhẹ
Sữa công thức/sữa không đường
-
Thực đơn 5
Các bữa ănMón ăn trong ngày
Bữa sáng
Cháo cá với rau bina
Bữa trưa
Cơm, thịt bò xào bông cải, tôm rim nước dừa, canh khoai tím đầu tôm
Bữa ăn nhẹ
Chuối với sữa chua
Bữa tối
Cơm, chim cút chiên bơ, canh tần ô, cải thìa xào
Bữa ăn nhẹ
Sữa công thức/sữa không đường
Xây dựng bữa ăn cho người bệnh tim hợp lý, cân bằng và đủ dưỡng chất tốt cho sức khỏe
Trên đây là những loại thực phẩm tốt cũng như thực đơn cho người bệnh tim. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích từ bài viết sẽ giúp bạn phòng ngừa và hỗ trợ kiểm soát tốt các bệnh tim mạch.
>>> Bài viết cùng chủ đề