Ý nghĩa của tượng thần vệ nữ

“Sự ra đời của Thần Vệ nữ” vẽ bởi Botticelli là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất mọi thời đại. Bức tranh này không ngừng làm người xem phải tưởng tượng. Một cái nhìn kỹ hơn về kiệt tác này và một số câu chuyện hấp dẫn xung quanh nó.

Nội dung chính

  • 1.Tượng Thần Vệ Nữ thành Milo.
  • Aphrodite of Milos- tượng cô gái bán nude:
  • Nguồn gốc của bức tượng Thần Vệ Nữ thành Milo:
  • 2.Tượng Venus Braschi- tượng cô gái khỏa thân.
  • Về nàng Aphrodite:
  • Nữ thần của Tình yêu và Sắc đẹp- Aphrodite:
  • Video liên quan

Botticelli vẽ “Sự ra đời của Thần Vệ nữ” trong khoảng thời gian 1484-1485. Bức tranh này được ủy nhiệm bởi một thành viên của gia đình Florentine Medici, được cho là Lorenzo di Pierfrancesco. Bức tranh được treo trong phòng ngủ của ông trong Biệt thự Villa in Castello, gần Florence. Đây là một trong những kiệt tác của thời Phục hưng Ý và là một trong những điểm nổi bật của Phòng trưng bày Uffizi ở Florence.

Ý nghĩa của tượng thần vệ nữ

Ý nghĩa của bức tranh

Bức tranh cho thấy Nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp là người chiến thắng. Người La Mã gọi cô là Venus (Vệ nữ), trong khi người Hy Lạp gọi cô là Aphrodite. Nữ thần đứng vươn cao trong trạng thái khỏa thân ở trung tâm của bức tranh, trông thanh tao và rực rỡ. Cô ấy dường như thu hút tất cả sự chú ý đến bản thân mình – một biểu tượng của cái đẹp, cả thể chất và tinh thần. Đối với các nhà triết học tân cổ điển, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cô ấy là một cách để nâng cao tinh thần của con người và đến gần hơn với thần thánh.

Ý nghĩa của tượng thần vệ nữ

Đại diện của các chủ đề thần thoại là xu hướng trong nghệ thuật thời Phục hưng. Các câu chuyện ngụ ngôn lấy từ văn hóa cổ điển, các vị thần Olympic và truyện thần thoại của họ đã được sử dụng để thể hiện các giá trị nhân văn. Và thành phố của Botticelli, Florence, là một trung tâm quan trọng về nghiên cứu nhân văn. Tổ chức “Cosimo de’ Medici the Elder” đã tài trợ cho một Học viện Plato ở đây, với triết học gia Marsilio Ficino dẫn đầu. Với “Sự ra đời của Venus”, Botticelli đã đi theo một xu hướng, nói lên ngôn ngữ của những người có văn hóa và làm hài lòng những người bảo trợ của ông.

Tại sao Thần vệ nữ đứng trên một vỏ sò? Huyền thoại đằng sau bức tranh

Theo nhà thơ Hy Lạp Hesiod, Venus được sinh ra từ bọt biển. Thần thoại cổ đại thường chứa đầy máu và bạo lực, và câu chuyện này cũng không phải là ngoại lệ. Câu chuyện kể rằng, Thần Uranus có một người con trai tên là Cronus dám lật đổ cha mình, đã thiến ông và ném bộ phận sinh dục của ông xuống biển. Điều này khiến nước biển được thụ tinh và vì vậy Thần Vệ nữ được ra đời.

Ý nghĩa của tượng thần vệ nữ

Sau khi sinh ra, cô đã lên bờ trên một chiếc vỏ sò, được đẩy đi nhờ hơi thở của Zephyrus, vị thần của gió tây. Trong bức tranh, chúng ta thấy thần Zephyrus đang ôm nữ thần Chloris. Còn cô gái chuẩn bị che cho Thần Vệ nữ bằng một chiếc áo choàng hoa được cho là một trong những vị Thần thời gian. Họ đồng thời cũng là những nữ hầu gái của Thần Vệ nữ trong thần thoại, những người có quyền lực kiểm soát chu kỳ tự nhiên của các mùa. Hòn đảo cô cập bờ là đảo Síp, còn gọi là Citharea.

Ý nghĩa của tượng thần vệ nữ

Người mẫu Simonetta Vespucci

Rất có khả năng rằng, nàng thơ đã truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ trong tranh của Botticelli, bao gồm cả bức Thần Vệ nữ này, là một phụ nữ trẻ tóc vàng nổi tiếng sống ở Florence vào thời điểm đó, tên là Simonetta Vespucci.

