AI SƯỚNG AI KHỔ ( Lể Suy Tôn Thánh Giá)

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

AI SƯỚNG AI
KHỔ

__________________________________________

Lễ suy tôn Thánh giá Chúa

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Theo
lời cha Jean Tauler, một hôm, ngài gặp, ngồi trước cửa nhà thờ một người ăn
mày, đi chân không, áo rách tả tơi. Ngài lại gần :

          –
Chào bác, chúc bác hôm nay được may mắn.

          –
Thưa cha, tôi không nhớ có ngày nào phải rủi cả.

          –
Vậy thì xin cho bác được hạnh phúc.

          –
Tôi chẳng bao giờ phải đau khổ.

          –
Nhưng nếu Chúa định cho bác phải mất linh hồn thì sao ?

          –
Tôi sẽ ôm ghì lấy Chúa, đến nỗi Ngài cũng phải xuồng hỏa ngục với tôi.

          Cha
Tauler càng lâu càng bỡ ngỡ : người ăn mày mà lý luận như vậy, đâu có phải là
người ăn mày thường ? Ngài đổi giọng :

          –
Thưa bạn, bạn có thể cho tôi biết bạn là ai không ?

          –
Tôi là vua.

          –
Lạy Đức vua, đức vua có thể cho tôi biết đế quốc đức vua là ở chỗ nào không ?

          –
Đế quốc tôi ở ngay trong tâm hồn tôi.

                             (Vũ
minh Nghiễm, Vươn, 1966, tr 89-90)

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Đọc
câu chuyện này, chúng ta thắc mắc : tại sao bác ăn mày này  lại không đau khổ mà chỉ thấy hạnh phúc,
trong khi mọi người khác đều cảm thấy đau khổ, nhất là ở trong trường hợp này
?  Phải chăng thế gian là thiên đàng ?
Phải chăng thế gian là bể khổ, là thung lũng đầy nước mắt ? Và niềm vui bởi đâu
mà có ? Làm thế nào để có được hạnh phúc ngay chính trong những đau khổ hằng
ngày.  Vì thế thi sĩ Tản Đà mới thắc mắc :

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                                      Đời đáng chán hay không đáng chán

                                      Cất chén quỳnh riêng hỏi bạn tri âm ?

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

I. THỰC TẠI CỦA ĐAU KHỔ.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          A. NGUỒN GỐC ĐAU KHỔ.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          1.
Theo Thánh kinh.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Trong
mấy trang đầu Cựu ước, có kể chuyện hai ông bà nguyên tổ loài người phạm tội,
nên bị Thiên Chúa phạt, khiến cho ai sinh ra, cũng là con cháu của hai  ông bà đó, nên phải đau khổ (x. St 3,14-18).
Tại sao loài người không phạm tội mà tất cả lại bị chịu phạt ? Đó là mầu nhiệm
thánh ý Chúa, nhưng muốn tìm hiểu một phần nào, có thể nói loài người không bị
phạt vì không có trách nhiệm, không phạm tội của nguyên tổ, nhưng chỉ bị đau
khổ, là bị thiệt thòi, khác nào như ông bà cha mẹ nguyên là người phú qúi,
nhưng đã làm thế nào để mất tài sản chức quyền, thì con cháu phải sinh ra nghèo
nàn bần tiện.  Không có luật nào buộc
phải trả tài sản chức quyền cho con cháu. Thành thử nói rằng một nguyên nhân
đau khổ của loài người, là tội tổ tiên đã làm mất ơn Thiên Chúa, cũng như nói
rằng một nguyên nhân đau khổ của con cháu là tội ông bà cha mẹ đã làm mất gia
nghiệp, âu hẳn không phải là một điều phi lý, cũng không phải là một điều khó
hiểu.

                   (Lm
Bửu Dưỡng, Vấn đề đau khổ, 1969, tr 140).

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Truyền
thống Do thái không bao giờ bỏ nguyên tắc táo bạo do ngôn sứ Amos đặt ra :”Có một tai họa nào trong thành phố mà Giavê
không phải là tác giả”
(Am 3,6 ; x. Xac 8,12-28 ; Is 7,18). Tất nhiên.
người ta cũng nghĩ đến những nguyên nhân của đau khổ ngoài sự can thiệp trực
tiếp của Thiên Chúa. Những vết thương có thể 
do những nguyên nhân tự nhiên gây nên (St 34,25 ; Gs 5,8 ; 2Sm 4,4),
những tật bệnh của tuổi già là thường lệ (St 27,1 ; 48. 10).

