Ý nghĩa phong thủy và tác dụng của cây Lan Ý để bàn giám đốc

Trong các loại cây để bàn làm việc giám đốc hiện nay, cây Lan Ý là một gợi ý tuyệt vời được nhiều lãnh đạo lựa chọn. Là loại cây biểu tượng cho sự thuần khiết, thanh cao và khoáng đạt, Lan Ý không chỉ là cây cảnh trang trí ấn tượng cho bàn giám đốc mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa phong thủy đặc biệt.

Bài viết hôm nay, Nội Thất Miền Bắc sẽ cung cấp cho các bạn cái nhìn toàn diện hơn về loại cây này. Hãy theo dõi cùng chúng tôi! 

cây lan ý
Chậu cây Lan Ý mang sắc màu tươi xanh cho văn phòng. Ảnh: Internet

1. Nguồn gốc cây Lan Ý

Cây Lan ý có nhiều tên gọi tiếng Anh khác nhau: Peace Lily, White Sails plant, Spathe flower. Tên tiếng Việt của nó cũng đa dạng không kém như Bạch Môn, Vỹ Hoa Trắng, Huệ Hòa Bình. 

Tên khoa học của cây Lan Ý là Spathiphyllum Wallisii, cây thuộc học Araceae (Ráy). Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam mỹ và một số quốc gia Đông Nam Á.

2. Đặc điểm cây Lan Ý

Cây Lan Ý mọc thành bụi, cao từ 40 – 100cm. Cuống lá mọc từ gốc lên, dáng nhỏ và mảnh nhưng vươn cao. Lá có hình bầu dục, thuôn, nhọn ở đầu như mũi mác, bề mặt lá nổi gân tạo nên tính thẩm mỹ cao. Lá cây có màu xanh đậm, vô cùng bóng mượt. 

Cây Lan Ý có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, lan bụi nhanh. Có thể nhân giống bằng cách tách nhánh. Cây sống được ở nhiều môi trường khác nhau, trong bóng râm hay ngoài trời, trồng đất hoặc trồng thủy sinh đều có thể phát triển tốt. 

hoa cây lan ý màu trắng
Hoa cây Lan Ý phong thủy. Ảnh: Internet

Vẻ đẹp thanh cao của cây Lan Ý càng xuất sắc hơn khi nở hoa. Cuống hoa Lan Ý khá dài, đầu cuống chứa một hoa tự màu trắng hoặc xanh, bao bọc bên ngoài là lá bắc của hoa (hay còn gọi là mo hoa). 

Mo hoa có màu trắng hoặc trắng pha xanh, ôm vào hoa tự tư hình vỏ sò. Hoa Lan Ý có thể nở 3 – 4 tháng mới tàn, cực kỳ bền bỉ. 

3. Công dụng của cây Lan Ý

Trang trí nội thất phòng làm việc giám đốc bằng cây xanh đang là xu hướng hàng đầu hiện nay. Cây Lan Ý là một đề cử tuyệt vời. Cây không chỉ mang đến một vẻ đẹp trang nhã, quý phái, tràn đầy sức sống mà còn có khả năng lọc không khí cực tốt. 

Theo khuyến cáo của NASA – Mỹ, trồng cây Lan Ý trong nhà, nơi làm việc có thể hấp thụ bớt các khí độc hại như: benzen, formaldehyde, trichloroethylene, xylene và toluene.

Đặt chậu Lan Ý trên bàn giám đốc hiện đại còn có thể lọc bớt sóng điện tử phát ra từ máy tính, điện thoại, laptop, đồ điện tử,… và cả các tia tử ngoại, hồng ngoại. Chính nhờ tác dụng này mà không chỉ văn phòng, nhà ở mà các bệnh viện cũng rất hay trồng loài cây này. 

4. Ý nghĩa phong thủy của cây Lan Ý

Ngoài vẻ đẹp tinh tế, thanh lịch cùng khả năng điều hòa không khí tuyệt diệu, Lan Ý còn là quà tặng trong các dịp đặc biệt như tân gia, khai trương, thăng chức, sinh nhật,… với ý nghĩa phong thủy tốt lành.  

lan ý phong thủy để bàn giám đốc
Cây phong thủy để bàn giám đốc. Ảnh: Internet

Trong quan niệm phong thủy, cây Lan Ý là biểu tượng cho sự bình yên, mang đến nguồn năng lượng tích cực cho sức khỏe, giúp người sở hữu tránh khỏi các điều xui xẻo. 

Cây Lan Ý còn có tên gọi khác là Huệ Hòa Bình. Ý nghĩa cũng như tên vậy, nó giúp cho tình cảm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn gắn kết, hòa hợp. 

Bên cạnh đó, loại cây phong thủy này còn mang đến may mắn và tiền tài cho người trồng. Lan Ý được xem là “thần hộ mệnh” cho nhiều nhà lãnh đạo. Cây vươn thẳng, có sức sống kiên cường gợi lên ý chí phấn đấu, giúp các sếp vượt mọi thử thách, sự nghiệp thăng tiến.

