Đúc kết từ kinh nghiệm của cổ nhân, nhẫn là một đức tính của người quân tử, nếu không biết nhẫn lại thì khó tránh khỏi những việc bất lợi cho bản thân, thậm chí còn mất cả tính mạng. Bài viết dưới đây Tranh Gỗ Trúc Duy xin chia sẻ cho bạn đọc ý nghĩa chữ nhẫn để bạn đọc có thể học hỏi và thực hành để chuyển nó thành cái tính của mình.
Chữ Nhẫn ( 忍 ) trong tiếng Hán có ý nghĩa gì?
Chữ 忍“Nhẫn”: Kiên nhẫn, Nhẫn nhịn, Nhẫn nại, Nhẫn nhục. Nhẫn 忍 trong chữ Hán được ghép bởi 2 chữ: 刀(Đao) ở trên và chữ 心(Tâm) ở dưới. Giáo gươm đâm vào tim thì chỉ tổn thương đến tính mạng. Thế nhưng, nhiều người bị cảm xúc chi phối, không tĩnh Tâm để rồi phải hối hận, nhưng khi nhẫn được thì người đó lại trên người khác, được nhiều người yêu mến và dễ thành công trong cuộc sống.
Ý nghĩa của 10 từ gắn với chữ “Nhẫn”
1. Nhẫn nại: khi gặp khó khăn trong cuộc sống, công việc, lộ trình đi sai hướng, nhưng vẫn quyết chí làm cho được.
2. Nhẫn Nhục: Việt Vương Câu Tiễn thất bại, phải chịu đủ mọi thứ nhục nhã, nằm gai nếm mật, chờ thời cơ phục quốc
3. Nhẫn Nhịn: Chờ đúng thời điểm, đúng thời cơ đến mà không nôn nóng.
4. Nhẫn Thân: Tàn nhẫn với chính mình, tự mình ràng buộc bản thân một cách chặt chẽ. Thành công sẽ càng đến gần và cơ hội bất ngờ đến càng nhanh.
5. Ẩn Nhẫn: Sống quy ẩn trên núi, an tịnh, không tham danh lợi, không quan tâm đến chuyện thế sự trên đời.
6. Nhẫn Hận: Bị áp bức, trà đạp nhưng không tỏ thái độ ghét và oán hận.
7. Nhẫn Hành: Thấy việc thành được rồi, nhưng chờ đủ thời cơ để cho thêm phần chắc thắng.
8. Nhẫn Trí: Người khôn khéo nhưng không thể hiện ra
9. Nhẫn Tâm: Thấy nạn không cứu, thấy ác không can ngăn.
10. Tàn Nhẫn: Làm những việc không đúng với lương tâm, chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Ý nghĩa Chữ Nhẫn đối với người Việt
Nhẫn chính là một đức tính đáng quý của con người. Việc nhỏ mà không nhẫn được, việc lớn khó thành. Người Việt có câu tục ngữ: “Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được, thì càng sống lâu”.
Nhẫn đi nhân phẩm toả ra
Nhẫn đi đạo đức vang xa rạng ngời
Nhẫn đi sẽ thấy mặt trời
Nhẫn đi sẽ tránh những lời đau thương
Nhẫn đi thoát hoạ tai ương
Nhẫn đi sẽ thấy con đường dễ đi
Nhẫn đi để tránh chia ly
Nhẫn đi sẽ thấy từ bi cõi lòng
Người Việt vốn có tình đoàn kết, thương yêu và nhường nhịn để giữ được hòa thuận trong gia đình và xã hội. Chính vì thế mà chữ Nhẫn đi vào trong nếp sống của người Việt. Gia đình có hạnh phúc, bền chặt hay không là do chữ Nhẫn quyết định.
Ai có nhẫn thì sẽ biết cách ứng xử khéo léo, được nhiều người yêu mến, Nhẫn chính là một đức tính đáng quý cần phải trau dồi và phát triển.