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          2.
Theo khoa học.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Nhà
khoa học nhận thấy nguyên nhân đau khổ trong cơ thể có hai loại : một là có sẵn
nơi con người từ khi mới sinh ra, hai là ở ngoài nhập vào nơi cơ thể con người.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Có
người sinh ra đã mang sẵn nơi mình những nguyên nhân bệnh tật mai sau này, hoặc
vì người cha hay người mẹ truyền sang, hoặc vì cha mẹ hai người không hợp loại
máu, hay là có họ hàng gần, ví như A.G. BELL đã nhận thấy phần nhiều con những
người anh em chú bác hay cô cậu  năng bị
tật câm và điếc.

          Theo
nhà sinh lý học J. ROSTAND, trong một trăm người con của anh em chú bác cô cậu,
có từ 15 đến 17 người bị bệnh đau mắt; từ 14 đến 15 người bị ngu dại, từ 3 đến
18 người bị bệnh điên cuồng.

          Theo
luật di truyền của G. MENDEL, có khi những giống từ những đời trước ông bà lại
gặp thấy nơi con cháu.

          Dù
theo học thuyết của người Đức WEISSMANN, như phần đông tin rằng những thứ gì
cha mẹ mắc phải trong đời mình thì không truyền lại cho con cái ; hay là theo
học thuyết của người Nga MITCHOURINE và LYSSENKO tin rằng những thứ ấy có thể
truyền sang đời sau, nhiều nhà sinh học vẫn tin có nhiều chứng bệnh của con
người là do di truyền.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Ngoài
những nguyên nhân mang sẵn nơi mình, mỗi người lại có thể bị những nguyên nhân
giữa trời đất xâm nhập  vào, gây nên các
chứng bệnh. Từ khí hậu cho đến những chất khoáng vật, thảo mộc cầm thú đều có
thể truyền vào người ta do các giác quan, những vi trùng gây nên chứng bệnh.  Hoặc các thứ khác động đến cơ thể con người…

          Như
có nhà khoa học đã nói trên mỗi thành phố lớn có cả một lớp khói và bụi chận
mất ánh mặt trời  từ hai mươi đến năm
mươi phần trăm.  Tại thành PITTSBURG ở
Hoa kỳ, mỗi năm, trong một cây số vuông có chừng 280 tấn bụi. Đó là chưa nói
đến những chất của nhà máy đổ ra làm độc nước dưới sông ngoài bể, các thuốc trừ
diệt sâu bọ cũng gây nên chất độc giết hại một số cây cối và súc vật, và làm
hại đến sức khỏe con người.

                             (Lm
Bửu Dưỡng, Vấn  đề đau khổ, 1966, tr
165-168)

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          3. Do
người gây ra.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Chúa
không chủ ý dựng nên các đau khổ cho con người nhưng đấy là một hình phạt bất
đắc dĩ theo sự công bình của Chúa. Ngoài ra, không phải mọi tai họa, mọi sự đau
khổ đều do Chúa gửi đến, mà do chính con người độc ác đã tạo ra cho nhau. Gần
đây người ta phân tích nguyên nhân đau khổ loài người thì được biết :

          .
85% đau khổ là do loài người làm khổ người.

          .  5% là do thiên tai như mưa, gió, lụt lội.

          .
10% là do ngẫu nhiên.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Nếu
người yêu người, người thực hiện tình người thì 85% đau khổ sẽ không còn, chỉ
còn 15% do thiên tai và ngẫu nhiên. Và 15% đau khổ này, khi loài người yêu
thương nhau, san sẻ cho nhau, yên ủi giúp đỡ nhau thì đau khổ coi như không
đáng kể.

                             (Báo
Tinh thần, số Xuân 1975, tr 8).

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Nhiều
khi chính mình gây cho mình những đau khổ mà không mấy khi để ý đến. Mọi sự đều
ở trong khuôn khổ, con người cũng phải ở trong luật lệ  khi dùng những của cải vật chất, nếu không
nó sẽ quay lại  tác hại cho chính con
người mình.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                             Truyện : ăn bậy thì
chềt.

          Một
bà mẹ thương con lắm. Nhân lúc rỗi việc, bà đỏ lửa nấu một nồi cháo chè.Nồi
cháo chè mới bắt đầu  rỉ rỉ sôi, thằng
bé đã đòi ăn. Đòi cho kỳ được.

          Bà
nghiêm nét mặt khuyên can :

          –
Ấy chết ! Thư thả chứ ! Chưa ăn được đâu. Ăn bây giờ là bệnh liền.

          Đứa
bé thấy mình không được tự do theo  ý
muốn, bứt tóc bứt tai, thút thít khổ sở lắm. Thừa lúc mẹ lên nhà trên, nó vội
vàng mở nồi cháo chè mới vừa ngang ngang lửa ra ăn. Ăn một thôi… Vừa ăn xong,
được một chốc, người ta đã thấy nó mặt mày tái mét. Rồi một lúc sau, ôm bụng
mếu máo rên la cầu cứu :

          –
Má ơi ! Con bệnh ! Con bệnh !

          –
Thì đã nói rồi ! Bướng mà.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Nhân
loại không vâng lời Thiên Chúa, quá nóng nảy vội vàng, bướng, cũng đã bị bệnh,
một con bệnh gia truyền. Từ đời cha sang đời con, từ đời ông sang đời cháu, từ
đời tằng tổ đến đời chắt chút chít… vẫn chưa lành.

          Có
người than vãn :”Cũng vì Thiên Chúa mà tôi bị bệnh, đau đớn. Đã biết vậy, Ngài
còn sáng tạo nên tôi làm gì” ?

          Nhưng
bệnh ấy, tôi có thể đổ cho Thiên Chúa được không ? Tại sao ta không chịu tin
vào lời Ngài cảnh cáo nhắn nhủ ?

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

Một thí
dụ khác :

          Một
người bán cho ta một chiếc xe hơi. Trước khi giao hàng, người ấy kỹ càng thận
trọng bảo :

          –
Đừng bao giờ chuyên chở quá 5 tấn. Đừng bao giờ mở tốc độ quá 100 cây số giờ.

          Tôi
chau mày lẩm bẩm :

          –
Đã bỏ tiền ra mua chiếc xe, mà còn phải lệ thuộc ông chủ hãng nữa, nghĩa là làm
sao ?  Xe của tôi thì tôi muốn chở bao
nhiêu tấn, phóng một giờ một trăm cây số, đó là quyền nơi tôi.

          –
Ừ, thì biết vậy. Nhưng có biết nghe lời ông chủ hãng thì xe mới bền, sinh mạng
mới bảo đảm.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Đối
với Thiên Chúa cũng thế. Ngài chỉ yêu cầu ta không được coi nồi cháo chè còn
sống sượng như đã được nấu chín. Ta cần phải biết nhận định thân thể ta, vị trí
ta trong vũ trụ. Ngày hôm qua, ta chưa có. Ngày hôm nay, từ một hòn đất, ta
xuất hiện, dưới ánh mặt trời. Ngài chỉ yêu cầu ta biết ăn lời, biết ngoan ngãn,
biết đợi chờ. Bí quyết hạnh phúc đời ta là ở chỗ ấy.

                             (Vũ
minh Nghiễm, Vươn, 1966, tr 149-151)

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          4.
Các loại đau khổ.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Có
hai loại đau khổ là vật chất và tinh thần. Đau
khổ vật chất
là những cảm giác mà kích thích có thể là nội tại hay ngoại
tại, vật chất hay tin thần ; và có tính cách phản ngược hay am hợp với chủ thể.
Còn đau khổ tinh thần là những cảm
thức (sentiment) do các biểu tượng tinh thần, nội tại, chủ quan, như ý tưởng,
phán đoán, suy luận, quan niệm, hoặc phản ngược hoặc am hợp  với các biểu tượng sở hữu, căn bản của chủ
thể trong ý thức cũng như trong vô thứùc. Thường người ta dùng từ ngữ “đau đớn” để chỉ đau khổ vật chất và từ
ngữ “đau khổ” để chỉ sự đau đớn tinh
thần. Đau đớn và đau khổ luôn có tương quan với nhau, đau đớn có thể đưa đến
đau khổ và ngược lại, đau khổ có thể đưa đến đau đớn.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Con
người ta ở đời dù lớn, dù nhỏ, thế nào cũng phải chịu đau đớn hay đau khổ một
lần rồi. Đứa trẻ vừa mới sinh ra cũng phải chịu đau đớn, mặc dầu chưa biết đau
khổ là gì. Vì thế người ta mới bảo :”Cất
tiếng khóc chào đời
”. hay như Cao bá
Quát
đã diễn tả :

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                                      Vừa mới sinh ra đà khóc choé,

                                      Trần
có vui sao chẳng cười khì ?

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Đời
con người phải chịu một cái định mệnh khắt khe. Nếu ai sống đến già thì đều phải
chịu cái định luật bất biến này là SINH, LÃO, BỆNH, TỬ. Thành ra, nếu hỏi một
người : anh đã hoàn toàn được hạnh phúc chưa , nghĩa là chưa bao giờ phải đau
khổ hay đau đớn ?  Chắc chắn người đó
phải trả lời rằng : mình chưa bao giờ được hạnh phúc hoàn toàn vì còn phải trải
qua đau đớn và đau khổ.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                                      Truyện : chưa hạnh phúc
hoàn toàn.

          Theo
truyện biến ngôn, người ta kể rằng có một ông vua truyền đúc một cái chuông
bằng bạc treo ở gác chuông lâu đài nhà vua. Khi nào nghe thấy tiếng chuông vang
lên thì biết rằng ngày đó vua được giải thoát khỏi mọi lo lắng, vua cảm thấy
được hoàn toàn hạnh phúc. Nhưng cái gì đã xẩy ra ?  Những tháng, những năm cứ tiếp tục trôi qua và người ta không bao
giờ nghe thấy tiếng chuông báo hiệu cho biết vua được hoàn toàn hạnh phúc. Chờ
cho đến ngày sau hết của đời vua, người ta mới nghe thấy tiếng chuông ấy vang
lên một lần…

                             (A.
Filchner, Audite filii, 1961, tr 176)

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          B. CÁC QUAN NIỆM VỀ ĐAU KHỔ.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          1.
Trong nhân gian.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Người
đời đã quá trừng trải với những đau khổ đầy dẫy trong đời sống. Từ già đến trẻ,
không ai mà không hiểu, hay đúng hơn, không ai mà không cảm nghiệm thấy đau
khổ, không ai không thấm thía với đau khổ. Những kinh nghiệm đó đã được ghi lại
:

                   . Một điều mừng, trăm điều lo lắng.

                   .
Một người cười, mười người khóc.

                   . Có thân thì khổ, có khổ mới nên thân.

                   .
Người đời ai khỏi gian nan,

                     Gian nan có thuở, thành nhàn có khi.

                   . Ai ơi thấy khổ đừng than,

                     Khổ bao nhiêu lại thanh nhàn bấy nhiêu.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          2.
Trong tác phẩm văn chương.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Cung oán ngâm khúc đã nói lên cái tâm
trạng đau khổ của một cung phi bị trời bỏ quên làm cho khách má hồng cảm thấy
như trời chỉ là một bầu trời âm u không trăng sao mà ông Ôn như Hầu đã diễn tả
bằng mấy vần thơ sau đây :

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                             Thảo nào khi mới chôn nhau

                             Đã
mang tiếng khóc bưng đầu mà ra.

                             Khóc
vì nỗi thiết tha sự thế

                             Ai
bầy trò bãi bể nương dâu,

                             Trắng
răng đến thuở bạc đầu

                             Tử,
sinh, kinh , cụ làm nau mấy lần.

                             …..

                             Nghĩ
thân phù thế mà đau

                             Bọt
trong bể khổ, bèo đầu bến mê.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Thi
Nguyễn Du trong Đoạn trường tân thanh cũng diễn tả trò
dâu bể của Con Tạo :

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                             Trăm năm trong cõi người ta

                             Chữ
tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

                             Trải
qua một cuộc bể dâu

                             Những
điều trông thấy mà đau đớn lòng.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Nữ
Đoàn thị Điểm trong Chinh phụ ngâm cũng nói lên cảnh truân
chuyên của khách má hồng khi xã hội loạn lạc :

                             Thuở trời đất nổi cơn gió bụi

                             Khách
má hồng nhiều nỗi truân chuyên.

                             Xanh
kia thăm thẳm tầng trên

                             Vì
ai gây dựng nên nông nỗi này ?

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          3.
Trong Triết học :

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Không
thiếu gì những triết gia nói lên tính cách bi quan yếm thế khi nhìn vào cuộc
đời.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Một
nhà tưởng bi quan tuyệt đối như SCHOPENHAUER nói lên những lời thảm thiết :

          *
Một ý chí muốn sống, muốn tiến, bất chấp, phải tranh đấu với muôn nghìn trở
ngại khiến cho có muôn nghìn đau khổ.

          *  Không có gì tệ hơn thế giới.

          *
Thống khổ là hình thức biểu hiệu sinh tồn : Vì sống là hoạt động, mà hoạt động
bao giờ cũng phải nỗ lực. Nỗ lực não cũng là đau khổ.

          *
Tình yêu là hai đau khổ gặp nhau để trao đổi cho nhau, dự bị cho một đau khổ
thứ ba.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Một
nhà yếm thế người Ý là LÉOPARDI cũng than thở :

          *
Cảm tưởng đầu tiên của người ta  vừa
sinh ra là buồn phiền và đau khổ và ngay từ đầu, cha mẹ người ta đã yên ủi vì
con đã sinh ra. Nhưng một người mà mai sau phải yên ủi vì cuộc đời thì đưa ra
ánh sáng và giúp đỡ để làm gì ?