Ý nghĩa của tượng thần vệ nữ

Simonetta là một người đẹp huyền thoại và có nhiều người đàn ông nổi tiếng vây quanh, nhưng chết rất trẻ, ở tuổi 23. Do tôn thờ cô, Botticelli còn yêu cầu khi mình chết thì được chôn cất dưới chân cô, tại Nhà thờ Ognissanti ở Florence, và đã được gia đình cô đồng ý. Mộ phần của hai người này trong nhà thờ ngày nay vẫn được viếng thăm.

Vẻ đẹp khỏa thân – Một chủ đề Phục hưng táo bạo

Trong nghệ thuật cổ điển, phô diễn cơ thể đàn ông khỏa thân là một đặc điểm chung và quen thuộc. Vẻ đẹp hình thể được xem như một tấm gương về phẩm chất tinh thần và đạo đức. Các người mẫu nữ ít phổ biến hơn, và trong số tất cả bọn họ, Venus là một trong những đại diện phổ biến nhất. Tác phẩm cổ điển “Pudicans Venus” thể hiện sự khiêm tốn bằng cách che ngực mình bằng tay. Botticelli chắc chắn đã lưu ví dụ này trong tâm trí khi ông vẽ bức tranh Nữ thần của riêng mình.

Ý nghĩa của tượng thần vệ nữ

Sau nhiều thế kỷ khép kín thời Trung cổ, hình ảnh đàn ông và phụ nữ khỏa thân bắt đầu xuất hiện trở lại trong thời Phục hưng. Bức tranh này của Botticelli và tượng David khổng lồ của Michelangelo là những ví dụ nổi bật nhất.

“Sự ra đời của Thần Vệ nữ” có phải luôn nổi tiếng qua thời gian?

Chắc chắn không phải như vậy. Sau nhiều thế kỷ bị lãng quên, bức tranh này chỉ được tái phát hiện vào thế kỷ 19. Ngay trong những năm cuối đời của nghệ sĩ, các tác phẩm của Botticelli đã bị bỏ qua. Các nghệ sĩ thời đó cũng có những đối thủ tầm cỡ trong thế giới nghệ thuật. Botticelli đã bị lu mờ bởi những bậc thầy được đương thời kính trọng như Michelangelo và Leonardo.

Ý nghĩa của tượng thần vệ nữ

Botticelli còn phải trải qua một cuộc khủng hoảng về đạo đức và nghệ thuật trong thời kỳ hỗn loạn chính trị của Florence. Người ta tin rằng ông cũng đã tham gia vào các phong trào năm 1497, đốt một số bức tranh của riêng mình mà không có chủ đề liên hệ với tôn giáo. May mắn thay, bức tranh “Sự ra đời của Venus” này đã không nằm trong số đó.

Theo lovefromtuscany (bài và ảnh)

Clip hay: Tôi đã từng là 1 “Anh Đại” trong đời!”

videoinfo__video3.dkn.news||e80fb241e__

Ý nghĩa của tượng thần vệ nữ

Ad will display in 09 seconds

Lấy hình ảnh hình thể con người làm đề tài, các bức tượng cô gái khỏa thân đã trở thành một trong những sản phẩm nghệ thuật kinh điển, kiệt tác điêu khắc của thế giới. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến là bức tượng thần Vệ Nữ thành Milo, tượng Venus Braschi…

Ý nghĩa của tượng thần vệ nữ

Là kiệt tác tượng cô gái khỏa thân của thế thế giới, các tác phẩm tượng Thần Vệ Nữ thành Milo hay Venus Braschi đã ra đời từ rất lâu trước đây. Nhưng cho đến nay, các tác phẩm tượng điêu khắc này vẫn được đánh giá cao bởi giới chuyên gia trên toàn thế giới và đang được trưng bày trong các viện bảo tàng nổi tiếng.

Tác phẩm điêu khắc này được cả thế giới đánh giá cao về tính thẩm mỹ, được trưng bày công khai tại địa danh nổi tiếng, nơi có nhiều khách du lịch ghé thăm. Nếu bạn cũng quan tâm đến hai kiệt tác nghệ thuật nude này, thì hãy cùng công ty Cổ phần Mỹ thuật Liên Vũ đi vào tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.

1.Tượng Thần Vệ Nữ thành Milo.

