​Xem đồng tiền Việt Nam từ thời Đinh Bộ Lĩnh đến nay

Tiền VNDCCH sử dụng ở Nam Bộ trong thời chiến tranh - Ảnh: L.Điền

Tiền VNDCCH sử dụng ở Nam Bộ trong thời chiến tranh – Ảnh: L.Điền

Trong khuôn khổ tuyến nội dung “Bảo tàng và lịch sử: những câu chuyện chưa kể tại bảo tàng”, Bảo tàng Lịch sử TPHCM phối hợp với Bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ và 5 nhà sưu tập tư nhân thực hiện chuyên đề triển lãm “Lịch sử tiền tệ Việt Nam”, giới thiệu 700 hiện vật, hình ảnh về các giai đoạn tiền tệ của đất nước trong hơn 10 thế kỷ.

Đồng Thái Bình Hưng Bảo trích từ bộ sưu tập của ông Lê Hoan Hưng. Đây là đồng tiền riêng đầu tiên của nước ta, đánh dấu nền độc lập sau hàng ngàn năm Bắc Thuộc.

Đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo trích từ bộ sưu tập của ông Lê Hoan Hưng - Ảnh: L.Điền

Đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo trích từ bộ sưu tập của ông Lê Hoan Hưng – Ảnh: L.Điền

Thời tiền Lê có các đồng Thiên Phúc Trấn Bảo và đồng Thiên Phúc Thông Bảo; thời Lý theo niên đại có các đồng: Thuận Thiên Đại Bảo, Minh Đạo Nguyên Bảo, Thiên Cảm Nguyên Bảo, Đại Định Thông Bảo, Trị Bình Nguyên Bảo, Chính Long Nguyên Bảo.

Sau thời Trần với các đồng tiền: Kiến Trung Thông Bảo, Chánh Bình Thông Bảo, Nguyên Phong Thông Bảo, Khai Nguyên Thông Bảo…, loạt này còn có một đồng tiền thời nhà Hồ, là đồng Thiệu Nguyên Thông Bảo.

Đồng tiền thời nhà Hồ có tên Thiệu Nguyên Thông Bảo - Ảnh: L.Điền

Đồng tiền thời nhà Hồ có tên Thiệu Nguyên Thông Bảo – Ảnh: L.Điền

Đến tiền đồng thời hậu Lê có một loạt các đồng mang tên niên đại các vì vua quen thuộc như: Thuận Thiên, Thiệu Bình, Quang Thuận, Hồng Đức, Đoan Khánh…, và nhà Mạc cũng có một số đồng như: Minh Đức Thông Bảo, Minh Đức Nguyên Bảo…

Một nội dung đáng kể của chuyên đề triển lãm này là tiền của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các loại tín phiếu và giấy bạc Cụ Hồ từng lưu hành trong những thời khắc quan trọng của đất nước, đã trở thành một yếu tố làm nên lịch sử hiện đại Việt Nam.

Độc đáo nhất phải kể đến đồng tiền vàng Cụ Hồ. Đây là đồng tiền được làm vào năm 1948, Chính Phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ phát hành 200 đồng tiền loại này: làm bằng vàng nguyên chất, mệnh giá 20 đồng, mỗi đồng nặng 8,325gram. Đồng tiền hình tròn, màu vàng, viền nổi trang trí xung quanh. Mặt trước ở giữa in hình Bác Hồ, phía trên in chữ nổi “CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH”.

Mặt sau in nổi số 20 phía trên, ở giữa là chữ “VIỆT”, dưới có hai bó lúa xếp chéo nhau, bên dưới là số “1948”, viền in nổi dòng chữ “VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA” và “NANG 8G325 NGUYEN CHAT 0.900”. Đây là những đồng vàng tượng trưng cho nền tài chính độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Tiền vàng này được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các bộ trưởng và một số cán bộ chủ chốt, đồng thời cũng là tặng phẩm ngoại giao trong các chuyến xuất ngoại của Người, không dùng để trao đổi.

Triển lãm lần này giới thiệu đồng tiền vàng của bà Nguyễn Thị Thập, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng trong dịp bà Thập đi công tác nước ngoài. Hiện vật quý giá này thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ.

Mặt trước đồng tiền vàng Hồ Chí Minh - Ảnh: L.Điền

Mặt trước đồng tiền vàng Hồ Chí Minh – Ảnh: L.Điền

Mặt sau đồng tiền vàng Hồ Chí Minh với dòng chữ

Mặt sau đồng tiền vàng Hồ Chí Minh với dòng chữ “Nguyên Chat 0.900” – Ảnh: L.Điền

Trong thời chiến tranh, khi đất nước chia thành hai miền nam bắc, đồng tiền của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có loại lưu hành ở miền bắc, và loại lưu hành ở miền Nam. Trong khi đó miền Nam lại có tiền của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, và tiền của Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam (giai đoạn 1963- 1978).

Tiền Cụ Hồ sử dụng ở miền Bắc giai đoạn 1945 - 1950 - Ảnh: L.Điền

Tiền Cụ Hồ sử dụng ở miền Bắc giai đoạn 1945 – 1950 – Ảnh: L.Điền

Tín phiếu sử dụng ở Trung bộ có in hình Bác Hồ - Ảnh: L.Điền

Tín phiếu sử dụng ở Trung bộ có in hình Bác Hồ – Ảnh: L.Điền

Tiền mệnh giá 200 đồng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa có in hình vua Quang Trung - Ảnh: L.Điền

Tiền mệnh giá 200 đồng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa có in hình vua Quang Trung – Ảnh: L.Điền

Góc trưng bày các đồng tiền của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam - Ảnh: L.Điền

Góc trưng bày các đồng tiền của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam – Ảnh: L.Điền

Đó là chưa kể, thời chiến tranh còn có các loại tín phiếu lưu hành ở Trung bộ, và các loại tiến sử dụng trong những trường hợp đặc biệt: tiền đóng dấu, tiền xé đôi, tiền “đắp nền”.

Đến khi nước nhà thống nhất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thống nhất mẫu tiền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lưu hành trong toàn quốc từ 1978 đến nay.

Ông Hoàng Anh Tuấn (bìa phải) đang giới thiệu triển lãm với khách tham quan tại buổi khai mạc - Ảnh: L.Điền

Ông Hoàng Anh Tuấn (bìa phải) đang giới thiệu triển lãm với khách tham quan tại buổi khai mạc – Ảnh: L.Điền

 

Rate this post

Viết một bình luận