          *
Tuổi nào cũng chỉ đầy đau khổ cay đắng, trẻ thì lầm theo những hình thức giả
dối, già lại chán nản, vì nguồn mạch của lạc thú đã héo tàn tuy vẫn còn mong
muốn mà tuyệt vọng, đau khổ cứ tiếp tục chồng chất không ngừng.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Trong
cuốn “Ý thức mới trong văn nghệ triết học
(1960
) Phạm công Thiện cũng nói
:”Con người sinh ra để khổ rồi chết. Phải
chăng chính sự đau khổ đã làm con người trở nên một con vật quí nhất ? Con
người phải hãnh diện vì được đau khổ. Con người bất diệt vì con người đau khổ”

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

II. Ý NGHĨA CỦA ĐAU KHỔ.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          1.
Các chủ trương.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Đứng
trước thực tại của đau khổ, không ai có thể phủ nhận được sự hiện hữu của nó.
Ai cũng phải chấp nhận sự hiện hữu của đau khổ trên thế giới và ai cũng phải
chịu cái hậu quả của sự đau khổ. Nhưng trước những đau khổ ấy, mỗi người, mỗi
tôn phái có một chủ trương riêng, một cái nhìn đặc thù và gán cho nó một ý
nghĩa riêng, có những thái độ riêng khi gặp đau khổ.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          *  THIÊN CHÚA GIÁO.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Cũng
như các tôn giáo khác, Thiên Chúa giáo nói nhiều về đau khổ, như  trong những câu kinh thường kể như là chốn
lưu đầy, là vũng khóc lóc, là thung lũng đầy nước mắt (kinh Salve Regina) Nhưng
đó chỉ là lời của người trong Thiên Chúa giáo đã đặt ra, có khi là của bậc
thánh  nhân khả kính, chí như chính
trong bộ sách Phúc âm, không hề thấy nói cuộc đời là bể khổ. Chỉ thấy cuộc đời
của Chúa Cứu thế ở dưới thế này đầy những đau khổ.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Còn
trong những lời Chúa Giêsu giảng dạy, nhiều lần Ngài muốn cho người ta hiểu tin
đời sống trên mặt đất này chỉ là tạm gửi trong một khoảng thời gian dự bị,  ngày sau mới thực là sung sướng hay đau khổ,
và cũng là yên ủi những ai lâm vào hoàn cảnh nghèo nàn thiếu thốn hoặc phải oan
ức thế nào. Như thế, Ngài muốn cho người ta nhận thấy  trên mặt đất này vẫn đầy đau khổ, nhưng cần phải phân biệt những
thứ giả dối qua đi không hẳn là đau khổ hay là hạnh phúc cho thực.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          *  PHẬT GIÁO.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Đức
Phật Thích Ca đã tìm ra nguyên nhân của các đau khổ là : sinh, lão, bệnh, tử.
Ngài đã giác ngộ và giúp cho chúng sinh giải thoát khỏi đau khổ. Phật giáo cho
đời là bể khổ, “:bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê”. Một số thi sĩ nước ta bị
ảnh hưởng  tư tưởng yếm thế của Phật
giáo, nên các tác phẩm đều có phảng phất ý tưởng bi quan coi đời chỉ là bể khổ,
là bến mê, là ảo ảnh, là vô thường.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Đức
Thích Ca nói với năm thầy Sa-môn trước kia đã tu luyện cùng Ngài ở Khổ-hạnh-Lâm
:”Này các thầy Sa-môn, đây là phép mầu về
sự khổ : sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, cái gì không ưa mà
phải hợp là khổ, cái gì muốn mà không được là khổ, nói tóm lại
triền miên trong ngũ trọc là đau khổ”
(trich trong kinh Mahavagga, theo bản dịch của Phạm Quỳnh, Phật giáo đại quan,
tr 47).  Đó là diệu đề thứ nhất nói về
vạn sự ở đời là khổ, trong Tứ diệu đề là căn bản tinh hoa của Phật giáo. Chính
Phật tổ cũng dạy :”Nước mắt chúng sinh
trong ba nghìn thế giới, đem chứa tích lại còn nhiều hơn nước trong bốn bể”.

                             (Lm
Bửu Dưỡng, Vấn đề đau khổ, 1966, tr 55-56)

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          *  PHÁI KHẮC KỶ (Stoicisme).

