Ý nghĩa về lời ru của mẹ

 Chắc hẳn trong cuộc sống của mỗi chúng ta, ai ai cũng từng được nghe những lời ru của bà, của chị, của mẹ. Đó có thể là những làn điệu dân ca hay những câu ca dao ngọt ngào, sâu lắng. Những lời ru đó là mạch nguồn dịu ngọt nuôi dưỡng tình cảm giúp ta khôn lớn từng ngày. Ý thức được điều đó, nhà thơ Chế Lan Viên viết rất hay về ý nghĩa lời ru của mẹ qua những câu trong bài thơ Con cò :Ta đi trọn một kiếp ngườ.iCũng không quên hết những lời mẹ ru.:Lời mẹ ru không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được mà muốn xây dựng cho đứa còn Là lời yêu thương : chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ. Lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống.Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo : chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua…Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là sự chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương. Không quên hết những lời mẹ ru : không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy, đó là : tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ. Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru. Là cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ. Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ.c.  Thật hạnh phúc cho những ai được lớn lên trong tiếng hát của mẹ, trong điệu nhạc du dương, trong những ngôn từ đẹp đẽ, ấm áp ngọt ngào đầy nhân bản của tình mẫu tử. Tiếng hát ru đưa chúng ta trở về những ngày ấu thơ. Niềm vui của con là khi được nằm trong vòng tay mẹ trên chiếc võng đong đưa. Dòng sữa thơm ngọt từ bầu vú ấm áp, bàn tay mẹ xoa đầu êm ái dịu dàng và tuyệt vời hơn cả là giọng ru ngọt ngào, truyền cảm của mẹ đưa con trẻ vào giấc ngủ thiên thần. Từ lời ru của mẹ, con dần lớn lên và hoàn thiện nhân cách, con biết sống nghĩa tình bao dung.

Dàn ý số 1

a. Mở bài:

Tuổi thơ, chắc hẳn ai đó cũng từng ít nhất một lần được đắm mình trong lời ru ngọt ngào trước khi chìm vào giấc ngủ. Tuổi thơ của tôi có lẽ may mắn hơn rất nhiều người. Nó cứ êm ả trôi qua trong tình yêu thương vô bờ của ông bà, cha mẹ. Từng giấc ngủ của tôi luôn thấm đẫm những lời ru ngọt ngào cùng với tiếng võng đưa kẽo kà kẽo kẹt và tôi lại trôi vào cảm giác bồng bềnh, nhẹ nhàng như rơi vào một cõi nào đó mênh mông lắm, êm đềm vô tận. Lúc đó tôi không nghĩ rằng những giai điệu yêu thương đó được bắt nguồn từ xa xưa, có sức sống lâu bền và mãnh liệt và sẽ theo ta đi suốt cả cuộc đời. Nhiều lần nghe bà hát ru, ngây ngô tôi hỏi: ai dạy bà những bài hát này mà bà thuộc nhiều như vậy? Bà chỉ cười móm mém rồi xoa đầu tôi bảo rằng: lời ru không ai dạy cả… Một cách tự nhiên và vô hình những giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng ân tình đó đã bồi đắp hồn tôi, gạn đục khơi trong…

b. Thân bài:

Trong nhịp sống tốc độ và hiện đại thời đô thị hoá, công nghiệp hoá, mấy nơi còn tồn tại cảnh bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em trên cánh võng; mấy ai còn được nghe điệu à ơi quen thuộc. Đôi khi, miên man với vô vàn những điều thoáng qua trí nghĩ, bất chợt bắt gặp lời ru con cất lên từ đâu đó, thấy lòng dịu lại, những hình ảnh ấu thơ thi nhau kéo về.

“À ơi!!! Cái ngủ mày ngủ cho ngoan

Cha mày đi cấy đồng quan chưa về

Bắt được con chép con trê

Cột cổ lôi về cho cái ngủ ăn…”

Tự ngàn đời, những hình ảnh thân thuộc của quê hương như: Bến nước, con đò, đêm trăng, cầu tre lắc lẻo, cánh có bay lả bay la… đã được kết thành lời ru ngọt ngào trìu mến, quyện vào tiếng võng đong đưa cùng tiếng mẹ ru hời đưa con trẻ đi vào giấc ngủ. Năm tháng cứ qua đi, song tiếng ru của mẹ vẫn được giữ gìn trọn vẹn trong tâm hồn của mỗi chúng ta với bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu.

