Yêu quý bản thân

Yêu quý bản thân – có gì sai?
Hẳn bạn sẽ nói: Sai quá đi rồi! Phải yêu quý người khác, còn yêu quý bản thân mình là ích kỷ. Nhất là người phụ nữ, vốn được coi như nguồn cội của tình thương yêu, của sự hy sinh vì chồng vì con nên mấy chữ “yêu quý bản thân” nghe sao mà chướng tai quá đỗi!
Nhưng, thử đặt phản đề thứ nhất: Có ai sống mà không hề yêu mến bản thân?
Phản đề thứ hai: Nếu chính mình còn không yêu mến được bản thân mình, thì ai có thể yêu?
Vậy nên xin nói cùng nói thẳng với nhau, yêu bản thân cũng là một điều kiện để yêu quý mọi người và được mọi người yêu quý. Có yêu mình một cách nghiêm túc mới biết tự ngắm mình, tự sửa đổi những cái chưa hay chưa đẹp của mình. Yêu quý mình là nhận thức đúng những khả năng, là phấn đấu phát triển năng lực bản thân, nâng niu không để bản thân bị thui chột cùn mòn.

Học cách nghĩ về mình, học cách yêu bản thân mình cũng là học cách yêu người khác
Thiếu nữ khi bước chân ra khỏi nhà cha mẹ trong ngày vu quy, rực rỡ nhan sắc long lanh hạnh phúc, thế mà sau một thời gian có khi lại “xuống cấp”, bê bối, “xỉn màu”, mặt mũi cau có quạu quọ. Trong chặng xuống dốc nhanh chóng đó, có một phần lỗi là do người ấy đã không yêu bản thân mình bằng cha mẹ yêu.
Yêu quý bản thân (YQBT) không phải là bỏ cả đống tiền để làm đẹp bằng dao kéo thẩm mỹ, là sơn phết tô vẽ. YQBT phải được hiểu một cách sâu sắc hơn, đó là đầu tư công sức, là chọn lựa phong cách, là mong muốn và có ý thức làm cho mình trở nên đúng như mình. Đó cũng là bản lĩnh của người phụ nữ hiện đại. Thực ra mà nói, YQBT, nếu “yêu” cho cùng tận, cho hết lòng, hoàn toàn không đơn giản.
Cái bản ngã của mỗi người, cái “tôi – đích – thực” của mỗi con người ở đâu? Giá trị của mình là gì? Phải suy nghĩ, và có một quá trình sống, phải chứng nghiệm và nhận thức sâu sắc mới nhận ra được giá trị này.
Sự “ích kỷ” cần thiết
Gần một năm trời sau ngày chồng lên chức, hàng xóm chứng kiến cảnh vợ chồng Dạ Thảo to tiếng, khóc lóc, quăng bàn ném ghế vào những giờ rất khuya khoắt, khi chồng Thảo trở về từ một cuộc nhậu nào đó. Từ một người vợ xinh tươi, Thảo mòn mỏi chờ đợi và héo hắt thấy rõ. Khi chồng chưa về, cô phấp phỏng, lo âu, thậm chí có khi cả hai mẹ con cùng ôm nhau ra cửa ngồi ngóng bố.
Nhưng, khi bố thằng bé về đến cổng, trước cái mặt sưng húp, đỏ bừng, hơi rượu bia, mùi nem tỏi nồng nặc, Thảo lại không thể kiềm chế được cơn giận. Cường độ âm thanh cuộc cãi vã giữa một người đàn bà giận dữ và một gã say, tiếng khóc thét của đứa trẻ làm hàng xóm nhiều khi phải đập cửa can thiệp.