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Phái
này chủ trương triết thuyết về con người hùng hay siêu nhân (surhomme). Họ coi
như đời không có đau khổ, và nếu phải đau khổ thì cứ cắn răng chịu đựng, không
hề than khóc, cứ phớt tỉnh đi, coi như không đau khổ vậy. Những người theo phái
này đều là những con người dạn dầy với đau khổ, họ không để cho đau khổ chi
phối và ngược lại, họ còn muốn chi phối đau khổ.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Người
ta kể : Zénon de Cittium, thuộc phái Khắc kỷ, bị bắt làm nô lệ. Anh chàng nô lệ
này thuyết cho ông chủ về chủ trương của phái mình trước đau khổ : coi như
không đau đớn gì. Ông chủ sai đầy tớ lấy hai thanh tre và buộc vào một sợi dây
ngắn, quấn vào ống chân của Zénon mà vặn xem có đau không. Zénon không tỏ ra
chút đau đớn, cứ vui cười. Ông chủ lại bảo người đầy tớ phải xoắn cho chặt, cho
mạnh. Zénon cứ bình tĩnh và nói với người đầy tớ ấy rằng:

          –
Xoắn vừa chứ kẻo gẫy ống chân đấy.

          Thấy
mình bị trêu chọc, tên đầy tớ lấy hết sức vặn gẫy đôi chân của Zénon ra.  Nhưng Zénon không tỏ ra đau đớn mà chỉ bình
tĩnh nói :

          –
Tôi đã bảo kia mà ! Vặn mạnh quá làm gẫy đôi ống chân ra rồi !

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          *  MỘT SỐ DANH NHÂN.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Những
bậc danh nhân trên thế giới không phủ nhận đau khổ và cũng cảm thấy khiếp sợ
đau khổ, không muốn chịu, nhưng lại coi đau khổ là phương tiện cần thiết để đạt
tới đích cao vời. Ai muốn vươn tới mục đích 
thì cũng cần phải dùng những phương tiện để đạt tới mục đich đó.  Những cuộc tập luyện cho thanh niên thành
Spartes đã nói rõ điểm đó : người ta huấn luyện cho thanh niên  trở thành những người chiến sĩ dũng cảm phi
thường để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.  Thi
Nguyễn công Trứ, con người hùng
với tuổi nam nhi, cũng phát biểu quan niệm ấy:

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                                      Văn vô sơn thủy vô kỳ khí

                                      Nhân
bất phong sương vị lão tài.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                                     Truyện : chàng trai Phi châu.

          Theo
cổ tục của một giống mọi Phi châu, khi một chàng trai bước vào tuổi trưởng
thành, thì người ta bôi vào mình nó một thứ sơn thật trắng. Thứ sơn ấy rất bền,
không trôi theo dòng nước, có thể kéo dài hàng tuần mới trôi đi.  Trong khoảng thời gian chất sơn còn dính
trên mình, chàng trai mọi đó phải sống cô đơn giữa rừng sâu với một con dao dài
và nặng.  Nó phải tự túc lấy đời sống,
lo kiếm thức ăn, xa lánh loài người, người ta có thể giết chết nó bất cứ lúc
nào khi gặp nó với lớp sơn trắng trên mình. Sau khi trải qua muôn ngàn thử
thách giữa chốn rừng xanh, nước sơn không còn dính trên thân thể nữa, nó mới
được trở về sống với bà con chòm xóm, và bấy giờ mọi người mới chịu nhìn nhận
nó là kẻ đã THÀNH NHÂN.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Thi
Cao bá Quát cũng cùng một quan
điểm :

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                             Trời đất sinh ta âu hữu ý

                             Khách
tài tình nên trải vị gian truân

                             Một
mai gặp hội phong vân.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Sách Nho cũng nói lên sự cần thiết của gian
lao thư thách :

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                             “Bất nhập hổ huyệt, an đắc hổ tử”?

                             Không
vào hang cọp, làm sao bắt được cọp con ?

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Kinh
thánh cũng nói : “Lửa thử vàng, gian nan
thử người nhân đức
”. Chính gian nan tự nó không có ý nghĩa gì, nhưng nó là
phương tiện để tôi luyện ta nên tốt hơn.

          Cũng
như giống cúc “Camomile” có đặc tính
kỳ lạ này : càng bị giẫm, bị đè lên bao nhiêu thì nó càng lớn nhanh bấy nhiêu
(Chuyện lạ quốc tế, tr 108).

          Cũng
một lẽ : chiếc lò xo bị nhấn xuống ít thì bật lên nhẹ, còn nếu bị nhận xuống
nhiều thì bật lên càng mạnh.

          Càng
bị thử thách, con người càng hăng hái tiến lên. Đây là luật bù trừ ở đời.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          *  CHỦ TRƯƠNG CỦA ÔNG JOAD.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Ông
Joad – triết gia nước Anh – là một tay nghiện thuốc lá.  Mỗi ngày ông tiêu thụ hàng tá gói thuốc. Thế
rồi một hôm… ông chán ngán, không thấy thú vị gì trong hơi thuốc nữa. Nhưng
hút chỉ vì quen gân miệng. Ý thức được sự kiện phi lý ấy, ông bèn thu hết tàn
lực, tự đặt cho mình một hàng rào kỷ luật : “Từ nay, ông nói, tôi chỉ hút mỗi
ngày bốn điếu : một điếu sau bữa ăn sáng, một điếu sau bữa ăn chiều và hai điếu
sau bữa ăn tối.

