Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng thể hiện phẩm chất của người anh hùng chống ngoại xâm, bảo vệ mùa màng, được nhân dân tôn là vị thần đứng đầu trong “Tứ bất tử”.
Bao quanh truyền thuyết Thánh Gióng là vô số câu chuyện kể dân gian về xuất thân của một vị anh hùng có công chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Bởi vậy, không khó hiểu khi hầu hết mọi người đều muốn dành tặng nhau những kỷ vật thật đẹp về hình tượng người anh hùng ấy, như một món quà hết sức thiêng liêng và độc đáo. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng qua những bức tượng đồng trong phong thủy.
Truyền thuyết Thánh Gióng là một phần kí ức của rất nhiều người. Khi ấy là đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng vẫn chưa có con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Nhưng lạ thay đứa trẻ lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc
Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Trước tình thế giặc mạnh, nhà vua cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.
Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn. Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn. Thánh Gióng về nhà dập đầu lạy mẹ, tạ ơn công nuôi dưỡng sinh thành rồi lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại,cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời…
Tượng Thánh Gióng ở làng Phù Đổng
Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội rất to. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy nên ngả màu vàng óng và những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp.
Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước.
Thánh Gióng một trong bốn vị thánh bất tử được nhân dân tôn kính, thờ phụng. Trải qua hàng ngàn năm, sự trường tồn của Người đã ăn sâu vào tiềm thức và việc thờ cúng Thánh Gióng còn thể hiện khao khát về sức khỏe, tinh thần thép vươn lên mọi thử thách.
ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng
Từng đường nét chắc chắn, dứt khoát của bức tượng đồng Thánh Gióng đã khắc họa ý chí của người Việt Nam xưa và là đồ trưng bày phong thủy giúp gia chủ có được ý chí, sức mạnh trong cuộc sống.
Trưng bày tượng đồng nói chung và tượng Thánh Gióng bằng đồng nói riêng thường được những người làm ăn, buôn bán, kinh doanh lựa chọn. Theo quan niệm của phong thủy, tượng đồng Thánh Gióng là biểu tượng cho sự thịnh vượng, phát đạt, may mắn. Bởi Thánh Gióng là một vị thánh luôn phù hộ độ trì cho con người có được sự thông minh, nhạy bén, công việc suôn sẻ, gặp nhiều cơ hội tốt.
Tượng Thánh gióng bằng đồng đỏ
Không chỉ tượng Thánh Gióng mà các mẫu tranh đồng như tranh bát mã, tranh thuận buồm xuôi gió cũng là những mẫu tranh phong thủy tốt cho con đường làm ăn, kinh doanh nên được nhiều gia chủ ưa chuộng.
Còn gì sang trọng hơn khi trong nhà trưng bày những vật liên quan đến truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng không chỉ là một vị thần của làng xã mà ngài mà còn vị thần của quốc gia dân tộc.
Tượng đồng Thánh Gióng được đúc thủ công
>> Xem chi tiết các mẫu tượng danh nhân được nhân dân tôn kính, thờ phụng.
Bức tượng đồng Thánh gióng thể hiện niềm tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước, qua đó gửi gắm những ước muốn, khao khát về cuộc sống bình yên của gia chủ.
3. Tượng đồng Thánh gióng – quà tặng ý nghĩa