Ý nghĩa của Bánh trung thu ở Việt Nam và nhiều nước khác thuộc Châu Á, hình bánh trung thu các nước khác hấp dẫn rớt nước miếng|Mami Share

Ý nghĩa của Bánh trung thu ở Việt Nam và nhiều nước khác thuộc Châu Á, hình bánh trung thu các nước khác hấp dẫn rớt nước miếng

Bánh Trung thu tên gốc là nguyệt bính (Tiếng Trung: 月餅 (Nguyệt bính)/ Yuèbǐng), tiếng Anh là moon cake, nghĩa đen là bánh mặt trăng.

Bánh Trung thu tên gốc là nguyệt bính (Tiếng Trung: 月餅 (Nguyệt bính)/ Yuèbǐng), tiếng Anh là moon cake, nghĩa đen là bánh mặt trăng.

Chính vì thế, bánh trung thu điển hình là bánh ngọt hình tròn, đường kính khoảng 10 cm và dày 3 trục 4 cm. Bánh thường được ăn ở khu vực miền Nam và miền Bắc Trung Quốc. Nhân bánh phong phú thường được làm từ đậu đỏ hoặc bột hạt sen được bao quanh bởi lớp vỏ mỏng (2,3mm) và có thể chứa lòng đỏ từ trứng vịt muối. Bánh trung thu thường được ăn trong nêm nhỏ kèm theo uống trà.

 

 

Thời xưa, nhân bánh thường là những quả trứng muối tượng trưng cho trăng rằm. Vị mặn của trứng muối dường như “trung hòa” cho vị ngọt của các nguyên liệu khác. Bánh trung thu được đem nướng sau khi đã định hình.

Ở Trung Quốc, trên mặt bánh trung thu thường in những chữ mang thông điệp tốt lành (như “song hỷ”, “cát tường”), hay tên của cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó là biểu tượng của Mặt Trăng, Hằng Nga, Thỏ Ngọc, hình hoa lá, như là sự trang trí bổ sung.

Bánh trung thu hiện nay ở Việt Nam và các nước

Bánh trung thu hiện đại phần lớn là sự cách tân kiểu dáng và nguyên liệu của nhân bánh. Từ điển hình dạng tròn, ngày nay chúng ta có đa dạng kiểu dáng của bánh trung thu như hình vuông, hình cá chép, hình con heo, hình bông sen…

Nếu như truyền thống làm nhân bánh bằng trứng muối thì bây giờ nó có thể là đậu xanh, khoai môn, dăm bông, sầu riêng, … Thêm các hương liệu như: cà phê, sô-cô-la, các loại trái cây v.v.

Từ thập kỷ 1980, ở Việt Nam xuất hiện các kiểu bánh trung thu được làm lạnh (bánh dẻo lạnh). Những năm gần đây còn xuất hiện loại bánh trung thu dành cho người ăn kiêng (bánh trung thu chay).

Bánh trung thu thường đắt hơn nhiều so với giá trị thực của nó bởi lẽ việc sản xuất và kinh doanh chỉ mang tính thời vụ và thị trường phục vụ chỉ là những nơi mà Tết Trung thu có tầm ảnh hưởng lớn như các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Bánh Trung thu của Trung Quốc

Trong phong tục của người Trung Quốc, tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên, thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp. Chính bởi vậy bánh trung thu của Trung Quốc theo truyền thống thường có hình tròn, tượng trưng cho “đoàn viên” và ý nghĩa này bắt nguồn từ đời nhà Minh.

 

Bánh trung thu truyền thống Trung Quốc

 

Bánh trung thu Đài Loan

Tại Đài Loan những chiếc bánh trung thu truyền thống sử dụng nhân làm từ khoai lang. Ngày nay khi văn hóa du nhập phát triển, có thêm nhiều vị mới như kem, trà xanh, sôcôla.