          Mỗi
ngày vỏn vẹn có bốn điều thuốc !

          Tức
thì một hiện tượng bất ngờ : ngày hôm ấy, ông Joad mới thưởng thức được thú vị
hút thuốc.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Nghe
nói như vậy, tôi tự hỏi : đấy phải chăng là phương pháp của các tay hút thuốc
sành nghề của nước Việt ngày xưa ?  Để
hưởng được cái thú vị khói mây, họ đã chủ trương vùi ống điếu xuống gầm giường.
Đến khi nước miếng bong bong trào ra cửa miệng, họ mới lom khom  moi ống điếu lên để thưởng thức :

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                                      Nhớ ai như nhớ thuốc lào

                                      Đã
chôn điếu xuống lại đào điếu lên

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Và
lúc bấy giờ mới thấy hút thuốc thật là thú vị.

          Một
điều chắc chắn là lạc thú phải lệ thuộc vào hy sinh. Sự hy sinh càng lớn, thì
lạc thú càng nhiều, càng bền càng lâu. Và nguợc lại, sự hy sinh càng ít, lạc
thú cũng sẽ một chiều mà mai một đi :

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                                      Càng thắm thì lại càng phai

                                      Thoang
thoảng hoa lài càng được thơm lâu

                                  (Vũ minh Nghiễm, Dừng, 1967, tr 50-51)

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Nicolas
Malebranche nói :”Phải nói đúng sụ thực : niềm hoan nạc là một điều tốt, và đau
khổ luôn luôn là đều xấu ; nhưng không phải luôn luôn có lợi được hưởng lạc, và
đôi khi chịu đựng đau khổ lại có lợi”.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          2.
Mục đích thật của đau khổ.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          a) Đau khổ là phương tiện .

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Chúng
ta phải khẳng định rằng đau không phải là cứu cánh mà chỉ là phương tiện, là
điều kiện “sine qua non” để đi tới mục đích, cũng như học hành vất vả là điều
kiện để thi đỗ, để thành người thông thái ; hoặc muốn được nhiều hoa trái thì
buộc phải cắt tỉa cây.  Việc cắt tỉa cây
không phải là mục đích nhưng chỉ là phương tiện để cây sinh nhiều hoa trái.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Còn
một hình ảnh khác chúng ta đã từng đọc trong Phúc âm :”Quả thật, Ta bảo các
con, nếu hạt lúa rơi xuống đất không mục nát ra thì cứ trơ trơ một mình, nhưng
nếu mục nát ra nó sẽ sinh ra nhiều hạt”. 
Điều này nhắc nhở chúng ta phải chấp nhận mọi gian nan thử thách ở đời
này vì đây là phương tiện để chúng ta chiếm hữu được Nước Trời : Per crucem ad
lucem :

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                                      Có khó mới có miếng ăn

                                      Ngồi
không ai dễ đem phần đến cho.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          b)  Mầu
nhiệm của đau khổ.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Bị
đau khổ dầy vò, nhưng lại nương tựa vào đức tin của mình, các ngôn sứ và các
hiền triết tiến dần vào trong mầu nhiệm (Tv 73,17). Họ khám phá ra giá trị tinh
luyện của đau khổ, giống như lửa tẩy rửa kim khí khỏi bẩn quặng (gr 9,6 ; Tv
65,10), giá trị giáo dục của đau khổ giống như gía trị giống như việc sửa dạy
của người cha (Đnl 8,5 ; Cn 3,11t ; 2Sk 32,26-31) và cuối cùng họ nhận ra  việc sửa phạt mau lẹ là hiệu quả của lòng
nhân lành Thiên Chúa (2 Mac 6,12-17 ; 7,31-38).

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Đau
khổ, được dđ71c tin đặt vào trong ý định của Thiên Chúa, trở thành một thử
thách cao qúi dành cho những tôi tớ Ngài tín nhiệm, như Abraham (St 22, Gióp
(1,11; 2,5) Tobia (Tb 12,13) để dạy họ sự cao trọng của Ngài và những gì người
ta có thể chịu đựng vì Ngài. Cho nên, 
Giêrêmia đã từ tâm trạng nổi loạn buớc sang sự hoán cải mới (Gier
15,10-19).