Thế rồi bỗng nhiên mọi chuyện chấm dứt hẳn. Người ta lại thấy Thảo tung tăng sáng sáng đi làm, chở con đi học, quần áo gọn gàng, tóc tai chăm chút cẩn thận. Ngạc nhiên hơn nữa là anh chồng, từ chỗ về nhà rất trễ, nay đã có ngày đi kèm xe vợ về nhà, đã có tối chở vợ con đi chơi. Hỏi Thảo có thuốc gì mà trị được chứng nhậu khuya của chồng, Thảo cười cười, đáo để: “Thảo mặc kệ hắn. Cứ 10g là Thảo đóng cửa đi ngủ cho… đẹp da. Khi nào về thì gọi. Gọi tới khi Thảo nghe thì mở cửa. Vậy đó!”. Đáp lại cái trợn tròn mắt ngạc nhiên của đám bạn, Thảo tuyên bố: “Thảo nhận ra rồi, tình yêu đối với bản thân mình là tình yêu vĩ đại nhất!”.
Huyền Anh, nhân viên môi giới bảo hiểm, phát biểu dưới góc độ nghề nghiệp hơn: “Phụ nữ mình hễ nghĩ tới chuyện mua bảo hiểm, là y như rằng 100 bà mẹ thì hết 99 bà mua bảo hiểm cho con trước! Không sao giải thích được với các bà, làm như thế là thiếu thông minh vô cùng. Bởi vì trẻ con ít gặp rủi ro hơn, ít ra đường, ít phải chạy ngược chạy xuôi, ít bệnh hiểm nghèo hơn cha mẹ của chúng. Tư duy đúng phải là mua bảo hiểm cho mẹ vì mẹ chịu nhiều rủi ro hơn, rồi đối tượng hưởng thụ chính là con. Như thế mới là lo cho tương lai của con một khi mẹ gặp phải chuyện gì đó không may!”.
Ai đã một lần bước lên máy bay, đều nghe tiếp viên hướng dẫn: hành khách đi cùng cháu bé, khi gặp trường hợp khẩn cấp “Hãy lấy mặt nạ (dưỡng khí) cho mình trước, rồi giúp bé sau”. Đấy chính là một chân lý được phát biểu dưới một hình thức cực kỳ đơn giản và thiết thực: nếu bạn không giúp được bản thân mình sống sót, làm sao bạn giúp được người khác? Ngay trong cả những hoàn cảnh khốn cùng của mình, người mẹ cũng phải dạy cho con cách YQBT, lòng tự trọng, chứ không phải là thái độ tự ti, buông xuôi và cam chịu.
Những hy sinh không cần thiết đôi khi dẫn người ta đến chỗ đòi hỏi một sự đáp lại mà ở những người khác là không thể. Ý nghĩ “tôi đã sống cả đời vì chồng vì con, vậy chồng con tôi phải có nghĩa vụ đền đáp lại cho tôi chứ!” là một ý nghĩ điên rồ, chỉ làm khổ bản thân một cách vô ích. Đáng tiếc thay, ý nghĩ này lại khá phổ biến trong các bà, các chị.

Biết ích kỷ một chút, em sẽ dịu dàng và kiên nhẫn hơn, đỡ bớt những kiểu vùng vằng như “anh chẳng hiểu em gì cả!”, bởi vì, em sẽ biết rằng bản thân mình đôi khi cũng chưa hiểu hết mình, làm sao đòi người khác phải hiểu tất cả, đúng không em?
Giá trị cá nhân – giá trị sống
Mạng, báo chí, truyền thông, truyền hình… đang chuyển tải đến đông đảo mọi người, hàng ngày những hình ảnh về những con người của đỉnh cao, những mẫu người thành đạt trong xã hội. Thời đại đang có những biến chuyển sâu sắc từ hình ảnh con người – tập thể sang hình ảnh những con người – cá nhân. Mức độ cá nhân hóa thông tin đang được xem như một dấu hiệu của sự văn minh, tiến bộ.
Từ những phương tiện truyền thông đại chúng, lớp trẻ được tiếp thị và hấp thụ những hình ảnh đẹp về các cá nhân, các ngôi sao. Nếu không dạy con mình YQBT, chúng sẽ yêu quý những cá nhân khác hơn bản thân mình, sẽ sống theo nhân cách khác, theo hình bóng khác, theo thần tượng khác.
