Bột sắn dây là nguồn thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Trong mùa hè oi bức, pha bột sắn dây có tác dụng giải nhiệt, xua tan cơn nóng hiệu quả. Không những thế đây còn là loại bột giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích lớn cho sức khỏe. Tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe cũng đã khuyến cáo nếu sử dụng bột sắn dây không đúng cách sẽ mang đến các tác dụng ngược. Bạn đang thắc mắc không biết bột sắn dây kỵ với gì? Cùng mình tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.
Bột sắn dây có chất gì?
Bột sắn dây được điều chế từ củ sắn dây. Thành phầm có màu trắng, mịn và không chứa tạp chất. Bạn có biết để tạo được 1 kg bột sắn dây nguyên chất, phải cần đến 10kg củ sắn dây tươi hay không?
Sau khi được chế biến, xay nhuyễn rồi tinh lọc, bột sắn dây được sử dụng với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Chứa nhiều dưỡng chất quan trọng và có dược tính nên bột sắn dây rất được ưa chuộng trên thị trường. Bên cạnh tác dụng giúp giảm cân, mặt nạ sắn dây trị mụn, thanh lọc cơ thể thì đây còn là nguồn thực phẩm hỗ trợ lưu thông máu, chống lão hóa, ngừa ung thư hiệu quả.
Sở hữu những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Bởi lẽ đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và khoáng chất. Trước khi tìm hiểu bột sắn dây kỵ với gì, hãy cùng mình tìm hiểu tất thảy thành phần dinh dưỡng có trong loại bột thần thánh này nhé.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cứ 100g bột sắn dây có chứa 14g nước; 0,7g protein; 84,3g gluxit; 18mg canxi; 20g photpho; 1,5mg sắt; và hàm lượng các loại vitamin A,B,C, E tỷ lệ khá cao,…Ngoài ra bột sắn dây còn chứa hàm lượng carbohydrate dồi dào, bổ sung năng lượng, hạn chế sự hấp thu chất béo cho cơ thể.
Bột sắn dây kỵ với những gì?
Vốn dĩ bột sắn dây có nhiều dinh dưỡng, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Không thể phụ nhận được những tác dụng tốt của sắn dây. Nhưng nếu không sử dụng đúng cách, không biết bột sắn dây kỵ với gì thì sẽ mang đến các tác dụng ngược không mong muốn. Cùng mình tìm hiểu ngay thôi nào.
Không ướp bột sắn dây với hoa bưởi
Một số người quan niệm rằng ướp hoa bưởi cùng bột sắn dây sẽ thơm và tăng hương vị khi sử dụng. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo đây là thói quen sai lầm. Bởi sự kết hợp này sẽ làm giảm dược tính phòng và điều trị bệnh vốn có của bột sắn dây.
Khi thưởng thức bạn sẽ không cảm nhận được công dụng của nó. Thậm chí có thể dẫn đến các tình trạng như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Không uống sống bột sắn dây
Bột sắn dây kỵ với những gì thì đây là một trong những lưu ý quan trọng khi uống buột sắn dây sống. Bột sắn dây có tính hàn mạnh, vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên uống sống.
Những tác dụng tuyệt vời của bột sắn dây đối với sức khỏe sẽ được phát huy tối đa nếu bạn nấu chín. Khi nấu chín bột sắn dây, không chỉ không làm mất đi giá trị dinh dưỡng mà còn giúp cho bạn loại trừ các loại vi khuẩn xâm nhập.
Bởi trên thị trường hiện nay chủ yếu bán bột sắn dây thủ công. Trong quá trình tinh lọc không kỹ càng sẽ rất dễ còn tạp chất hoặc các loại vi khuẩn có hại xâm nhập. Việc uống sống bột sắn dây thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Tình trạng nặng có thể gây nên các vấn đề như: đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm,….
Không sử dụng quá nhiều bột sắn dây
Đối với loại thực phẩm này, các bác sĩ cũng đã đưa ra lời khuyên rằng không nên sử dụng quá nhiều trong một ngày, cũng như quá liều lượng trong 1 lần sử dụng. Bởi dù cho bạn là người khỏe mạnh thì việc ăn quá nhiều một lúc cũng đều không tốt cho sức khỏe.
Các chuyên gia khuyên rằng bạn chỉ nên sử dụng tối đa 1 cốc nước sắn dây/ ngày. Và liều lượng sử dụng cho mỗi ngày pha không quá 30g. Bạn nên uống chín, có thể kết hợp với nước cốt chanh hoặc ít đường để tăng hương vị.
Không sử dụng quá nhiều đường
Theo Đông y bột sắn dây có vị ngọt, tính hàn, mang đến công dụng giải nhiệt, giải rượu, chữa cảm sốt, đau nhức đầu hiệu quả,…Nếu sử dụng bột sắn dây để giải rượu bạn có thể pha cùng với một chút muối cho dễ uống. Còn đối với các trường hợp giải khát, làm đẹp thì chỉ nên pha với một lượng ít đường để tạo vị ngọt thanh. Bởi bột sắn dây vốn dĩ đã có vị ngọt sẵn, nếu pha quá nhiều đường sẽ không tốt cho sức khỏe. Tham khảo thêm: ăn sắn dây có béo không?
Nên uống bột sắn dây vào lúc nào?
Không nên uống bột sắn dây vào buổi sáng hoặc lúc bụng đang đói: Buổi sáng không phải là thời điểm thích hợp để uống sắn dây. Lúc này cơ thể chưa nạp năng lượng và lượng hóc môn tăng trưởng trong máu rất thấp. Nếu bổ sung sắn dây vào cơ thể lúc sáng sớm này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể vào trong bột sắn, ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày.
Nên uống bột sắn dây vào buổi trưa và tối 1 tiếng: Nên uống bột sắn dây vào buổi trưa và tối là phù hợp nhất. Buổi trưa là thời điểm có nhiệt độ cao nhất trong ngày, thời tiết nắng nóng khiến cơ thể cần thức uống giải nhiệt. Lúc này, bột sắn dây được đưa vào cơ thể giúp giảm nhiệt độ, phát huy tác dụng làm mát gan.
Buổi tối cũng được coi là thời điểm mà nên uống bột sắn dây bởi nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc, cơ thể cần được nghỉ ngơi. Bạn hoàn toàn có thể pha một ly sắn dây để thư giãn.
Uống bột sắn dây sống có tốt không?
Thực ra uống sống và ăn chín bột sắn dây đều có những ưu nhược điểm riêng. Ăn chín sẽ làm an toàn hơn và phù hợp với trẻ nhỏ. Còn khi uống sống, cơ thể có thể chưa quen và có cảm giác như có gì đó thiếu an toàn nhưng uống sống lại nạp dưỡng chất nhiều hơn và có khả năng hạ nhiệt rất tốt.
Tuy nhiên bột sắn dây có tính hàn nên với những người có cơ địa, bụng dạ yếu, trẻ em sẽ dễ bị tiêu chảy hoặc đau bụng nhẹ. Vậy nên nhiều chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên không nên uống bột sắn dây sống và không nên pha với nước lạnh. Bởi vì:
+ Quá trình chế biến bột sắn dây được làm thủ công sẽ rất dễ nhiễm khuẩn và các tạp chất hoặc các loại vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập. Việc uống bột sắn dây sống thường xuyên có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Tình trạng này khi diễn biến nặng có thể xảy ra các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm..
+ Ngoài ra, khi pha sắn dây với nước sau khi vừa đun sôi, hoặc cách khác là nấu chè sắn dây, nhiệt độ cao sẽ giúp sắn dây uống vào dễ hấp thụ hơn, dạ dày cũng nhẹ việc hơn, tránh bị đầy bụng, chướng hơi.
Uống bột sắn dây hàng ngày có tốt không?
