Xét nghiệm Strongyloides IgG tìm giun lươn

Ở Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh giun lươn khá cao, chiếm từ 1-2% tổng dân số. Khi nhiễm bệnh, giun lươn tồn tại rất lâu trong cơ thể và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Việc phát hiện và chẩn đoán tình trạng nhiễm giun lươn sớm thông qua xét nghiệm Strongyloides sẽ giúp ích cho việc điều trị, kịp thời giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

1. Tổng quan về bệnh giun lươn

Bệnh giun lươn (Strongyloides stercoralis) hình thành do ấu trùng giun xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa, giun lươn được xếp vào nhóm ký sinh trùng nguy hiểm nhất.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua cách chui vào da, ấu trùng giun lươn sẽ theo tĩnh mạch chạy lên tim, xuyên qua phổi và tiếp tục chạy lên khí quản, hầu. Sau đó, những ấu trùng giun lươn này sẽ trôi xuống thực quản và ruột để ký sinh và tiến hóa thành giun trưởng thành. Nó có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể con người và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có nguy cơ gây tử vong.

Ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh giun lươn khá cao, chiếm 1 – 2 % tổng dân số. Bên cạnh đó, bệnh giun lươn cũng có tỷ lệ tái nhiễm cao hơn so với các bệnh lý khác.

2. Nguyên nhân gây bệnh giun lươn

Con người nhiễm giun lươn (Strongyloides stercoralis) chủ yếu qua da, một số ít trường hợp khác là do ăn uống thực phẩm bị nhiễm ấu trùng. Sau khi xâm nhập qua da, ấu trùng giun lươn di chuyển qua các cơ quan và bắt đầu ký sinh trùng đường ruột. Ở đó, ấu trùng giun lươn trải qua hai lần lột xác thành giun cái trưởng thành và ký sinh, sau đó xâm lấn vào các tế bào của niêm mạc ruột. Ấu trùng giun lươn có thể gây bệnh cho người bằng 1 trong 3 phương pháp sau:

  • Ấu trùng giun lươn ký sinh ở niêm mạc của ruột non trên và gây nhiễm trùng;
  • Ấu trùng giun lươn ký sinh ở niêm mạc của đại tràng và gây nhiễm trùng;
  • Ấu trùng giun lươn ký sinh vào da quanh hậu môn và gây nhiễm trùng.

Sau đó chúng thông qua hạch bạch huyết đi đến khắp cơ thể ký sinh và gây bệnh cho con người, điển hình là hệ thống thần kinh trung ương, gan và phổi.

giun lươn

3. Triệu chứng của bệnh giun lươn

Thông thường, bệnh giun lươn sẽ không đi kèm các triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng dưới đây sẽ thường gặp nhất:

Biểu hiện ở toàn thân:

  • Do hạ đường huyết gây phù ngoại biên và cổ trướng thứ phát;
  • Bạch cầu ái toan (eosinophil) ngoại biên giảm;
  • Nhiễm khuẩn gram âm tái phát hoặc ấu trùng mang vi khuẩn xâm nhập vào thành niêm mạc gây nhiễm khuẩn huyết.

Biểu hiện ở da:

  • Trên da xuất hiện những nốt nổi mề đay hoặc tái phát ban đỏ, do nhiễm trùng tự động lặp đi lặp lại nên sẽ thường được tìm thấy dọc theo mông, đáy chậu và đùi;
  • Ấu trùng vào thời điểm này sẽ phát triển nhanh.

Hệ thần kinh:

  • Viêm màng não;
  • Có thể tìm thấy ấu trùng giun lươn trong khoang dưới nhện, màng não, màng cứng và dưới màng cứng.

4. Xét nghiệm Strongyloides IgG tìm giun lươn

Bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm Strongyloides IgG tìm giun lươn khi nghi ngờ bệnh nhân nhiễm giun lươn. Theo đó, bệnh nhân sẽ tiến hành xét nghiệm miễn dịch, các kháng nguyên được chọn là những kháng nguyên dẫn xuất từ ấu trùng Filariform của giun lươn để có thể đạt độ nhạy và độ chuyên biệt cao nhất. Hiện nay, các chuyên gia y tế khuyên dùng thử nghiệm miễn dịch enzyme (EIA) do kỹ thuật này có độ nhạy cao (90%). Đối với những trường hợp tồn tại tình trạng suy giảm miễn dịch, các kháng thể Igg ở người nhiễm giun lươn vẫn có thể tìm thấy.

Ở những bệnh nhân nhiễm giun chỉ và một số loại giun tròn khác, có thể bắt gặp phản ứng chéo. Bên cạnh đó, các xét nghiệm Strongyloides IgG tìm giun lươn không được dùng để phân biệt giữa tình trạng nhiễm cũ và nhiễm mới.

Kết quả dương tính sẽ có ý nghĩa trong việc chẩn đoán ký sinh trùng cũng như điều trị giun lươn. Đối với những trường hợp bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch, chuẩn độ trong huyết thanh mang đến những lợi ích trong việc theo dõi hiệu quả điều trị.

giun lươn

5. Cách phòng tránh bệnh giun lươn

Vì việc điều trị bệnh giun lươn sẽ mất khá nhiều thời gian cũng như công sức và chi phí, do vậy việc phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn được ưu tiên hàng đầu. Để hạn chế nhiễm bệnh, tái nhiễm bệnh và lây bệnh trong cộng đồng thì mỗi người nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Tẩy giun định kỳ 2 lần /năm, mỗi lần cách nhau từ 4 đến 6 tháng;
  • Tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng cách chăm chỉ luyện tập thể dục, bổ sung rau quả tươi, sạch vào thực đơn hàng ngày. Những điều này sẽ giúp cơ thể tránh được tình trạng suy giảm miễn dịch, tránh gây bùng phát dịch;
  • Khi làm việc có tiếp xúc với đất, nhất là ở khu vực đất nhiễm phân người thì cần đảm bảo luôn sử dụng đồ bảo hộ lao động;
  • Nâng cao ý thức của bản thân cũng như những người xung quanh người trong việc vệ sinh cá nhân, dọn vệ sinh cộng đồng.

Bệnh giun lươn có thể gây các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt tồn tại nguy cơ gây tử vong nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chính vì thế khi cơ thể có những biểu hiện của bệnh thì người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám, thực hiện xét nghiệm Strongyloides IgG tìm giun lươn. Việc phát hiện bệnh sớm giúp nâng cao hiệu quả điều trị và kịp thời hạn chế được các biến chứng mà bệnh giun lươn gây ra.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những cơ sở y tế uy tín có thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tìm ký sinh trùng. Toàn bộ quy trình xét nghiệm tại Vinmec và công tác thăm khám đều được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh nên Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm và tin tưởng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Rate this post

Viết một bình luận