  • Tượng thần Vệ Nữ hay còn được biết đến với tên gọi khác là Aphrodite of Milos. Đây là một tác phẩm điêu khắc tượng cẩm thạch, có nhiều khả năng tác phẩm được thực hiện bởi nhà điêu khắc người Hy Lạp Alexandros khoảng cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Bức tượng khắc họa hình ảnh người phụ nữ khỏa thân (cao 203 cm) với dáng đứng lả lướt quen thuộc. Tượng cô gái- Thần Vệ thành Milo- để lộ nửa thân trên (bán nude).
  • Theo như Bảo tàng Lourve thì phần thân của bức tượng được ghép từ hai tảng đá cẩm thạch và các bộ phận khác như: Phần trên ngực, hai chân, cánh tay trái và bàn chân đều được khắc độc lập.

Ý nghĩa của tượng thần vệ nữ

Tượng Thần Vệ Nữ thành Milo tại Bảo tàng Lourve, Pháp

Ngoài ra người ta cũng cho rằng: Bức tượng cô gái bán nude này ban đầu có thể được sơn màu và trang trí với trang sức. Tuy nhiên hiện nay bức tượng không còn dấu hiệu của màu sơn cũng như trang sức.

Aphrodite of Milos- tượng cô gái bán nude:

  • Thông qua yếu tố khỏa thân và dáng đứng lả lướt, người ta tin rằng bức tượng cô gái đẹp này có khả năng được mô phỏng theo tượng phần tình yêu Venus. Tuy vậy, cũng có suy đoán lại cho rằng: Bức tượng đã mô phỏng hình ảnh nàng Amphitrite, vị thần đại dương trong thần thoại Hy Lạp. Bởi vì đây là một vị thần được tôn quý tại hòn đảo nơi mà bức tượng được phát hiện.
  • Tượng Thần Vệ Nữ thành Milo được tìm thấy trong tình trạng rời rạc. Sau đó nó đã được phục chế tương đối thành công. Tuy nhiên đến nay thì chi tiết cánh tay trái đang cầm quả táo và cánh tay phải đưa qua eo của tác phẩm được coi là không phải nguyên bản. Nên nó đã không được gắn vào tác phẩm, đó là lí do tại sao bức tượng lại thiếu 2 cánh tay.

Tượng thần Vệ nữ là một trong những tác phẩm tượng cô gái siêu phẩm, một kiệt tác điêu khắc cổ điển xuất sắc còn tồn tại. Tác phẩm tượng thần Vệ nữ vần luôn thu hút sự chú ý của người yêu nghệ thuật. Bức tượng hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre, được biết đến qua phong cách Hy Lạp cổ, vẻ đẹp quyến rũ, cùng một chi tiết đặc biệt, đó chính là hai cánh tay đã mất.

Nguồn gốc của bức tượng Thần Vệ Nữ thành Milo:

Ý nghĩa của tượng thần vệ nữ

Thần Vệ Nữ thành Milo hiện được trưng bày không có hai cánh tay

  • Tương tự như các tác phẩm mỹ thuật đời cổ xưa, câu chuyện đằng sau bức tượng Thần Vệ Nữ vẫn là một bí ẩn. Kể từ khi bức tượng được tìm thấy vào năm 1820 trên đảo Milos, ở Vergina, một thị trấn nhỏ phía Bắc Hy Lạp. Đến nay, dù các nhà khảo cổ học và lịch sử học nghệ thuật đã khôi phục tương đối thành công bức tượng từ những mảnh vỡ được tìm thấy. Và họ cũng đã đưa ra một số giả thiết nhưng nguồn gốc của bức tượng vẫn là một ẩn số chưa có lời giải.
  • Mặc dù tác phẩm còn dang dở, nhưng tượng thần Venus vẫn được đánh giá là một trong những là một trong những kiệt tác điêu khắc cổ điển xuất sắc nhất còn tồn tại. Bức tượng đã được dâng tặng vua Louis XVIII của Pháp. Người mà sau đó đã quyên tặng bức tượng này cho Bảo tàng Lourve vào năm 1821. Mặc dù ngay từ ban đầu, bảo tàng đã có ý định phục chế bức tượng. Thế nhưng họ vẫn không thể đưa ra quyết định về vị trí của cánh tay. “Dựa trên một giá đỡ, đặt khuỷu tay lên vai của Ares, hoặc nắm giữ vật tượng trưng” là một số suy đoán về thiết kế nguyên thủy của cánh tay. Không thể đi đến một quyết định thống nhất, nên Bảo tàng Lourve đã giữ nguyên bức tượng trong tình trạng thiếu hai cánh tay.

2.Tượng Venus Braschi- tượng cô gái khỏa thân.

