Yêu rất nhiều nhưng vẫn kết thúc trong đau khổ: Ta cứ nghĩ mình đã yêu đúng cách, nhưng hóa ra lại chỉ mang đến tổn thương

Tất cả chúng ta đều khao khát được yêu, và ngay cả người bạn thích cũng thường xuyên than vãn: “Chẳng ai yêu thương mình cả”. Nhưng ngay cả khi đang yêu, thì đến cuối cùng, tình yêu của bạn vẫn kết thúc trong bi kịch hết lần này đến lần khác.

Thật vậy, được yêu đúng là rất hạnh phúc, nhưng được yêu bởi một người “không biết cách yêu người khác” thì lại là một sự kiện căng thẳng, thậm chí đau đớn với bất cứ ai.

Vậy phải làm thế nào để biết mình đang yêu sai cách?

Yêu rất nhiều nhưng vẫn kết thúc trong đau khổ: Ta cứ nghĩ mình đã yêu đúng cách, nhưng hóa ra lại chỉ mang đến tổn thương - Ảnh 1.

Hồi còn học cấp 3 hoặc mấy năm đầu đại học, tôi thích nhiều người nhưng chẳng cưa cẩm được ai, tôi nghĩ điều tuyệt nhất có thể xảy đến với mình chính là mình yêu người ta và người ta cũng yêu mình. Tôi thậm chí còn nghĩ rằng tôi yêu em đậm sâu, yêu em nồng nhiệt như vậy mà tại sao em không yêu tôi? Tôi sẵn sàng tránh nhìn mọi cô gái khác chỉ để tầm mắt luôn hướng về một người với hy vọng sẽ có được sự ưu ái của người ấy. Tôi có thể vì người ấy mà đánh đổi tất cả.

Yêu rất nhiều nhưng vẫn kết thúc trong đau khổ: Ta cứ nghĩ mình đã yêu đúng cách, nhưng hóa ra lại chỉ mang đến tổn thương - Ảnh 2.

Như đoạn trích đâu đó tôi từng đọc được về nỗi đau khi được yêu: “Em chỉ muốn có một quả cam, nhưng anh lại cho em một xe tải táo. Anh làm chính anh cảm động, rồi anh lại hỏi vì sao em không em cảm động. Em chẳng biết nói gì, anh nói em đòi hỏi. Anh không hiểu em, anh không biết tình yêu mà em muốn. Anh yêu em nhưng anh không khiến em cảm thấy được yêu, vậy mà anh vẫn nói với em đây là tình yêu”.

Bạn thử nghĩ xem, bạn đã đối xử với người ấy như thế này bao giờ chưa?

Trong những năm qua, tôi đã chứng kiến nhiều mối tình hợp tan xung quanh mình. Khoảng 1/4 số người tôi quen cho rằng nếu yêu nhau thì có thể từ bỏ tất cả vì nhau. Nhưng trong đầu họ lúc nào cũng tồn tại suy nghĩ: “Tại sao tôi yêu cô ấy rất nhiều như vậy mà cô ấy không thể chấp nhận tôi/ quay trở lại bên tôi? Sao cô ấy quá đáng thế”.

Tuy nhiên, những người này không bao giờ nghĩ – thậm chí hầu hết mọi người không bao giờ nghĩ – rằng bạn chỉ đang yêu cầu người kia ở bên bạn và làm cho cuộc sống của bạn hạnh phúc, chứ bạn chưa bao giờ nghĩ về việc người ấy hạnh phúc hay không hạnh phúc.

Yêu rất nhiều nhưng vẫn kết thúc trong đau khổ: Ta cứ nghĩ mình đã yêu đúng cách, nhưng hóa ra lại chỉ mang đến tổn thương - Ảnh 3.

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng có thể người kia hoàn toàn không thấy hạnh phúc khi ở bên bạn chưa? Làm nhiều như vậy, bạn cảm thấy rằng bạn yêu người ấy, nhưng liệu người ấy có cảm nhận được tình yêu đó không? Hay thứ mà người ấy thấy được chỉ là sự ích kỷ của riêng bạn?

Rõ ràng bạn muốn học nhảy, đây là ước mơ của bạn từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, gia đình bạn có truyền thống trong ngành y, và bố mẹ bạn đã dành cho bạn những điều kiện tốt nhất. Bạn lên đại học, bố mẹ định hướng chuyên ngành cho bạn và muốn bạn thi vào trường y tốt nhất. Họ sắp xếp tương lai cho bạn từng bước từng bước, từ một bác sĩ nhỏ lên đến trưởng khoa rồi giám đốc sau đó là cao hơn nữa. Bạn không hề hay biết đây chính là con đường duy nhất bạn sẽ phải đi trong cuộc đời này.