5. Cây Lan Ý hợp mệnh gì? Tuổi nào?

Loại cây cảnh này hợp phong thủy bàn giám đốc mệnh Thủy và mệnh Kim. Cây Lan Ý trồng thủy sinh lại càng hợp hơn. Bởi mệnh Thủy là nước, trong ngũ hành Kim sinh Thủy (tương sinh với nhau. Ngoài ra, mo hoa cây Lan Ý có màu trắng là màu bản mệnh của hành Kim.

chau cay hoa lan y bang be tong
Trang trí phòng làm việc bằng cây phong thủy để chiêu tài lộc, may mắn. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, mệnh Mộc cũng khá thích hợp với loại cây phong thủy để bàn làm việc này. Vốn dĩ, Mộc chính là cây cối, hơn nữa, cây Lan Ý còn có màu xanh lá đậm, màu đại diện cho mệnh Mộc. 

Cây lan ý hợp với tuổi nào? Từ mệnh chúng ta có thể suy ra năm sinh và tuổi tương ứng. Nếu cây Lan Ý đã hợp mệnh Kim và Thủy, thì từ mệnh chúng ta có thể suy ra tuổi hợp của cây. Bao gồm: 

  • Bính Tý (1936 và 1996)
  • Quý Tỵ (1953 và 2013)
  • Nhâm Tuất (1982)
  • Đinh Sửu (1937 và 1997)
  • Quý Hợi (1983)
  • Giáp Thân (1944 – 2004)
  • Đinh Mùi (1967)
  • Ất Dậu (1945 và 2005)
  • Nhâm Thìn (1952 và 2012)
  • Ất Mão (1975)

Ngoài ra, giám đốc sinh và các năm sau cũng có thể chọn cây Lan Ý để tăng tính phong thủy cho bàn làm việc của mình.

  • Quý Dậu (1993)
  • Nhâm Thân (1992)
  • Giáp Tý (1984)
  • Ất Sửu (1985)
  • Canh Tuất (1970)
  • Tân Hợi (1971)
  • Quý Mão (1963)
  • Nhâm Dần (1962)
  • Ất Mùi (1955, 2015)
  • Giáp Ngọ (1954)

6. Cách trồng và chăm sóc cây Lan Ý

Cũng giống như các loại cây cảnh thuộc họ Araceae (Ráy), cây Lan Ý có sức sống bền bỉ, dễ trồng và dễ chăm.

6.1. Đất trồng

Đất phải giàu chất dinh dưỡng, màu mỡ, có khả năng thoát nước tốt. Hỗn hợp đất trồng Lan Ý bao gồm: đất cát hoặc đất thịt nhẹ + xơ dừa + than bùn và phân hữu cơ. 

6.2. Tưới nước

Lưu ý, loại cây xanh này không chịu được ẩm, cho nên chúng ta chỉ cần tưới lượng nước vừa đủ, cũng không nên tưới thường xuyên. Chu kỳ tưới nước cho cây là 1 lần/tuần. Khi trời lạnh hoặc mưa nhiều sẽ giảm lượng nước đi hoặc có thể kéo dài thời gian tưới 10 ngày/lần.

6.3. Ánh sáng

Cây Lan Ý có thể sống tốt trong điều kiện bóng râm, môi trường thiếu sáng hoặc ánh sáng huỳnh quang. Tuy nhiên, để cây xanh tốt, hoa nở đẹp hơn thì bạn cần chú ý cho cây “phơi nắng” 2 – 3 lần/tuần. Lưu ý là cho cây phơi dưới nắng nhẹ trước 10h sáng. 

bình cây bạch môn trồng thủy sinh
Bình cây Bạch Môn trồng thủy sinh. Ảnh: Internet

6.4. Trồng Lan Ý thủy sinh

Cách trồng cây Lan Ý   khá đơn giản, bạn nên chú ý đến các bước trong quy trình sau:

Bước 1: Tách cây Lan Ý khỏi chậu đất trồng một cách nhẹ nhàng rồi cho ngâm bầu rễ vào nước sạch 2 – 3 ngày.

Bước 2: Sau khi rễ trắng, bạn cần loại bỏ hết bụi bẩn và đất trong các củ rễ (dùng nhíp hoặc dao/kéo). Đồng thời, cắt tỉa rễ hư hay quá dài. 

Bước 3: Pha dung dịch dinh dưỡng với nước sạch, cho vào bình trồng, nhẹ nhàng đặt cây vào bình sao cho nước ngập vừa đủ bầu rễ. Nước trồng Lan Ý thủy sinh phải đảm bảo không phèn, không mặn, không chứa clo hay axit. 

Cách chăm sóc cây Lan Ý thủy sinh cần chú ý thay nước định kỳ 1 lần/tuần và bổ sung dung dịch dinh dưỡng cho cây 2 lần/tuần. 

Trên đây là đôi nét về cây Lan Ý – cây để bàn giám đốc mệnh Kim, Thủy và Mộc. Giá trị phong thủy của loại cây này sẽ càng hoàn hảo hơn khi kết hợp với chiếc bàn làm việc giám đốc chất lượng, thiết kế ĐỘC ĐÁO, đa năng và có kích thước chuẩn Lỗ Ban.

Hãy liên hệ ngay với Công Ty Cổ Phần Nội Thất Miền Bắc để sở hữu chiếc bàn lãnh đạo đẳng cấp, quyền uy và hợp phong thủy.

Rate this post

Viết một bình luận