Uống bột sắn dây có công dụng giải nhiệt rất tốt. Dù vậy, không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này uống hàng ngày. Bởi lẽ, chính tính hàn của sắn dây khiến bụng dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Thậm chí, trẻ nhỏ, người đang yếu, tụt huyết áp hay mới bệnh dậy, uống bột sắn dây quá nhiều dễ bị đau quặn bụng từng cơn, tiêu lỏng.
=> Vậy nên để phát huy được tối đa tác dụng của bột sắn dây, mỗi ngày không nên uống nhiều hơn một ly nước pha sắn dây, đồng thời không nên uống bột sắn dây liên tục hàng ngày. Nên có những khoảng trống để dạ dày được nghỉ ngơi, sẵn sàng hấp thu các chất dinh dưỡng từ mỗi bữa ăn thường ngày.
Phân biệt bột sắn dây nguyên chất
Biết bột sắn dây kỵ với gì rồi thì bạn sẽ biết cách sử dụng sao cho an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên chỉ như vậy thôi chưa đủ. Bởi bột sắn dây hiện nay rất phổ biến, không quá khó để tìm nhưng nếu không biết cách phân biệt bột nguyên chất thì khi sử dụng sẽ không tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Vì lợi nhuận một số người buôn bán có thể sẽ trộn bột sắn thông thường vào bột sắn dây để bán. Hoặc nhập bột sắn dây Trung Quốc với giá thành rẻ, bán với giá đắt đỏ. Để phân biệt được bột sắn dây nguyên chất của người Việt sản xuất, bạn có thể dựa vào lưu ý dễ dàng, đơn giản sau đây:
– Bột sắn dây nguyên chất có hạt to, màu trắng tinh khiết tự nhiên, không dính các màu lạ. Bột khô hoàn toàn, có mùi thơm đặc trưng, mịn, khi ăn có vị ngọt, tan nhanh trong miệng. Sau khi tan hết có thể thấy bột vẫn rất mịn, không hề có hạt lộm cộm nào.
– Còn bột sắn dây kém chất lượng có hạt nhỏ, bột có lẫn tạp chất, màu sắc không tự nhiên và không có mùi thơm đặc trưng. Nếu bạn ngửi được mùi lạ thì chắc chắn là bột sắn dây giả. Bên cạnh đó nếu thử bột sắn dây giả, bạn còn có thể cảm nhận được những hạt lộm cộm trong miệng chứ không hề mềm mịn.
Khi mua bột sắn dây, bạn cũng nên cảnh giác với các loại bột đã được ướp với hoa bưởi. Bởi như mình đã đề cập ở trên ướp hoa bưởi sẽ làm giảm dược tính của bột sắn dây, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hơn nữa đây cũng là một trong những mánh khóe để át đi mùi lạ có trong bột sắn dây giả mà các thương buôn hay dùng.
Hướng dẫn pha bột sắn dây ngon
Pha 3 thìa bột sắn dây vào 50ml nước đun sôi để nguội (nếu muốn uống đậm hãy cho thêm bột sắn dây), hòa thêm đường hoặc muối tùy sở thích. Sau đó khuấy đều cho tan hết bột sắn dây.
Đổ đầy nước đun sôi (100 độ) vào cốc (200ml) và khuấy đều. Bạn sẽ có một cốc nước bột sắn dây ngon tuyệt vời.
Dùng ngay khi còn nóng khi muốn giải rượu. Nếu muốn giải cảm hoặc chữa say nắng, thì nên để nguội rồi uống hoặc cho thêm đá nếu muốn.
Nước bột sắn dây sẽ ngon hơn nếu bạn cho thêm một lát chanh vào.
Những lưu ý khi sử dụng bột sắn dây
1. Uống bột sắn dây sống có tốt không?
Thực ra thì uống bột sắn dây sống vẫn rất tốt. Tuy nhiên bột sắn dây có tính hàn nên với những người có cơ địa, bụng dạ yếu sẽ dễ bị tiêu chảy hoặc đau bụng nhẹ.