Thế nhưng, bạn đã nhận ra điều gì? Đây thực sự là hạnh phúc ư? Bạn nói với họ rằng bạn muốn học nhảy, và họ nói rằng trẻ con thì biết gì, con làm sao biết sau này con cần gì. Nhưng giờ bạn đã 25 tuổi và biết mình muốn gì rồi. Học y không mang lại cho bạn chút hạnh phúc nào.

Đây là một trải nghiệm thực tế của một người bạn tôi quen. Và tôi nghĩ, tình yêu cũng vậy. Yêu một người là để người ấy được làm chính mình, thay vì yêu cầu người ấy phải thế này thế kia, hoặc đè nén người ấy bằng một loạt hành động bạn nghĩ rằng sẽ khiến người ấy cảm động. Cũng như tất cả những điều áp đặt khác, “yêu” càng sâu, bạn càng yêu bản thân mình nhiều hơn. Và kiểu “yêu” này chỉ là sự ám ảnh, nó sẽ chỉ làm tổn thương đối phương và cũng làm tổn thương chính bạn.

Yêu rất nhiều nhưng vẫn kết thúc trong đau khổ: Ta cứ nghĩ mình đã yêu đúng cách, nhưng hóa ra lại chỉ mang đến tổn thương - Ảnh 4.

“Tôi yêu cô ấy rất nhiều, nhưng dường như tôi thường xuyên làm cô ấy buồn”.

“Tôi biết cô ấy yêu tôi rất nhiều, nhưng dường như đó không phải là điều tôi muốn”.

“Anh ấy yêu tôi rất nhiều, nhưng tôi không thích cách anh ấy yêu tôi”.

“Cô có biết không? Chồng tôi rất yêu tôi, nhưng tôi hoàn toàn chẳng thấy được yêu”.

“Tôi đối xử với người ấy tốt như vậy, chưa từng đối xử với ai khác tốt như vậy, nhưng người ấy…”.

Những ví dụ rất yêu nhưng yêu chưa tới này đầy rẫy ngoài kia.

Những người cảm thấy tình yêu của mình không chạm được đến đối phương thường hành động theo nhận thức riêng của mình, nỗ lực làm mọi thứ, hy vọng rằng đối phương hạnh phúc, đặt đối phương lên trên hết trong cuộc sống, từ bỏ rất nhiều sự cố chấp của chính mình cho đối phương nhưng cuối cùng đối phương vẫn không cảm thấy vui vẻ. Người ấy nói: “Chúng ta không thích hợp, đây không phải là điều em/ anh muốn”, đồng thời muốn chia tay.

Một kiểu khác chính là về mặt lý trí, bạn biết người ấy rất yêu bạn nhưng bạn không hề “cảm thấy được yêu”. Bạn nhìn thấy sự chu đáo của đối phương, bạn không cần nghi ngờ người ấy sẽ có người khác, bạn biết người ấy sẽ luôn dành cho bạn những thứ tốt nhất, sẽ luôn đặt bạn làm ưu tiên hàng đầu nhưng bạn vẫn thấy thiếu thiếu gì đó. Trực giác của bạn nói cho bạn biết cách anh ấy yêu bạn không phải cách mà bạn muốn.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao hai người rõ ràng đang yêu lại gặp phải tình huống khó xử như “không yêu”?

Lý do là vì tình yêu vốn là một khái niệm trừu tượng, và mỗi người có cách thể hiện khác nhau, tức là mỗi người yêu một cách khác nhau và muốn được yêu theo những cách khác nhau. Giống như ai cũng có nhu cầu ăn uống, nhưng sở thích khác nhau, bạn sẽ luôn có nhà hàng yêu thích của mình, bạn sẽ thường xuyên đến nhà hàng đó để ăn, nhà hàng khác cũng được, nhưng nếu đó không phải là nơi bạn yêu thích, bạn ăn cũng không thấy ngon.

Yêu rất nhiều nhưng vẫn kết thúc trong đau khổ: Ta cứ nghĩ mình đã yêu đúng cách, nhưng hóa ra lại chỉ mang đến tổn thương - Ảnh 5.

Gary Chapman chia tình yêu ra làm 5 loại ngôn ngữ, bao gồm:

1. Những lời khẳng định: Hãy dành cho đối phương những lời khẳng định hoặc khen ngợi rõ ràng và trực tiếp, thậm chí đơn giản là một câu “Anh yêu em”. Con người vốn là động vật thính giác, nhờ vậy mà họ sẽ cảm thấy được yêu thương.

