Product Owner tạo ra Product Backlog chứa các yêu cầu của dự án, được sắp theo thứ tự ưu tiên.
Dev Team cùng họp với Product Owner để lập kế hoạch cho từng Sprint. Kết quả của buổI lập kế hoạch (Sprint Planning Meeting) là Sprint Backlog chứa các công việc cần làm trong suốt 1 Sprint.
Trong quá trình phát triển, nhóm sẽ cập nhật Sprint Backlog và họp hàng ngày (Daily Scrum) để chia sẽ tiến độ công việc cũng như các vướng mắt trong quá trình làm việc với nhau.
Nhóm được trao quyền để tự quản lý và tổ chức công việc của mình nhằm hoàn thành trong thời gian 1 Sprint. Khi kết thúc Sprint, dev team phải tạo ra gói phần mềm có chức năng hoàn chỉnh, sẵn sàng chuyển giao cho khách hàng.
Buổi họp sơ kết Sprint (Sprint Review) ở cuối Sprint sẽ giúp khách hàng thấy được nhóm đã có thể chuyển giao những gì, còn những gì phải làm hoặc phảI thay đổi hay cải tiến. Sau khi kết thúc đánh giá Sprint, Scrum Master và nhóm cùng tổ chức họp cải tiến Sprint (Sprint Retrospective) để tìm kiếm các cải tiến trước khi Sprint tiếp theo bắt đầu, điều này giúp nhóm liên tục học hỏi và trưởng thành qua từng Sprint.
Các Sprint sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi nào các hạng mục trong Product Backlog đều được hoàn tất hoặc khi Product Owner quyết định có thể dừng dự án căn cứ vào tình hình thực tế. Do sử dụng chiến thuật “có giá trị hơn thì làm trước” nên các hạng mục mang nhiều giá trị hơn cho chủ dự án luôn được hoàn thành trước. Do đó Scrum mang lại giá trị cao nhất cho người đầu tư dự án.
Backlog Refinement Meeting (Backlog Grooming)
Backlog Refinement Meeting hay còn gọi là Backlog Grooming.
– Thành phần tham dự: Product Owner và scrum dev team
– Khung thời gian: 2 giờ
– Mục tiêu: Giúp Product Owner chọn ra các Product Backlog sẽ được thực hiện trong buổi họp Kế hoạch Sprint tiếp theo (Sprint Planning Meeting)
– Xoá bỏ các user story không còn liên quan.
– Tạo mới các user story để phù hợp với nhu cầu mới
– Sắp xếp lại độ ưu tiên của các User Story
– Tính toán, ước lượng độ khó và phân chia Dev cho các User Story mới
– Phân Chia các User Story mà có độ ưu tiên cao nhưng vẫn còn thô(chưa rõ ràng) thành các user story nhỏ hơn.
Ví dụ, một Sprint có thời gian là 2 tuần, đội phát triển nên dành ra khoảng 2 giờ trong khoảng thời gian 2 tuần này cho buổi họp Backlog Refinement.
Các công việc có thể dc làm khi thực hiện Backlog Grooming.
– Xoá bỏ các user story ko còn liên quan.
– Tạo mới các user story để phù hợp với nhu cầu mới
– Sắp xếp lại độ ưu tiên của các User Story
– Tính toán, ước lượng độ khó và phân chia dev cho các user Story mới
– Phân Chia các User story mà có độ ưu tiên cao nhưng vẫn còn thô thành các user story nhỏ hơn.
– Không có cam kết nào được tạo ra trong buổi họp Backlog Refinement. Chúng ta sẽ quyết định số lượng công việc phải làm trong 1 Sprint trong buổi họp Sprint Planning Meeting.
Chia sẻ:
Thích bài này:
Thích
Đang tải…
Có liên quan
Tác giả: dinhnn
Senior software developer, a technical leader. You can be reached at via email to dinhnguyenngoc@gmail.com, via my blog at dinhnguyenngoc.wordpress.com, and on Twitter @dinhnguyenngoc.