Ngoài ra không nên cho trẻ em uống bột sắn dây sống vì các bộ phận tiêu hóa của trẻ còn yếu. Dễ gây ra các phản ứng về đường ruột như tiêu chảy, đau bụng.
Khi uống nước bột sắn dây nên dùng chút nước lạnh hòa tan bột sắn dây ra. Sau đó đổ nước đun sôi vào khuấy đều cho thêm chút đường sẽ là một thức uống rất ngon và an toàn.
2. Bột sắn dây có nên ăn nhiều không?
Bột sắn dây có chứa phần lớn là tinh bột. Tuy nhiên có có chứa rất nhiều các chất hóa học khác như: saponosid và một flavonosid là puerarin. Bột sắn dây được dùng như một vị thuốc.
Vì vậy không nên ăn quá nhiều bột sắn dây sẽ không tốt cho sức khỏe.
Bạn nên uống 1-2 cốc bột sắn dây trong một ngày và hạn chế sử dụng đường. Có thể thay thế đường bằng muối trắng.
3. Bột sắn dây ướp hương hoa bưởi, sen, nhài …
Không nên ướp bột sắn dây với các loại hương bưởi, hương sen, hoa nhài ….
Vì sẽ làm giảm một số dược tính của sắn dây.
Nên dùng bột sắn dây nguyên chất để uống, chế biến thức ăn hoặc nấu chè.
4. Dùng bột sắn dây pha quá nhiều đường
Pha nước sắn dây với đường làm cho cốc bột sắn dây trở nên ngon hơn rất nhiều. Việc dùng đường trong chế biến bột sắn dây như nấu chè nấu ăn là rất phổ biến.
Tuy nhiên không nên pha quá nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường.
Ngoài ra khi dùng nước sắn dây giải rượu cũng không nên pha đường mà nên pha chút muối. Bởi đường sẽ làm cho cơn say tệ hơn.
Tạm kết
Vậy là bài viết đã giải đáp thắc mắc bột sắn dây kỵ với gì cho bạn rồi đấy. Hy vọng với những thông tin mà mình đã chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng, công dụng, cách sử dụng và mua bột sắn dây đúng cách. Tiếp tục ủng hộ mình và Blog để theo dõi các thông tin bổ ích về sức khỏe nhé.
FAQ về bột sắn dây
-
Nên uống bột sắn dây vào lúc nào
Nên uống bột sắn dây vào lúc nào thì câu trả lời là buổi trưa và tối là phù hợp nhất. Đặc biệt, buổi trưa nhiệt độ cao nhất trong ngày, thời tiết nắng nóng khiến cơ thể cần thức uống giải nhiệt. Lúc này, bột sắn dây được đưa vào cơ thể giúp giảm nhiệt độ, phát huy tác dụng làm mát gan.
2. Bột sắn dây kỵ ăn chung với gì
Theo nghiên cứu, sắn dây nếu kết hợp với mật ong sẽ sinh ra triệu chứng đầy bụng. Nên hạn chế kết hợp 2 loại thực phẩm này lại với nhau. Đồng thời khi mật ong kết hợp với bột sắn dây có thể gây ra phản ứng xấu.
3. Ai không nên ăn bột sắn dây
Những người dương khí hư với các biểu hiện như đại tiện lỏng, chướng bụng, lạnh bụng, lạnh chân tay, nhạt miệng, sắc mặt vàng… không nên dùng bột sắn dây. Theo các chuyên gia, kể cả người khỏe mạnh cũng không nên uống quá nhiều bột sắn dây, chỉ cần 1 ly nước sắn dây/ngày là đủ. Hạn chế sử dụng nước sắn dây sống.
4. Bột sắn dây có tác dụng gì
Mời các bạn xem thêm danh sách cụ thể trong các bài viết con Bột sắn dây kỵ với gì tốt nhất