  • Tượng Venus Braschi là một tác phẩm tượng cô gái khỏa thân lâu đời , một tác phẩm tượng khỏa thân vô giá của Hy Lạp cổ đại.
  • Tượng Venus Braschi được tạc bởi nhà điêu khắc nổi tiếng Praxiteles. Đây là một phiên bản khác của nàng Aphrodite- nữ thần tình ái và sắc đẹp. Bức tượng khỏa thân 100%, sản phẩm hiện đang được trưng bày ở viện bảo tàng ở Munich.

Ý nghĩa của tượng thần vệ nữ

Tượng Venus Braschi là tác phẩm tượng cô gái khỏa thân 100%

Về nàng Aphrodite:

  • Nhan sắc tuyệt trần của Aphrodite là một điều không cần bàn cãi, hơn nữa nàng còn có phép thuật khiến mọi người đều phải si mê nàng. Danh hiệu nữ thần sắc đẹp của Aphrodite có được một phần nhờ bảo bối của nàng: Một chiếc thắt lưng có khả năng quyến rũ người khác giới. Quyền lực của Aphrodite biểu hiện ở chiếc thắt lưng của nàng. Đây là một chiếc thắt lưng huyền diệu.
  • Có hai câu chuyện về nguồn gốc của Aphrodite. Một câu chuyện cho rằng: Nàng là kết quả của mối tình giữa thần Zeus và thần Dione- nữ thần của xứ Dodona. Giả thuyết thứ hai lại cho rằng: Aphrodite sinh ra từ biển cả, bên trong một con sò khổng lồ sau khi Cronus cắt dương vật của Uranus và ném xuống biển.

Nữ thần của Tình yêu và Sắc đẹp- Aphrodite:

Nữ thần Aphrodite, nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp, chẳng được thần Zeus ban cho một đặc ân gì, cũng chẳng có vũ khí gì đặc biệt. Nhưng nàng lại là một vị nữ thần có sức mạnh khác thường. Cả thế giới Olympe cho đến thế giới loài người trần tục đoản mệnh đều phải khuất phục trước quyền lực của nàng, quỳ gối nộp mình dưới chân nàng.

Ý nghĩa của tượng thần vệ nữ

Tượng nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp- tượng nàng Aphrodite

  • Người xưa kể lại: Mỗi khi xuống trần, nàng Aphrodite với dáng người thanh tao, khuôn mặt diễm lệ và dáng đi khoan thai, duyên dáng. Đã làm cho trời đất tưng bừng, rạng rỡ hẳn lên như đổi sắc thay da. Mái tóc vàng óng ả búi cao của nàng để lộ chiếc cổ cao cao, đầy đặn, tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Mỗi bước đi của nàng tới đâu là làm cho mặt đất ở đó nở ra muôn hồng nghìn tía.
  • Đối với người Hy Lạp xưa kia, Aphrodite được xem là vị nữ thần thể hiện vẻ đẹp nhục cảm của người phụ nữ. Một vẻ đẹp hấp dẫn nhất trong mọi vẻ đẹp của thế gian. Khác hẳn với vẻ đẹp “liễu yếu đào tơ”, “yểu điệu thục nữ” mềm yếu, thướt tha, ẩn giấu, kín đáo của phương Đông, châu Á chúng ta. Vẻ đẹp của nàng Aphrodite lại là vẻ đẹp phô diễn, biểu hiện sự mềm mại uyển chuyển của những đường nét hình thể. Một cơ thể đầy đặn, nở nang, khỏe khoắn, cân đối của thân hình thay vì các chuẩn mực khắt khe hiện nay.
  • Aphrodite là vị nữ thần của thiên hướng tình dục-thẩm mỹ của con người. Chình vì thế mà tác phẩm tượng cô gái khỏa thân về nàng Aphrodite của thời cổ đại thường được các nghệ sĩ thể hiện khỏa thân hay nửa khỏa thân. Và diễn tả vẻ đẹp lý tưởng về người phụ nữ, gợi dẫn đến một ý niệm về sự trong sáng, thanh cao, hài hòa, hoàn thiện chứ không hề thô tục hay đầy dục vọng. Và thật lạ lùng, những bức tượng cô gái khỏa thân đó lại chẳng có gì là thần thánh, thoát tục, siêu nhiên cả. Vì lẽ đó cho nên ngày nay ở châu Âu người ta thường gọi những bức tranh, bức tượng cô gái khỏa thân là Venus.

Trên đây là 2 tác phẩm tượng cô gái khỏa thân đình đám từ thời Hy Lạp cổ đại. Đến nay nó vẫn còn là một ẩn số và được đánh giá rất cao về tình nghệ thuật. Được xem là những kiệt tác, là “cha đẻ” của các sản phẩm tượng cô gái Venus hiện nay.

Rate this post

Viết một bình luận