Xin Tư Vấn Cach Câu Cá Lau Kiếng Ăn Mồi Câu Cá Lau Kiếng Bằng Mồi Gì


*
Lý do tại sao loài cá Loricariidae lại xâm nhập được vào các vùng nước tự nhiên (sông, hồ…) ? Không gì lạ, do bởi chính những người mua và nuôi, cảm thấy không thích hợp, đã thả chúng về với môi trường thiên nhiên. Tại các quốc gia thuộc vùng ôn và hàn đới, khi được thả, cá lau kiếng sẽ không qua được mùa đông và cũng không thể sinh sản dù rằng rất mắn đẻ. Ngược lại, ở các nơi mà điều kiện khí hậu và thời tiết tương hợp với vùng xuất xứ của chúng thì… không bao lâu, chúng sẽ trở thành cá bản địa. Nhờ vào tài đẻ nhiều, hơn nữa ở các vùng nước nhập cư lại thiếu vắng giống cá dữ thích xơi chúng. Mất đi tính quân bình sinh thái tự nhiên của tạo hóa, cá Loricariidae đã trở thành mối khủng hoảng hàng đầu của dân câu, đó là chưa đề cập đến sự hỗn loạn của môi trường. Vùng Phân bố Được xem như loại cá còn tồn tại từ thời cổ đại, cá “Lau kiếng” có mật độ dân số đông nhất trong họ cá Trê/Nheo (Siluriformes), với hơn 700 giống được biết đến, chưa kể nhiều giống mới phát hiện được ghi thêm hàng năm vào danh sách. Loricariidae sinh trưởng từ những vùng nước ngọt của các quốc gia như : Costa Rica, Panama, ở các vùng nhiệt đới, và Á nhiệt đới (subtropical) của châu Mỹ latin. Từ Panama cho tới Argentina, chúng hiện diện hầu hết ở các nơi : từ các dòng suối nhỏ cho đến các nhánh sông nước chảy siết qua các vùng đồng bằng, kể cả những vùng nước ở cao độ đến gần 3.000 mét. Ngoài những nơi vừa nói qua, tại những vùng “nước pha chè” gần cửa biển, ở những nơi nước đượm màu đen vì ô nhiễm đầy acid, thậm chí cả ở tầng nước ngầm chảy dưới lòng đất, người ta vẫn cũng có thể tìm gặp chúng.
*
Mô tả :
Cá lau kiếng là một đại gia đình rất đa dạng thể, gồm nhiều màu sắc khác biệt nhau. Điểm đặc biệt của chúng thường được nhận diện qua những mảng xương như gai mọc dọc theo thân hình, tương tự như của loài “callichthyidae”. Cá lau kiếng có cái đầu rất lớn, và dẹp tựa như cá Chiên (một giống cá nặng cân, có ở miền bắc VN), cũng được phủ những mảng xương cứng như trên thân mình. Mình cá thon dài, với chiều dài tổng thể đo được gia/giảm tùy giống, từ 3 cm (Otocinclus) cho đến 100cm, như các giống : Panaque, Acanthicus và Pterygoplichthys. Cá lau kiếng có phần vây lưng rất rộng, chiếm phần lớn dải lưng. Vây bụng có khía, mang một hay nhiều gai nhọn.
*
Một trong những đặc điểm hiển nhiên nhất của cá lau kiếng, đó là cái miệng “ống giác” của chúng (minh họa dưới). Sự thường biến của miệng và mép, giúp cho cá có thể tự nuôi sống lấy thân, để thở và hít bám lấy mọi tầng nền như chúng ta sử dụng một vật hít bằng nhựa dẽo trên một mặt phẳng. Trước đây, người ta nghĩ rằng, 2 mép cá không thể nào cùng lúc dùng để bám hít, và đảm trách luôn cả việc hô hấp, vì nước sẽ len vào và gây rối loạn hệ điều hành. Nhưng rồi qua nhiều khảo sát khác, các khoa học gia nhận biết rõ hơn là miệng cá lau kiếng có thể hít bám và hô hấp cùng lúc không vấn đề. Nước len vào mép cá sẽ được chận lại bằng một màng mỏng, ngay ở đàng sau mỗi xương hàm. Hàm trên của cá lau kiếng còn được trang bị những xương nhỏ tựa như râu và chính những vật thể này làm trung gian cho lớp da của mép cá loại trừ được sự cố thất bại bám hít trong khi hô hấp. Để có thể hít bám vào đâu đó, cá lau kiếng thể hiện bằng cách áp sát mép vào tầng nền, đồng thời phình lớn miệng, để nạo một áp suất chân không ở phía trong.
*
Sinh thái :
Nhờ vào “cái ống giác”, quần thể cá lau kiếng có thể bám một cách dễ dàng vào các lớp nền nơi chúng sinh sống, nhất là tại những vùng nước chảy siết. Miệng và răng của chúng cũng tương hợp với chế độ ẩm thực. Cá lau kiếng có khả năng vét một số lượng lớn rong rêu, và các động vật không xương kể cả chất thải của các giống cá khác. Một số lớn trong quần thế cá lau kiếng được xếp vào nhóm ăn… bùn (rêu và vi sinh vật), nhưng có một số khác, chẳng hạn như giống Panaque, thì lại thuộc loại chỉ ăn gỗ mục !
*
Phần lớn cộng đồng cá lau kiếng thường sống về đêm. Chúng thích lẽ loi, nhưng cũng có khi tụ họp từng bầy như giống Otocinclus. Hệ hô hấp của nhiều giống cá lau kiếng cũng được dân chơi cá cảnh sành điệu biết đến. Khả năng thở bằng khí trời của chúng tùy thuộc vào hàm lượng dưỡng khí có trong nước ; đặc biệt các giống lau kiếng quần cư ở các thác nước lại không có được đặc tính này (CCVN : dư thừa dưỡng khí chăng ?). Ngược lại, những cư dân sống tại các sông lớn ví dụ như loại lau kiếng mang tên Hypostomus, thì lại có năng lực hô hấp bằng khí trời rất mạnh. Ngoài ra, giống Pterygoplichthys có thể sống không cần đến nước, trong một quảng thời gian dài có gần 30 tiếng – một tiện ích lớn cho dân buôn và chơi cá cảnh. Cách câu cá lau kiếng :
Người biên soạn bài viết này chưa bao giờ câu được hay có có ý định câu cá “lau kiếng”, nhưng theo lời “khai” của nhiều người (những cần thủ có hộ khẩu tại Việt Nam), thì cá lau kiếng vẫn có thể dính câu một cách “bất đắc dĩ” khi câu những giống cá khác. Dựa theo lời thuật của một thành viên của diễn đàn caucavietnam.com, ở Hải Phòng, thì cách câu chúng rất giản dị, đại khái như sau : Mồi câu : bột câu trộn sẵn, hoặc trùn/giun đất.

