Xưng Hô Trong Hội Thoại Là Gì? Từ Ngữ Tiếng Việt Dùng Để Xưng Hô

Advertisement

Để giao tiếp và trò chuyện thì ngoài việc sử dụng câu từ, các phương châm hội thoại ra thì cách xưng hô trong hội thoại như vai vế, cấp bậc xã hội là điều các bạn cần phải nắm vững. Qua phần bài học dưới đây, các bạn sẽ hiểu thế nào là xưng hô trong hội thoại và sử dụng các từ ngữ xưng hô một cách đúng đắn nhất.

Cùng bắt đầu nhé!

Tìm hiểu xưng hô trong hội thoại

Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt vô cùng phong phú, đa dạng mà còn tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. Nhưng trong giao tiếp cần chú ý đến đối tượng và tình huống giao tiếp để xưng hô cho đúng, phù hợp nhất.

Một số từ thường dùng trong xưng hô, giao tiếp chẳng hạn như: Tôi, cậu, tớ, mình, bạn, chúng ta, chúng tôi, ta, chúng ta, chúng nó, chúng mày, anh ấy, cậu ấy, chị ấy…

Xưng hô trong hội thoại là gì

Ví dụ tính phong phú, đa dạng trong cách xưng hô

Cho câu: “I Love You”

Trong tiếng Anh thì câu này có nghĩa là tôi yêu bạn hay anh yêu em.

Nhưng trong tiếng Việt thì nghĩa câu này được hiểu đa dạng hơn như:

  • Mình thích cậu.
  • Tớ yêu bạn.
  • Mình mến bạn.
  • Anh thương em.

Và còn nhiều nghĩa khác tùy vào ngữ cảnh và hoàn cảnh trong giao tiếp.

Một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt

– Xưng hô bằng đại từ:

+ Ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ,… (số ít); chúng tôi, chúng tao,… (số nhiều).

+ Ngôi thứ hai: mày, mi,… (số ít); chúng mày, bọn bay,… (số nhiều).

– Xưng hô bằng tên riêng: Ví dụ: Lan còn nhớ cây táo này không?

– Xưng hô bằng từ chỉ quan hệ gia đình: ông, ba, bác, chú, cô, thím, anh, chị, èm,…

– Xưng hô bằng các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: giáo sư, thầy giáo, bác sĩ, giám đốc,…

– Xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ xã hội: bạn, cậu (tớ),…

Có thể thấy, tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô quá phong phú, tinh tế và mang nhiều sắc thái biểu cảm. Người nói, vì vậy, cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Xưng hô trong giao tiếp thể hiện văn hoá của người Việt. Người Việt có truyền thống “xưng khiêm hô tôn”.

Luyện tập xưng hô trong hội thoại – SGK ngữ văn 9

Bài tập 1 trang 39 – SGK

Trong tiếng Việt có những từ ngữ chỉ xưng hô chỉ gồm:

  • Ngôi gộp: Chỉ một nhóm người nói và người nghe, ví dụ như chúng ta
  • Ngôi trừ: Chỉ một nhóm người có người nói nhưng không có người nghe, ví dụ như chúng tôi.
  • Có những từ vừa là ngôi gộp vừa là ngôi trừ như từ chúng mình.

Trong ví dụ trên vì là người châu Âu nên không có sự phân biệt giữa ngôi gộp và ngôi trừ. Như từ “We” có nghĩa là chúng ta, chúng tôi, chúng mình.

==> Do sự ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ nên cô học viên đã nhầm lẫn và dùng sai từ trong cách xưng hô.

Bài tập 2 trang 40 – SGK

Việc dùng chúng tôi thay tôi trong các văn bản khoa học có tác dụng:

  • Tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học.
  • Thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
  • Hoặc những ý tưởng đó có tham khảo từ những nguồn khác nhau.

Bài tập 3 trang 40 – SGK

Phân tích cách xưng hô của đứa bé:

Với mẹ: gọi theo cách thông thường, bình dị nhất “mẹ”

Với sứ giả: Xưng hô một cách khác thường “ta – ông”.

==> nghĩa là điềm báo trước đây là đứa bé phi thường, sẽ lập được nhiều thành tích sau này.

Bài tập 4 trang 40 – SGK

Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói:

Người thầy gọi vị tướng là “ngài” với ý nghĩa thể hiện thái độ tôn trọng với vị tướng đang chiến đấu và bảo vệ tổ quốc. Vị tướng là người có địa vị cao trong xã hội.

Vị tướng xưng hô với người thầy “con – thầy” với ý nghĩa thể thái độ kính cẩn và lòng biết ơn người thầy đã dìu dắt mình trưởng thành. Đây là đạo lý tôn sư trọng đạo, “ một chữ cũng là thầy, 2 chữ cũng là thầy” trong văn hóa Việt Nam.

Bài tập 5 trang 40 – SGK

Vào thời kỳ phong kiến ở Việt Nam, cụ thể hơn là trước những năm 1945, các vị vua, người đứng đầu đất nước phong kiến thường xưng hô với dân là “ta, trẫm – các ngươi, các khanh, thần dân”. Cách xưng hô như vậy là vua tự đặt mình là người bề trên, có quyền nắm giữ sinh mạng bất kỳ ai.

Bác Hồ, người đứng đầu nhà nước Việt Nam thời mới thì xưng hô với dân chúng “ tôi – đồng bào”. Cách xưng hô này thể hiện thái độ thân thiện, gần gũi với người nghe, đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa lãnh tụ và người dân ở một nước dân chủ.

==> Bác Hồ là người giản dị, khiêm nhường.

Bài tập 6 trang 41 – SGK

Những lời nói của tên cai lệ:

  • Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
  • Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất.
  • Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

Cách xưng hô” ông – mày” thể hiện thái độ trịch thượng, hống hách của người có quyền thời phong kiến xưa.

Những lời nói của người nhà lí trưởng:

  • Anh ta lại sắp phải gió như đêm hôm qua đấy!.
  • Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa.

Cách xưng hô “ tôi – chị” thể hiện thái độ mềm mỏng, khéo léo hơn tên cai lệ nhưng cũng chỉ mục đích là thu cho được tiền sưu của anh Dậu.

Những lời nói của chị Dậu:

  • Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!.
  • Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh lại được một lúc, ông tha cho!

Lúc đầu chị Dậu xưng hô “ cháu – ông” thể hiện thái độ hạ mình, nhẫn nhục để khất sưu.

  • Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Chị chuyển đổi cách xưng hô “ tôi – ông” thể hiện sự phản ứng lại thái độ quá quắt của tên cai lệ.

  • Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Cuối cùng chị xưng hô “ bà – mày” thể hiện sự phản kháng quyết liệt của của một con người bị dồn vào đường cùng.

Trên đây là tổng hợp kiến thức và hướng dẫn làm bài tập về xưng hô trong hội thoại. Bạn hãy chăm chỉ luyện tập thật nhiều để ghi nhớ chắc chủ điểm bài học này nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên Thư viện khoa học.

Advertisement

Rate this post

Viết một bình luận