Cầu Thê Húc được biết đến là một biểu tượng văn hóa của Hà Nội. Đến với Thủ đô không ai là không một lần ghé thăm Hồ Gươm rồi ghé thăm cầu Thê Húc, vào đền Ngọc Sơn. Cùng bài viết dưới đây để hiểu về cấu trúc và ý nghĩa của cầu Thê Húc nhé.
Bạn đang xem: Ý nghĩa tên cầu thê húc
1. Lịch sử hình thành
Dưới triều Tự Đức năm 1865, Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng cầu Thê Húc để nối liền bờ với đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc mang ý nghĩa là “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm” hay “Ngưng tụ hào quang”. Cầu Thê Húc trở thành biểu tượng cho cho nét đẹp văn hóa và tâm linh của người Hà Thành.
Cầu Thê Húc bao gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng.
Lần đầu cầu được sửa đổi vào năm 1897 dưới triều Thành Thái. Lần thứ hai tái thiết kế cầu vào năm 1952. Dưới sự giám sát của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng móng cầu được xây bằng xi măng vững chắc, thay vì bằng gỗ như trước đây.
2. Kết cấu xây dựng của cầu Thê Húc
Cầu Thê Húc đền Ngọc Sơn
Trước đây, cầu được xây dựng bằng gỗ thô sơ, sơn màu đỏ. Nhưng sau khi bị sự cố bị gã một nhịp cầu, năm 1952 lúc đó Thẩm Hoàng Tín là thị trưởng Hà Nội đã cho phá bỏ cầu cũ để xây dựng lại cầu mới, vẫn là dáng cầu vòm cong, giữ nguyên 16 hàng cọc, các dầm ngang và dọc đúc bằng bê tông vững chắc. Mặt cầu và thành cầu vẫn là gỗ.
Xem thêm: Viết Lại Câu Với Wish Trong Tiếng Anh Và Cách Viết Lại Câu Với Wish
Qua nhiều lần sửa đổi nhưng màu sắc đỏ của cầu vẫn được giữ nguyên bởi màu đỏ mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp: màu của sự sống, của mọi nguồn hạnh phúc, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến nay – cây cầu Thê Húc – biểu tượng của thần mặt trời.
Cầu Thê Húc mang những ý nghĩa nhất định, cầu hướng về phía đông, hướng về phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí, mang tín ngưỡng thờ thần mặt trời. Quần thể di tích bao gồm Đài nghiên, Tháp Bút, Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn đều ẩn chứa những yếu tố linh thiêng.
Cầu Thê Húc về đêm
Từ những năm 1990, Cầu Thê Húc về đêm, hệ thống đèn chiếu đa sắc màu được lắp dọc thành cầu, bật sáng vào buổi tối để tăng thêm tính thẩm mỹ cho cây cầu
3. Cầu Thê Húc đền Ngọc Sơn điểm tham quan và tín ngưỡng tâm linh
Mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, sự hạnh phúc, sức sống mãnh liệt, sự may mắn, thành công nên từ xưa cho đến nay nhiều người vẫn giữ thói quen đến thắp hương cầu khấn những điều tốt lành. Đặc biệt là các sĩ tử trước mỗi kỳ thi đều vào trong đền thắp hương cầu mong sự may mắn.
Cầu Thê Húc đền Ngọc Sơn cũng là biểu tượng mang nét đẹp văn hóa đặc trưng của người dân Hà Nội. Những du khách trong và ngoài nước về thăm Hà Nội không thể bảo qua địa điểm tham quan này. Dạo quanh Hồ Gươm, lên cầu Thê Húc ngắm cảnh hồ nước thanh bình, không khí mát mẻ, trong lành. Du khách và người dân được miễn phí khi lên cầu Thê Húc để thăm đền Ngọc Sơn. Nếu muốn vào bên trong đền Ngọc Sơn, du khách và người dân mua vé vào cổng với giá vé 30.000 đồng/người.
4. Câu tục ngữ, ca dao, thơ về cầu Thê Húc
Thơ về cầu Thê Húc
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồXem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc SơnĐài Nghiên, tháp Bút chưa mònHỏi ai gây dựng nên non nước này”
Về thăm Hà Nội quê nhàSông Hồng chở nặng phù sa ân tìnhTháp Rùa vẫn đẹp lung linhCầu cong Thê Húc in hình tháng năm
Tháp Bút, nghiên mực còn đâyCầu cong Thê Húc tháng ngày chẳng phai
Cầu Thê Húc mang nhiều ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh không chỉ của người dân Hà Nội mà cả người dân Việt Nam. Hình ảnh cầu Thê Húc gợi nhắc mỗi chúng ta tự hào về truyền thống dân tộc và biết ơn quý trọng công sức của cha ông.
Chuyên mục:
Chuyên mục: