Nếu Không gian là môi trường chứa đựng vạn hữu thì THỜI GIAN là môi trường chứa đựng sự thay đổi của vạn hữu.
Một chiếc hoa từ lúc nở đến lúc úa tàn cần một khoảng thời gian nào đó tùy loại.Một đời người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết cũng cần một khoảng thời gian nào đó.Một ngôi nhà từ lúc bắt đầu xây lên cho đến lúc sụp đổ cũng cần một khoảng thời gian nào đó…Như vậy sự thay đổi của vạn hữu TRÔI trên dòng thời gian vô hình.
Chúng ta sẽ đặt vấn đề, THỜI GIAN tồn tại do có sự thay đổi của vạn hữu mà có khái niệm thời gian là một phạm trù độc lập với mọi sự thay đổi?
Thật ra tùy thuộc hệ quy chiếu, nên vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan.
Chúng ta hãy quan sát đời sống của bầy kiến sẽ hiểu được nhiều điều thú vị.
Trong một phút, một con kiến phải bước nhiều bước chân của nó, phải di chuyển một đoạn đường dài hơn bản thân nó vài ngàn lần, phải lôi kéo một miếng mồi to hơn nó gấp mấy lần… Đối với con kiến, một phút trôi qua là cả một khoảng thời gian căng thẳng, chăm chú, cực nhọc. Và như vậy, một ngày đối với con kiến là cả một đoạn đời dài dằng dặc đầy vất vả. Còn đối với con người, một phút nhiều khi chưa đủ để soi gương. Cũng là một phút khách quan, nhưng đối với con kiến là cả một đoạn đời đầy ý nghĩa, trong khi đối với con người là vô nghĩa.
Rồi một đời người trải qua sáu bảy mươi năm lo toan vất vả. Trong khi cũng thời gian ấy, chư thiên ở cõi trời chưa xong một bữa tiệc vui.
Thêm nữa, chính sự thay đổi làm cho thời gian có giá trị nổi bật hơn. Nếu mọi vật bất động, không thay đổi, ở đâu nằm yên đấy, thì, thời gian trở thành vô nghĩa mặc dù vẫn tồn tại khách quan.
Do đó, giá trị của thời gian dựa vào sự thay đổi của vạn hữu. Nơi mà sự thay đổi xảy ra nhanh thì thời gian càng có giá trị. Ví dụ như trong một cuộc chạy đua nước rút, thời gian được tính từng phần nhỏ của một giây. Nơi mà sự thay đổi xảy ra chậm thì thời gian ít có giá trị. Ví dụ như trong quá trình tạo lập Địa cầu, thời gian được tính từng triệu năm. Tính lịch sử cổ đại, người ta tính từng ngàn năm, còn bây giờ, đánh giá sự thay đổi kỹ thuật nhanh chóng, người ta phải tính từng năm. Một sản phẩm vừa tung ra thị trường vừa được quảng cáo ầm ĩ thì cũng bắt đầu trở nên lạc hậu vì ngay lúc ấy người ta cũng vừa nghiên cứu xong một sản phẩm mới hoàn hảo hơn.
Như vậy người ta có thể suy luận rằng với con kiến, sự thay đổi của cuộc sống nhanh hơn con người; với con người sự thay đổi nhanh hơn chư thiên.
Theo thuyết Tương Đối của Einstein, một vật thể di chuyển càng nhanh thì, đối với vật thể đó, thời gian càng chậm lại. Một nhà du hành vũ trụ với vận tốc gần như vận tốc ánh sáng, và thấy mình đi trong vài giờ, có thể mình chưa có gì thay đổi, bụng chưa đói, đồng hồ chưa quay thêm bao nhiêu. Nhưng khi đáp xuống Địa Cầu thì ở đây đã trải qua vài chục năm!
Sự kiện ví dụ trên có thể được giải thích rằng ở hai vận tốc khác nhau, thời gian đã trở nên khác nhau, thời gian đã trở nên khác nhau, cũng có nghĩa là tốc độ thay đổi của vật thể khác nhau. Một vật có động năng lớn ( di chuyễn nhanh ) thì mọi thay đổi, mọi hoạt động của nó trở nên chậm lại. Ngược lại, một vật có động nhỏ (di chuyển chậm ) thì mọi thay đỗi, mọi hoạt động của nó trở nên nhanh hơn.
Từ kết luận trên, ta có thể suy luận rằng với người ít hoạt động thì các tế bào sẽ mau thay đỗi để sớm già cỗi. Còn người siêng hoạt động, các tế bào sẽ chậm thay đỗi và trẻ lâu.
Trở lại vấn đề, ý nghĩa của thời gian gắn liền với sự thay đỗi của vật thể. Tư tưởng của con người là hình thay đỗi thường xuyên nhất. Lúc nào con người cũng suy nghĩ, và càng suy nghĩ, con người càng cảm thấy thời gian nhiều “ hơn. Trong lúc vô tư, chúng ta cảm thấy một giờ không nhiều lắm. Nhưng trong lúc ưu tư, chúng ta sẽ thấy một giờ là rất dài, rất nhiều. Vì thế, với người trằn trọc suy tư không ngủ được thì.
“Thức đêm mới biết đêm dài…”
Còn các thiền sư trong khi nhập định dừng hết mọi sự suy nghĩ thì thời gian dường như không còn nữa. Các vị nhập định vài ba ngày mà tưởng chừng như mới vừa trãi qua vài phút. Các vị Alahán thì nhập định thấy rõ toàn bộ thời gian đều chỉ là một điểm duy nhất – Nhưng vẫn không lẫn lộn với nhau. (xin xem Nghiệp và Kết Quả, Chơn Quang).
Tóm lại, Thời gian là môi trường để vạn hữu thay đổi, và sự thay đổi của vạn hữu làm cho thời gian có ý nghĩa hơn.