Được các nhà khoa học xếp vào dạng “cá Trê/Nheo” (siluriformes), loài cá Loricariidae xuất xứ từ nam Mỹ đã được xuất khẩu đi khắp các châu lục như một giống cá cảnh, để nuôi chung với các giống cá khác trong bồn/bể kính, mục đích nhằm bổ sung cho môi trường sinh thái thu hẹp có được tính tự nhiên nhờ vào cá tính ẩm thực : rong, rêu, tảo mộc… của chúng. Tuy nhiên, gì cũng có ưu và khuyết điểm, có thể sau một thời gian nuôi dưỡng, khi quá lớn, cá “dọn bể” có thể dọn sạch những vật thực trang trí trong bồn nuôi cá, nếu mà bạn không quan tâm đến bể nuôi hay vắng nhà quá lâu.

Bạn đang xem: Mồi câu cá lau kiếng

Phương pháp câu : kiểu Đài Loan, cân chì sao cho phao nổi 4 nấc (ăng ten) – Và sau khi mắc mồi, phao nổi chỉ còn 2 nấc. Khi Lau kiếng cắn câu, thoạt tiên hơi làm bềnh (nổi) phao, tiếp đến, phao lún mất phần ăng ten nhưng vẫn bất động tại một chỗ chứ không kéo phăng đi như những giống cá khác (BBT : do cá tính bám nền của chúng ?). Khi cá đã mắc câu, không cần phải giật, mà chỉ cần dỡ nhẹ cá lên (như câu tôm), để đưa vào bờ, không cần phải dùng đến vợt (!), vì chúng không hề đề kháng. Ẩm thực : Cũng theo lời của cần thủ nói trên, cá lau kiếng ăn được và hình như rất… “bổ dương” (!?). Cách chế biến của bác ấy như sau :
– Cách 1
: Nhúng cá vào nước sôi như để vặt lông gà vậy. Sau đó lột da, cắt bỏ đầu, ngạnh, đuôi tất nhiên cả bộ lục thủ phủ tạng nữa. Tiếp theo là tẩm ướp gia vị, và công thức trộn gia vị gồm : ớt giã nhỏ, tỏi, bột nêm, nước mắm… Ướp cá chừng 10 đến 15 phút, cho vào chảo rán dòn.

: kiểu Đài Loan, cân chì sao cho phao nổi 4 nấc (ăng ten) – Và sau khi mắc mồi, phao nổi chỉ còn 2 nấc.: Nhúng cá vào nước sôi như để vặt lông gà vậy. Sau đó lột da, cắt bỏ đầu, ngạnh, đuôi tất nhiên cả bộ lục thủ phủ tạng nữa. Tiếp theo là tẩm ướp gia vị, và công thức trộn gia vị gồm : ớt giã nhỏ, tỏi, bột nêm, nước mắm… Ướp cá chừng 10 đến 15 phút, cho vào chảo rán dòn.

Xem thêm: Nhận Mua Hộ Cần Câu Secondhand Nhật Tại Hồ Chí Minh, Cần Câu Nhật Bãi

– Cách 2 : Cá mổ bụng, bỏ hết lục phủ – ngũ tạng, rửa sạch. Ướp gia vị theo “như trên”, sau đó nướng cho đến khi cá chín, và bóc bỏ lớp da ngoài. Luộc nguyên con theo cách của dân Brazil. – Cách 3 : Cá mang về nướng qua lửa (chỉ cần nướng đủ độ để bóc da). Bỏ lớp da, kế tiếp bóc phần thịt của cá và ướp với gia vị để rán. Cũng bằng cách này, nhưng cần nướng cho thật chín, sau đó bỏ da, giữ thịt chấm với nước tương ớt pha trộn thêm gia vị.Nguồn caucavietnam.comhttp://caucavietnam.com/index.php?option=com_content&view=article&id=610:ca-lau-kingdn-b-loricariidae&catid=35:canuocngot&Itemid=81

: Cá mổ bụng, bỏ hết lục phủ – ngũ tạng, rửa sạch. Ướp gia vị theo “như trên”, sau đó nướng cho đến khi cá chín, và bóc bỏ lớp da ngoài.: Cá mang về nướng qua lửa (chỉ cần nướng đủ độ để bóc da). Bỏ lớp da, kế tiếp bóc phần thịt của cá và ướp với gia vị để rán. Cũng bằng cách này, nhưng cần nướng cho thật chín, sau đó bỏ da, giữ thịt chấm với nước tương ớt pha trộn thêm gia vị.

Rate this post

Viết một bình luận