2. Hành động quan tâm: Sử dụng hành động thay cho lời nói để thể hiện, chẳng hạn như nấu ăn cho đối phương, làm việc nhà, đưa đón, massage, xách túi và các hành vi có thể nhìn thấy khác.

3. Những món quà: Hãy chuẩn bị những món quà một cách cẩn thận, để biết được sở thích của đối phương và để đối phương cảm thấy được yêu khi nhận quà từ bạn.

4. Khoảng thời gian chất lượng: Hãy đặc biệt dành ra một khoảng thời gian để hòa hợp với đối phương, lắng nghe những gì đối phương muốn nói một cách trọn vẹn và không bị phân tâm, đừng chia sẻ thời gian này với người khác.

5. Giao tiếp cơ thể: Cảm giác được yêu thương có thể đạt được thông qua sự vuốt ve, skinship đơn giản nhất, chẳng hạn như ôm, nắm tay, vuốt tóc, vuốt má, hoặc đơn giản là ngồi cùng nhau trên ghế sofa… Chỉ vậy thôi là đủ cảm nhận được tình yêu ngập tràn rồi.

5 điều đã kể trên đều là “ngôn ngữ tình yêu” quan trọng trong các mối quan hệ (không chỉ tình yêu mà còn có thể là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa cha mẹ và con cái). Các bạn có thể ngồi lại với nhau để được nói chuyện và thấu hiểu rằng liệu cuộc sống của các bạn đã đủ 5 loại ngôn ngữ này chưa và thứ tự của chúng được sắp xếp thế nào.

Yêu rất nhiều nhưng vẫn kết thúc trong đau khổ: Ta cứ nghĩ mình đã yêu đúng cách, nhưng hóa ra lại chỉ mang đến tổn thương - Ảnh 6.

Biết thứ tự về nhu cầu trong yêu đương còn có thể cung cấp chính xác hơn cho các bạn tình yêu mà bạn thực sự muốn. Khi bạn yêu người kia rất nhiều, bạn chắc chắn mong muốn người kia cảm thấy được bao bọc bởi tình yêu, vì vậy điều này rất quan trọng. Nếu chúng ta không thể yêu nhau như mong đợi, chúng ta sẽ cảm thấy mình đã cho đi rất nhiều mà người kia không biết trân trọng, đó là bởi vì cách chúng ta yêu và cách đối phương đón nhận đã có khoảng cách. Cũng giống như khi chúng ta còn nhỏ, thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe thấy câu nói “Mẹ làm tất cả là vì con”. Nếu bạn nhớ được cảm giác bối rối của mình khi ấy, chắc hẳn bạn sẽ hiểu “Nếu mình yêu sai cách hoặc yêu không theo cách mà người ấy muốn, tình yêu của mình sẽ trở thành áp lực”.

Có người thích được quan tâm mọi lúc mọi nơi, lại gặp một người ít khi đọc tin nhắn trên điện thoại; có người thích được đưa đón lại gặp một người sợ tắc đường, ghét đậu xe; hoặc ngược lại, có người không thích cảm giác cô đơn lại gặp được một người liên tục nhắn tin hỏi han; có người thích đi bộ hoặc đi lại bằng phương tiện công cộng lại gặp một người thích cầm vô lăng vẫn nắm tay mình.

Yêu rất nhiều nhưng vẫn kết thúc trong đau khổ: Ta cứ nghĩ mình đã yêu đúng cách, nhưng hóa ra lại chỉ mang đến tổn thương - Ảnh 7.

“Trời mưa rồi, chẳng lẽ anh ấy không biết mình muốn anh ấy tới đón à?”.

“Thực ra mình chỉ thích đi mua sắm một mình thôi. Anh ấy cứ ở bên cạnh, mình căng thẳng quá”.

“Anh ấy không biết mình đang đợi ở nhà à? Sao chưa gọi điện cho mình?”.

“Tại sao anh ấy không thấy hôm nay mình diện váy mới, tại sao chưa khen mình?”.

“Mình vất vả đến đón cô ấy cho kịp giờ còn suýt gặp tai nạn mà sao mặt cô ấy cứ nhăn nhó khó chịu vậy?”.

Suy cho cùng, liên quan đến cảm giác “yêu không tới” hoặc “không được yêu” trong mối quan hệ, đừng chỉ biết lo lắng suông rồi bất lực, sau đó nói “Làm sao mình biết được nếu người ta không nói với mình”, bạn nên chuyển từ thế bị động sang chủ động để tìm hiểu người bạn yêu cũng như nói ra cách bạn muốn được yêu. Yêu không bao giờ là sai nhưng cách yêu thì có thể, vậy đấy.

Rate this post

Viết một bình luận