Ðặc điểm sinh học của cá lóc (cá quả) là gì? | Farmvina Nông Nghiệp

Đặc điểm sinh học của cá lóc

Đặc điểm sinh học của cá lóc (cá quả) thường gặp và phân bố rộng có 2 loài là: Ophiocephalus maculatus và Ophiocephalus arbus, nhưng đối tượng nuôi quan trọng nhất là loài O.maculatus thuộc Bộ cá quả, họ cá quả, giống cá quả.

1.1 Ðặc điểm hình thái:

Vây lưng có 40 – 46 vây; vây hậu môn có 28 – 30 tia vây, vảy đường bên 41 – 55 cái. Ðầu cá quả O.maculatus có đường vân giống như chữ “nhất” và 2 chữ bát còn đầu cá O.arbus tương đối nhọn và dài giống như đầu rắn.

1.2 Tập tính sinh học:

Thích sống ở vùng nước đục có nhiều rong cỏ, thường nằm phục ở dưới đáy vùng nước nông có nhiều cỏ. Tính thích nghi với môi trường xung quanh rất mạnh, nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên nó có thể hít thở được O2 trong không khí. ở vùng nước hàm lượng O2thấp cũng vẫn sống được, có khi không cần nước chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất định vẫn có thể sống được thời gian khá lâu.

1.3 Tính ăn:

Cá lóc thuộc loại cá dữ. Thức ăn là chân chèo và râu ngành; thân dài 3 – 8cm ăn côn trùng, cá con và tôm con; thân dài trên 8cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg có thể ăn 100 – g cá. Trong điều kiện nuôi nó cũng ăn thức ăn chế biến. Mùa đông không bắt mồi.

1.4 Sinh trưởng:

Tương đối nhanh. Con lớn nhất đến 5 kg, nhìn chung cá 1 tuổi thân dài 19 – 39cm nặng 95 – 760g; Cá 2 tuổi thân dài 38,5-40cm, nặng 625 – 1.395g; cá 3 tuổi thân dài 45-59cm, nặng 1.467 – 2.031g (con đực và cái chênh lệch lớn); khi nhiệt độ trên 20oC sinh trưởng nhanh, dưới 15oC sinh trưởng chậm.

Xem thêm tại đây các bài viết về kỹ thuật nuôi cá lóc

Câu Hỏi Thường Gặp

Cá lóc (cá quả) có bao nhiêu loài?

Cá lóc (cá quả) có 2 loài là: Ophiocephalus maculatus và Ophiocephalus arbus, nhưng đối tượng nuôi quan trọng nhất là loài O.maculatus thuộc Bộ cá quả, họ cá quả, giống cá quả.

Ðặc điểm sinh học của cá lóc (cá quả) là gì?

(1) Ðặc điểm hình thái: Vây lưng có 40 – 46 vây; vây hậu môn có 28 – 30 tia vây, vảy đường bên 41 – 55 cái; (2) Tập tính sinh học: Thích sống ở vùng nước đục có nhiều rong cỏ, thường nằm phục ở dưới đáy vùng nước nông có nhiều cỏ; (3) Tính ăn: Thức ăn là chân chèo và râu ngành; (4) Sinh trưởng: Tương đối nhanh, con lớn nhất đến 5 kg.

Rate this post

Viết một bình luận