Nếu không nhận thức được vẻ đẹp của bản thân, không yêu quý lấy hình hài cha mẹ cho, con bạn sẽ giải phẫu chỉnh hình cho có cái mũi của ngôi sao này, bộ ngực của người mẫu nọ, sẽ cố gắng nói năng như ca sĩ này, đi đứng như nghệ sĩ kia. Khi ý thức về giá trị bản thân không còn hoặc chưa hề được xây dựng, người ta khó mà chọn được cho mình một lối đi đúng đắn và thẳng tiến tới mục tiêu cuối cùng của cuộc đời mình. Người ta sẽ ngã gục trong mê cung của những thần tượng và những phong cách không phải là bản thân mình, để rồi suốt đời quanh quẩn trong một hành trình tìm kiếm bản thân mãi không gặp được.
Tình yêu đối với bản thân là một tình yêu nguyên thủy và vững bền. Đó là một chân lý mà chỉ những ai dũng cảm và thẳng thắn mới công nhận một cách công khai. Còn không, trong cộng đồng những lá chắn “vị tha”, “sống vì người khác”… vẫn được người ta ưa chuộng hơn, vì dễ dàng và dễ được chấp thuận.
Chúng ta xưa nay ít ai dạy trẻ con về cái tình yêu ấy, chúng ta che mắt chúng bằng những danh từ nghe rất hay và những khái niệm được giải thích một cách dễ dãi, đến khi chúng tàn hại bản thân bằng ma túy, bằng tình dục bừa bãi, bằng thần tượng điên rồ…, chúng ta mới giật mình, mới nhận ra là mình đã không biết dạy chúng yêu quý lấy bản thân và nhận biết, ý thức về giá trị của mình.
Học cách nghĩ về mình, học cách yêu bản thân mình cũng là học cách yêu người khác. Hãy quan tâm đến mình, để người khác hiểu đúng mình hơn.

Hẳn bạn sẽ nói: Sai quá đi rồi! Phải yêu quý người khác, còn yêu quý bản thân mình là ích kỷ. Nhất là người phụ nữ, vốn được coi như nguồn cội của tình thương yêu, của sự hy sinh vì chồng vì con nên mấy chữ “yêu quý bản thân” nghe sao mà chướng tai quá đỗi! Nhưng, thử đặt phản đề thứ nhất: Có ai sống mà không hề yêu mến bản thân? Phản đề thứ hai: Nếu chính mình còn không yêu mến được bản thân mình, thì ai có thể yêu? Vậy nên xin nói cùng nói thẳng với nhau, yêu bản thân cũng là một điều kiện để yêu quý mọi người và được mọi người yêu quý. Có yêu mình một cách nghiêm túc mới biết tự ngắm mình, tự sửa đổi những cái chưa hay chưa đẹp của mình. Yêu quý mình là nhận thức đúng những khả năng, là phấn đấu phát triển năng lực bản thân, nâng niu không để bản thân bị thui chột cùn mòn. Học cách nghĩ về mình, học cách yêu bản thân mình cũng là học cách yêu người khác Thiếu nữ khi bước chân ra khỏi nhà cha mẹ trong ngày vu quy, rực rỡ nhan sắc long lanh hạnh phúc, thế mà sau một thời gian có khi lại “xuống cấp”, bê bối, “xỉn màu”, mặt mũi cau có quạu quọ. Trong chặng xuống dốc nhanh chóng đó, có một phần lỗi là do người ấy đã không yêu bản thân mình bằng cha mẹ yêu. Yêu quý bản thân (YQBT) không phải là bỏ cả đống tiền để làm đẹp bằng dao kéo thẩm mỹ, là sơn phết tô vẽ. YQBT phải được hiểu một cách sâu sắc hơn, đó là đầu tư công sức, là