Môi trường sống của cá chọi là nước, các điều kiện của nước tốt hay xấu quyết định sự sống của cá. Nói chung, môi sinh thích hợp với sự sinh trưởng của cá chọi vì cá tương đối khỏe, không đòi hỏi những điều kiện quá nghiêm ngặt. Nước hồ ao hoặc nước máy bình thường không có chất độc là được.
- Nhất nước ( nước nuôi cá là quan trọng nhất )
- Nhì phân ( chính là thức ăn hàng ngày cho cá )
- Tam cần ( sự chăm sóc của người nuơi )
- Tứ giống ( chỉ đứng thứ 4 về độ quan trọng sau 3 cái trên )
Ngoài ra ,sự phát triển của cá chọi chịu sự chi phối của:
1. Yếu tố khí hậu
Đó là nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, mưa, gió,.. những yếu tố vật lý ảnh hưởng tới sinh trưởng. Nhiệt độ là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới sinh sống. Trong diện tích sinh sống hẹp, khi khí hậu thay đổi, nhiệt độ của nước lên xuống rất nhanh làm cá có thể mắc bệnh mà chết do đột biến nhiệt độ.
Tuy cá chọi có thể sống ở nhiệt độ từ 15-32 độ nhưng khi nhiệt độ thay đổi quá lớn trong khoảng 7-10 độ thì cá dễ mắc bệnh. Lúc này, cá nuôi trong bình, chậu, bồn cảnh bé cần thay nước có nhiệt độ phù hợp và sạch sẽ.
Nhiệt độ thích hợp nhất với cá là 20 – 29 độ C, ở nhiệt độ này, cá sinh trưởng và sinh sản mạnh mẽ. Khi đã kiếm mồi ăn no, cá có thể dự trữ chất dinh dưỡng ngủ đông ở 12 độ C.Mùa hè, nước nóng tới 30 độ C cần thay đổi nước luôn để chống nóng cho cá.
2. Yếu tố hóa học
Chủ yếu là dưỡng khí (O2), thán khí (CO2) độ chua mặn (pH) rất ảnh hưởng đến sự sống của cá.
– Dưỡng khí (O2 = oxy):
Nước tiếp xúc với không khí, dưỡng khí hòa tan vào trong nước (1/5 dưỡng khí trong không khí tan trong nước). Lưỡng dưỡng khí tan vào nhiều hay ít phụ thuộc vào mặt thoáng diện tích mặt nước tiếp xúc. Diện tích lớn, dưỡng khí tiếp xúc nhiều, hòa tan nhiều.
Nếu mặt nước có sóng lớn, có tốc độ chảy thì dưỡng khí hòa tan nhiều và nhanh hơn. Nước tĩnh, dưỡng khí hòa tan ít và chậm.
Nước chảy, có sóng so với nước tĩnh, dung dịch 0,5 – 1m3 độ hòa tan chênh lệch nhau 10 lần. Mồi ăn thối nhiều, dưỡng khí ít đi, cá thường phải nổi lên mặt nước để thở. Khi thấy nước thiếu dưỡng khí như vậy, cần phải thay nước ngay.
Làm nước sủi bọt, có cỏ xanh, ánh nắng tạo ra quang hợp sinh ra dưỡng khí, thán khí được cỏ xanh thu hút. Khi có ánh nắng mặt trời, sau 1 – 2 giờ, tác dụng quang hợp dưỡng khí tăng lên. Tới giữa trưa và sau khi hết ánh nắng mặt trời, tác dụng quang hợp chấm dứt, lúc đó thán khí sinh ra nhiều, dưỡng khí ít đi.
Xem khảo: Tổng hợp kiến thức bổ ích cho cá betta
Các thí nghiệm cho biết khi nhiệt độ nước thay đổi độ hòa tan cũng thay đổi theo. Nhiệt độ càng cao, độ hòa tan dưỡng khí càng thấp. Đáng chú ý là trong thời điểm đó cá đang sinh trưởng tốt, đòi hỏi nhiều dưỡng khí hơn.
Theo ghi chép, khi nhiệt độ nước ở 25 độ C, tiêu hao dưỡng khi so với nhiệt độ 15 độ C của cá tăng lên 1 – 2 lần. Chính vì điều đó mà ta cần chú ý đến mật độ cá nuôi trong bể. Khi nhiệt độ thay đổi, cố gắng tạo điều kiện nước hàm chứa dưỡng khí 3 mg/lít để cá sống bình thường.
– Thán khí (CO2 = cacbonic):
Trong quá trình sống, cá hô hấp để hấp thụ dưỡng khí và nhả ra thán khí tan loãng vào nước, đến độ nhất định, khi thán khí trong nước nhiều, cá buộc phải ngoi lên thở trên mặt nước.
Cá thở khó khăn ngay khi mức độ thán khí không quá 60 mg/lít. Nếu thán khí quá nhiều, cá bơi thở ở ngay mặt thoáng không xuống dưới nữa. Lúc đó, việc làm tốt nhất là thay nước mới, sạch sẽ, cọ rêu, làm vệ sinh ngay cho bể cá.
Việc thay nước sạch, hợp cách, thường xuyên, đều đặn cho bể cá là việc làm cần quan tâm nếu muốn nuôi dưỡng cá tốt.
– Độ chua mặn (pH):
Thường độ chua mặn (pH) trong nước ngọt thích hợp với cá chọi là 6,5 – 8,5. Nếu độ pH = 5,5 – 9,5 cá vẫn có thể sống, nhưng tốt nhất không nên vượt quá 5 – 8,5; ở độ pH này, cá đẻ an toàn hơn cả và sinh hoạt mạnh mẽ. Cá con cần ở độ pH = 2 – 7,2 là thích hợp, quá độ pH trên, cá không lớn được phải nổi lên mặt nước và dĩ nhiên sẽ chết.
Nước dùng nuôi cá tốt nhất là nước hồ ao trong sạch, được luân chuyển, không tù hãm lưu cữu. Có thể dùng nước máy đã để nhiều ngày ngoài trời nuôi cá nhưng cần chú ý đúng mức tới việc chọn nước có độ pH phù hợp với sự sinh trưởng của cá.