Trong câu hát mẹ ru con chứa chan tình mẫu tử…

c. Kết bài:

Lời ru của mẹ bao giờ cũng ngọt ngào êm ái, thân thương, trìu mến. Nghe tiếng hát ru, trẻ thơ cảm nhận được sự yêu thương, nâng niu của bà, của mẹ, của chị dành cho mình. Lời ru của mẹ còn là tri thức sơ khai góp phần định hình tính cách, tâm hồn trẻ thơ. Qua lời ru, lòng nhân ái được hình thành, trẻ thơ biết thương yêu ông bà, cha mẹ, anh chị và những người thân. Trong muôn vàn tín hiệu của tình yêu thương thì lời ru của mẹ có ý nghĩa sâu sắc, đậm đà và để lại những ấn tượng khó phai mờ nhất.

Dàn ý số 2

a. Mở bài:

À ơi… Những buổi chiều quê yên tĩnh và thanh bình, bỗng một lời ru cất lên. Giai điệu ngọt ngào, sâu lắng của khúc hát ru khiến lòng người xốn xang, bồi hồi.

b. Thân bài:

Hạnh phúc làm sao cho một đứa trẻ nằm ngủ ngon giấc trong nôi, tai vẫn văng vẳng những lời ru âu yếm của bà, của mẹ, êm đềm đưa nhẹ vành nôi. Rồi nó lớn dần theo năm tháng, lời ru cũng đầy lên trong một góc sâu thẳm của tâm hồn, để rồi mai này nó như dòng suối ngọt ngào tưới mát tâm hồn mỗi khi va vấp, buồn đau.

Thuở đất nước còn nhọc nhằn, đau thương, những lời ru cũng buồn:

À ơi… Gió đưa cây cái về trời – Rau răm ở lại chịu đời đắng cay.

À ơi… Gánh cực mà đổ lên non – Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo.

Trong những lời ru ấy chất chứa bao tủi hờn, sầu thương, ai oán, nghe thật cay đắng, xót xa!

Nhưng rồi những năm tháng ấy qua đi, cuộc đời đã đổi thay, những lời ru buồn cũng ít dần đi (nếu có cất lên cũng chỉ là để nhắc nhở về một thời với bao số phận khổ đau, thiệt thòi, mà đánh thức và nuôi dưỡng niềm thương cảm và những mong ước đẹp hơn).

Song, cuộc sống dù hiện đại thế nào đi chăng nữa cũng không thể thay thế những lời ru xưa bằng những bài ca hiện đại (mà những bài tân nhạc này làm sao có thể trở thành giai điệu hát ru). Vì thế, vẫn những câu hát ru quen thuộc thuở nào lại cất lên bên cánh võng nhẹ tay đưa.

À ơi…Con cò đậu cọc bờ ao – Ăn sung sung chát, ăn đào đào chua.

À ơi… Con cò chết rũ trên cây – Cò con mở sách xem ngày làm ma – Cà cuống uống rượu la đà – Chim ri ríu rít bay ra chia phần

À ơi… Cái kiến mà leo bờ rào – Leo phải cành cộc leo vào leo ra – Con kiến mà leo cành đa – Leo phải cành cộc leo ra leo vào.

À ơi…Con cá mày ở dưới ao – Tao tát nước vào mày sống được chăng?

Những lời ru như thế nhiều lắm. Mỗi lời ru dẫn dắt tâm hồn ta vào một miền nhớ thương, trăn trở, ưu phiền khác nhau, nuôi dưỡng tâm hồn ta, để ta sống đẹp hơn giữa cuộc đời.

Tôi còn nhớ trong vô vàn những lời ru trầm ấm thiết tha của bà tôi ru tôi thuở ấu thơ, chẳng biết tại sao tôi cứ bị ám ảnh mãi về lời hát ru bài Con cò mà đi ăn đêm:

À ơi…

Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

 À ơi…

Trong lời ru của bà, tôi thấy hiện lên một con cò ướt đẫm, run rẩy. Nó đáng thương và tội nghiệp làm sao! Con cò thật bất hạnh! Một mình nó bươn chải để kiếm sống, nuôi con. Cả ngày khó nhọc lắm cũng chả kiếm đủ ăn. Nó phải bỏ đàn con bé bỏng ở nhà, lần trong đêm tối mịt mù để kiếm thêm vài con tép. Giông tố ở đâu mà kéo đến nhiều thế! Khốn nạn cho con cò yếu đuối, giông tố cuộc đời đã hất nó lộn cổ xuống ao. Tai hoạ quá bất ngờ và cũng quá thảm thương. Con cò cố vùng vẫy. Hình như càng vùng vẫy nó càng có nguy cơ bị nhấn chìm. Nó kêu cứu một cách tuyệt vọng. Tiếng kêu của con cò thảm thiết quá . Chẳng hiểu nó có được vớt lên không? Mà cò được vớt lên thì càng khủng khiếp hơn. Người ta muốn giết thịt nó. Chao ôi, trong lúc đau đớn vì tuyệt vọng, nó đề nghị được xáo bằng nước trong. Để làm gì không biết? Lúc bấy giờ còn bé quá tôi làm sao hiểu nổi! Sau này lớn lên, nghe bà giảng giải, rồi được học bài ca dao đó, tôi mới hiểu về lời đề nghị ấy. Thì ra con cò muốn được chết một cách đàng hoàng (mà ông cha ta quen gọi là “chết trong”), được rửa sạch nỗi oan, tiếng xấu để khỏi đau lòng lũ con nó. Đáng kính làm sao một tấm lòng và một nhân cách! Cách xử thế, ứng xử ở đời được ông cha ta gửi gắm kín đáo vào những lời ca để “ru” lại các thế hệ sau. Nó thật sâu sắc và thấm thía.

Bao nhiêu lời ru xưa là bấy nhiêu cái tình, cái nghĩa của ông cha ta gửi vào trong đó, để truyền lại cho cháu con.

Bao nhiêu lời ru xưa là bấy nhiêu lời nhắc nhở chúng ta về cách đối nhân xử thế đầy tinh thần nhân bản.

Bao nhiêu lời ru xưa là bấy nhiêu những ước mong, khát vọng về con người, về cuộc đời của ông cha mà chúng ta cần trân trọng.

Đáng quý làm sao những người bà, người mẹ nhân hậu, bao dung của bao thế hệ đã “nuôi sống” những lời ru ấy đến tận hôm nay.

Nhịp sống hiện đại xâm nhập khắp nơi. Những lời ru xưa hình như cũng vắng bóng dần. Nghĩ đến điều đó lòng xiết bao đau buồn! Bao giờ những lời ru xưa lại nhiều lên?

c. Kết bài:

Chao ôi, thương nhớ đến nao lòng những lời ru ấy!

Dàn ý số 3

a. Mở bài:

– Nhắc tới tuổi ấu thơ để gợi nhớ về lời ru.

– Nêu cảm nghĩ chung nhất về lời ru.

b. Thân bài:

b.1. Cảm nghĩ về giai điệu của lời hát ru đối với trẻ thơ.

– Ngọt ngào, sâu lắng, ngân từ sâu thẳm trái tim của người mẹ, người bà.

– Ru trẻ vào giấc ngủ say nồng.

b.2. Cảm nghĩ về ý nghĩa lời hát ru và tình cảm của người hát ru.

– Thể hiện tấm lòng của người bà yêu cháu, người mẹ yêu con.

– Gửi gắm bao ước mơ, hi vọng về tương lai của con trẻ.

c. Kết bài:

– Bày tỏ tình cảm đối với người hát ru (nỗi nhớ, lòng biết ơn).

– Khẳng định giá trị và sức sống của lời hát ru.

Dàn ý số 4

Tình yêu của mẹ là tình cảm vô cùng thiêng liêng mà mỗi chúng ta nhận được trên thế giới này. Chính vì vậy có ý kiến cho rằng “mẹ là bến đỗ bình yên của cuộc đời con”. Mẹ là người sinh ra ta, cho ta hình hài, nuôi ta lớn bằng dòng sữa ngọt ngào. Những lời ru của mẹ thấm vào tâm hồn ta, nuôi lớn phần tinh thần trong ta. Mỗi chặng đường trong cuộc đời đều có mẹ đồng hành. Bàn tay mẹ chăm cho ta từng bữa cơm, từng tấm áo manh quần. Cả đời mẹ tảo tần nuôi ta khôn lớn. Chính vì vậy mà nhà thơ Đỗ Trung Quân từng viết: “Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi”. Dân gian có câu “Con dại cái mang”, kể cả khi cuộc đời quay lưng với ta thì mẹ vẫn dang rộng vòng tay ôm ấp, vỗ về ta khi như ta thơ bé. Có lẽ nếu có điều ước lớn lao dành cho mỗi người, chắc hẳn mọi người sẽ luôn ước được bên mẹ mãi mãi.

Dàn ý số 5

Mở bài:

Giới thiệu về mẹ.

Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.

Thân bài

– Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.

– Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,…).

– Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,…).

– Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôin ủng hộ ta.

– Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( thật tha thiết, bao la và ấm áp,…).

– Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).

– Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).

Kết bài

Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.

Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương, luôn ở bên con

Rate this post

Viết một bình luận