chọn lựa phong cách, là mong muốn và có ý thức làm cho mình trở nên đúng như mình. Đó cũng là bản lĩnh của người phụ nữ hiện đại. Thực ra mà nói, YQBT, nếu “yêu” cho cùng tận, cho hết lòng, hoàn toàn không đơn giản. Cái bản ngã của mỗi người, cái “tôi – đích – thực” của mỗi con người ở đâu? Giá trị của mình là gì? Phải suy nghĩ, và có một quá trình sống, phải chứng nghiệm và nhận thức sâu sắc mới nhận ra được giá trị này.Gần một năm trời sau ngày chồng lên chức, hàng xóm chứng kiến cảnh vợ chồng Dạ Thảo to tiếng, khóc lóc, quăng bàn ném ghế vào những giờ rất khuya khoắt, khi chồng Thảo trở về từ một cuộc nhậu nào đó. Từ một người vợ xinh tươi, Thảo mòn mỏi chờ đợi và héo hắt thấy rõ. Khi chồng chưa về, cô phấp phỏng, lo âu, thậm chí có khi cả hai mẹ con cùng ôm nhau ra cửa ngồi ngóng bố. Nhưng, khi bố thằng bé về đến cổng, trước cái mặt sưng húp, đỏ bừng, hơi rượu bia, mùi nem tỏi nồng nặc, Thảo lại không thể kiềm chế được cơn giận. Cường độ âm thanh cuộc cãi vã giữa một người đàn bà giận dữ và một gã say, tiếng khóc thét của đứa trẻ làm hàng xóm nhiều khi phải đập cửa can thiệp. Thế rồi bỗng nhiên mọi chuyện chấm dứt hẳn. Người ta lại thấy Thảo tung tăng sáng sáng đi làm, chở con đi học, quần áo gọn gàng, tóc tai chăm chút cẩn thận. Ngạc nhiên hơn nữa là anh chồng, từ chỗ về nhà rất trễ, nay đã có ngày đi kèm xe vợ về nhà, đã có tối chở vợ con đi chơi. Hỏi Thảo có thuốc gì mà trị được chứng nhậu khuya của chồng, Thảo cười cười, đáo để: “Thảo mặc kệ hắn. Cứ 10g là Thảo đóng cửa đi ngủ cho… đẹp da. Khi nào về thì gọi. Gọi tới khi Thảo nghe thì mở cửa. Vậy đó!”. Đáp lại cái trợn tròn mắt ngạc nhiên của đám bạn, Thảo tuyên bố: “Thảo nhận ra rồi, tình yêu đối với bản thân mình là tình yêu vĩ đại nhất!”. Huyền Anh, nhân viên môi giới bảo hiểm, phát biểu dưới góc độ nghề nghiệp hơn: “Phụ nữ mình hễ nghĩ tới chuyện mua bảo hiểm, là y như rằng 100 bà mẹ thì hết 99 bà mua bảo hiểm cho con trước! Không sao giải thích được với các bà, làm như thế là thiếu thông minh vô cùng. Bởi vì trẻ con ít gặp rủi ro hơn, ít ra đường, ít phải chạy ngược chạy xuôi, ít bệnh hiểm nghèo hơn cha mẹ của chúng. Tư duy đúng phải là mua bảo hiểm cho mẹ vì mẹ chịu nhiều rủi ro hơn, rồi đối tượng hưởng thụ chính là con. Như thế mới là lo cho tương lai của con một khi mẹ gặp phải chuyện gì đó không may!”. Ai đã một lần bước lên máy bay, đều nghe tiếp viên hướng dẫn: hành khách đi cùng cháu bé, khi gặp trường hợp khẩn cấp “Hãy lấy mặt nạ (dưỡng khí) cho mình trước, rồi giúp bé sau”. Đấy chính là một chân lý được phát biểu dưới một hình thức cực kỳ đơn giản và thiết thực: nếu bạn không giúp được bản thân mình sống sót, làm sao bạn giúp được người khác? Ngay trong cả những hoàn cảnh khốn cùng của mình, người mẹ cũng phải dạy cho con cách YQBT, lòng tự trọng, chứ không phải là thái độ tự ti, buông xuôi và cam chịu. Những hy sinh không cần thiết đôi khi dẫn người ta đến chỗ đòi hỏi một sự đáp lại mà ở những người khác là không thể. Ý nghĩ “tôi đã sống cả đời vì chồng vì con, vậy chồng con tôi phải có nghĩa vụ đền đáp lại cho tôi chứ!” là một ý nghĩ điên rồ, chỉ làm khổ bản thân một cách vô ích. Đáng tiếc thay, ý nghĩ này lại khá phổ biến trong các bà, các chị.Biết ích kỷ một chút, em sẽ dịu dàng và kiên nhẫn hơn, đỡ bớt những kiểu vùng vằng như “anh chẳng hiểu em gì cả!”, bởi vì, em sẽ biết rằng bản thân mình đôi khi cũng chưa hiểu hết mình, làm sao đòi người khác phải hiểu tất cả, đúng không em?Mạng, báo chí, truyền thông, truyền hình… đang chuyển tải đến đông đảo mọi người, hàng ngày những hình ảnh về những con người của đỉnh cao, những mẫu người thành đạt trong xã hội. Thời đại đang có những biến chuyển sâu sắc từ hình ảnh con người – tập thể sang hình ảnh những con người – cá nhân. Mức độ cá nhân hóa thông tin đang được xem như một dấu hiệu của sự văn minh, tiến bộ. Từ những phương tiện truyền thông đại chúng, lớp trẻ được tiếp thị và hấp thụ những hình ảnh đẹp về các cá nhân, các ngôi sao. Nếu không dạy con mình YQBT, chúng sẽ yêu quý những cá nhân khác hơn bản thân mình, sẽ sống theo nhân cách khác, theo hình bóng khác, theo thần tượng khác. Nếu không nhận thức được vẻ đẹp của bản thân, không yêu quý lấy hình hài cha mẹ cho, con bạn sẽ giải phẫu chỉnh hình cho có cái mũi của ngôi sao này, bộ ngực của người mẫu nọ, sẽ cố gắng nói năng như ca sĩ này, đi đứng như nghệ sĩ kia. Khi ý thức về giá trị bản thân không còn hoặc chưa hề được xây dựng, người ta khó mà chọn được cho mình một lối đi đúng đắn và thẳng tiến tới mục tiêu cuối cùng của cuộc đời mình. Người ta sẽ ngã gục trong mê cung của những thần tượng và những phong cách không phải là bản thân mình, để rồi suốt đời quanh quẩn trong một hành trình tìm kiếm bản thân mãi không gặp được. Tình yêu đối với bản thân là một tình yêu nguyên thủy và vững bền. Đó là một chân lý mà chỉ những ai dũng cảm và thẳng thắn mới công nhận một cách công khai. Còn không, trong cộng đồng những lá chắn “vị tha”, “sống vì người khác”… vẫn được người ta ưa chuộng hơn, vì dễ dàng và dễ được chấp thuận. Chúng ta xưa nay ít ai dạy trẻ con về cái tình yêu ấy, chúng ta che mắt chúng bằng những danh từ nghe rất hay và những khái niệm được giải thích một cách dễ dãi, đến khi chúng tàn hại bản thân bằng ma túy, bằng tình dục bừa bãi, bằng thần tượng điên rồ…, chúng ta mới giật mình, mới nhận ra là mình đã không biết dạy chúng yêu quý lấy bản thân và nhận biết, ý thức về giá trị của mình. Học cách nghĩ về mình, học cách yêu bản thân mình cũng là học cách yêu người khác. Hãy quan tâm đến mình, để người khác hiểu đúng mình hơn.

Rate this post

Viết một bình luận