Chữ Nhẫn và chiếc nhẫn cưới
Khi cưới nhau, các cặp vợ chồng thường trao nhẫn cho nhau với tinh thần sâu sắc. Việc trao nhẫn có ý nghĩa rất sâu sắc, với ý nghĩa là nhắc nhở các cặp vợ chống phải biết cách Nhẫn để giữ hạnh phúc được bền lâu. Vì cuộc sống hôn nhân cho dù có yêu tới mấy nhưng sau này vẫn có điểm không hòa hợp.
Chiếc nhân cưới nhắc nhở bản thân luôn phải rèn luyện lời ăn, tiếng nói, hành vi sao cho tốt đẹp. Đó là chiếc Nhẫn, là lời nhắc nhở vợ chồng phải biết nhẫn để giữ hạnh phúc, yêu thương, kiếm chế nóng giận.
Lời Phật dạy về chữ Nhẫn
Trong đạo phật, Nhẫn mang ý nghĩa hết sức sâu sắc, chữ Nhẫn trong nhà Phật là cái TÂM chịu mọi sự sỉ nhục, gây hại của người khác lên mình nhưng mình không khởi lên sân hận, trái lại còn yêu thương người kia hơn.
Ba loại nhẫn gồm: Chịu đưng, an nhiên về thân, khẩu, y; bị hành hạ, bệnh tật, nóng lạnh… (thân); không nói lời ác khi bị làm nhục, bị hành hạ (khẩu); không giữ sự căm hận, oán thù trong tâm.
Ba ý nghĩa khác của chứ nhẫn gồm: Không oán hận những ai gây hại cho mình (oán hại nhẫn), chịu đựng mọi sự khó khăn, đau khổ, hành hạ (an thọ khổ nhẫn) và thấy rõ bản chất của các sự vật (đế sát pháp nhẫn).
Nhẫn trong đạo phật còn có ý nghĩa là không tức giận, yêu thương những người gây hại cho mình, chấp nhận các pháp vô thường.
Sáu năng lực của người biết nhẫn
1/ An tĩnh trước mọi lời mắng chửi, không có ý giận hờn, thù hằn.
2/ An tĩnh khi bị người ta đánh đập, hành hạ.
3/ An tĩnh trước sự áp bức, mưu hại mà không có ý trả thù;
4/ An tĩnh trước sự tức giận của người khác;
5/ An nhiên trước sự được mất, khen chê, đề cao hay hạ thấp, khổ vui;
6/ Không nhiễm phiền não.
Chữ Nhẫn đối với sức khoẻ
Đối với sức khỏe, người biết nhẫn nhịn thì tinh thân luôn bình an, không bị phiền não bởi những tác động khác, giảm được sự đau khổ, tức giận, lo âu. Các nghiên cứu cho thấy, những người chỉ số nhẫn nhịn cao thường có thân thể khỏe mạnh, tinh thần thỏa mái.
Vậy nên, nhẫn giúp con người khỏe mạnh, sống vui vẻ, không bị phiền não.
Tranh chữ thư pháp ” Nhẫn”
Tranh chữ thư pháp mang ý nghĩa như một lời nhắc nhở để con người sống tốt hơn, biết rèn luyện bản thân mình hơn. Vì vậy mà khá nhiều người trọn tranh chữ nhẫn để tro trong nhà.
Tranh thư pháp chữ nhẫn còn như một món quà ý nghĩa thể hiện thiện tâm – tầm – trí của người tặng và người nhận. Tranh chữ nhẫn nhắc nhở ta phải nhẫn trong các hành động, suy nghĩ, lời nói để không mắc sai lầm trong cuộc sống.
Kết luận: Chữ Nhẫn là một đức tính tốt của mỗi người, người có chữ nhẫn dễ có được lòng người, dễ thành công hơn trong cuộc sống. Chữ nhẫn cũng được dùng để làm những bức tranh gỗ để trang trí và làm quà tặng ý nghĩa cho người thân.