 

Bánh trung thu Đài Loan

 

Bánh Trung thu Nhật Bản

Ở Nhật Bản bánh trung thu được bán quanh năm, ngoài bánh dày mochi thì bánh trung thu Nhật Bản dường như chưa bao giờ chứa trứng muối bên trong. Thật ra, đa số người Nhật không biết rằng có loại bánh trung thu như thế.

Ngoài những loại bánh tương tự như bánh Trung Quốc thì, ở Nhật còn phổ biến các loại bánh khác, điển hình như Tsukimi dango, loại bánh này được sử dụng trong lễ tết trung thu của người Nhật (nghĩa đen là bánh trôi trông trăng), nặn hình tròn, màu trắng, được bày theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ.

 

Bánh trung thu Nhật Bản

 

Bánh Trung Thu Hàn Quốc

Người Hàn Quốc có hai loại bánh đặc biệt là songpyeon, tức bánh dày hình bán nguyệt và chapssaltteok. Songpyeon và chapssaltteok được dùng cho ngày Tết Chuseok (tết Trung thu hay lễ Tạ ơn), cách làm giống với mochi của Nhật Bản.

 

Bánh trung thu Hàn Quốc

 

Bánh trung thu Việt Nam

Ở Việt Nam, bánh trung thu bao gồm hai loại: bánh nướng và bánh dẻo. Bánh theo truyền thống thường có nhân đậu xanh (hay hạt sen) hoặc nhân thập cẩm (với dăm bông, lạp xưởng, lá chanh, mứt bí, mỡ đường v.v.). Các hộp bánh thường bao gồm cả hai loại bánh nướng, bánh dẻo, và trong dịp phá cỗ trông trăng đêm trung thu, hai loại bánh được mang ra ăn cùng nhau, bên cạnh các đồ ăn khác như cốm (và chuối tiêu, trứng cuốc), hồng, bưởi.

 

Bánh nướng và bánh dẻo của Việt Nam

 

Bánh trung thu Philippines

Ở Philippines, một kiểu bánh trung thu được biết đến là hopia. Đây là loại bánh nướng đơn giản, không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng phần nhân rất phong phú, hấp dẫn, thông thường có chứa đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ, thịt lợn, khoai lang tím, hoặc thậm chí sầu riêng. Phần bột ngoài của bánh xếp lớp, ăn hơi giòn.

 

Bánh Hopia của Philippines

 

Bánh trung thu Singapore

Tại Singapore bánh trung thu trông bề ngoài khá giống bánh trung thu Việt Nam nhưng hương vị thì khá khác biệt. Bánh được biến tấu đẹp mắt và ngon miệng hơn, phù hợp với thị hiếu nhiều người với nhiều loại bánh lạ như bánh dẻo nhân trà xanh hay bánh nướng nhân bí đỏ, đặc biệt là bánh nhân sầu riêng. Màu sắc của bánh được phối phù hợp với loại nhân bên trong, rất hấp dẫn và bắt mắt.

 

Bánh trung thu Singapore

 

Bánh trung thu Malaysia

Bánh trung thu tại Malaysia đặt sự sáng tạo trong việc làm bánh lên hàng đầu. Ngoài bánh truyền thống ở đây còn có bánh với hình dạng khác nhau như bánh hình sò biển, bông hoa, ngôi sao, và đặc biệt có rất nhiều màu.

 

Bánh trung thu Malaysia

 

Bánh trung thu Thái Lan

Ở Thái Lan bánh trung thu với nhân sầu riêng và 1-2 lòng đỏ trứng muối được ưa chuộng nhất.

Bánh trung thu Thái Lan

 

Trung thu năm nay nhà bạn đã mua bánh chưa? Hoặc mẹ cũng có thể rủ cả nhà mình cũng tự tay làm bánh trung thu cho cả nhà nhé, Tết trung thu năm nay sẽ càng thêm ý nghĩa đó ạ, mẹ đừng quên chuẩn bị một ấm trà thật thơm để cùng thưởng thức nha, chúc cả nhà trung thu năm nay sẽ thật nhiều niềm vui!

Tư liệu tham khảo: Wikipedia

Rate this post

Viết một bình luận