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Sau
hết, đau khổ có giá trị cầu bầu và cứu chuộc. Giá trị này tỏ lộ trong hình ảnh
của Moisen, trong lời cầu nguyện thống khổ của ông (Xac 17,11t ; Ds 11,1t) và
việc ông dâng mạng sống mình làm của hy sinh để cứu chuộc một dân tộc đã phạm
tội (Xac 32,30-33).  Tuy nhiên, Moisen
và những ngôn sứ chịu nhiều đau khổ nhất như Giêrêmia (gr 8,18-21 ; 11,19 ;
15,18) chỉ là những hình ảnh của vị Tôi tớ Giavê.

                                      Điều thống khổ là thầy nhân thế

                                      Khổ
chưa từng chưa dễ tự tri (Alfred de Musset)

          c) Vai trò đau khổ trong việc cứu rỗi.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Chúa
Giêsu phải cứu chuộc thế gian nhờ đau khổ và Thập giá. Đó là chương trình của
Thiên Chúa, và đã được các tiên tri loan báo. Đức cha Bossuet nói :”Theo lời
các tiên tri : Chúa nhận thấy mình phải chết mới chiếm được một dân mới, một
hậu duệ rất đông đảo đã được hứa cho Ngài”. 
Sau khi nói “Chúng đã đâm thâu qua chân tay Ta”, Đavít ddđã thêm “Mọi
dân nước thế gian sẽ nhớ lại và trở về cùng Thiên Chúa”(Tv 21).

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Chính
tiên tri Isaia đã báo trước về việc 
Chúa “thấy một đoàn con cháu đông đdức”(Is 53,10) ngay sau khi Chúa chịu
chết.  Tiên tri nói thêm :”Ai sẽ kể lại
dòng dõi Ngài ? Ai có thể đếm số con cháu Ngài bởi vì Ngài đã bị trút khỏi đất
kẻ sống ? Ta đã đánh Ngài vì tội dân Ta (Is 58,8) và thêm nữa :”Ta sẽ cho Ngài
chiến lợi phẩm của kẻ mạnh và Ngài sẽ chia hoa lợi của họ, vì Ngài đã chịu
chết”(Is53,12). Chúa thấy rằng đó là giá Ngài sẽ phải mua dân mới này. Ngài sẽ
phải trả bằng chính mạng sống.

                   (Gm Bossuet, Méditations  sur l’Évangile. 9e jour)

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Vì
vậyChúa đã tuyên bố điều luật khẩn cấp này :”Quả thật, Ta bảo các con, nếu hạt
lúa rơi xuống đất không mục nát ra thì cứ trơ trơ một mình, nhưng nếu mục nát
ra, nó sẽ sinh nhiều hạt”. Chúa là hạt lúa, được nuôi dưỡng trong lòng thanh
sạch của Đức Maria, Mẹ vô nhiễm của Ngài, Chúa sẽ phải sỉ nhục trên Thập giá,
chịu chết vì những khổ hình ghê gớm. Nhưng khi chịu chết, Ngài sẽ bảo đảm sự
sống mới.  Trong cái chết này, Ngài phải
đâm mầm và nảy nở dồi dào để sau đó có một mùa gặt cas1c linh hồn sẽ đầy tràn
kho lẫm của Giáo hội ở đời này và kho lẫm của Thiên Chúa trong nơi vĩnh cửu.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

III. THÁI ĐỘ CỦA TA TRƯỚC ĐAU KHỔ

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          “Đối
với con người tầm thường, sự đau khổ và sự hạnh phúc là hai kẻ thù không đội
trời chung (va hẳn chạy theo hạnh phúc mà trốn đau khổ). Đối với con người khác
thường, đau khổ và hạnh phúc hợp tác với nhau” (Phạm công Thiện, Ý thức mới
trong văn nghệ triết học,1965).

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          A. THÁI ĐỘ TIÊU CỰC.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          1.
Chạy trốn đau khổ.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Nhiều
người khiếp sợ đau khổ, khi thấy đau khổ thì tìm cách lẩn trốn. Nhưng trốn thế
nào được, vì đau khổ đi theo con người như hình với bóng.  Bóng mặt trời khi ta cong lưng chạy xuôi, nó
chạy trước chận lối ta đi. Nếu ta quay đầu đi ngược lại phía mặt trời, bóng đen
liền nhường bước cho ta đi trước, và lùi về phía đàng sau. Các sự trái ngược
trên đời cũng thế. Nếu ta cong lưng chạy trốn, chúng nó càng chận lối ta đi.
Nếu ta làm mặt hiền hòa, bình tĩnh đón nhận, chúng nó sẽ mất hết cả sức mạnh
làm hại ta.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                                      Gánh cực mà đổ lên non,

                                      Cong
lưng mà chạy, cực còn theo sau.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Khi
bị cưỡng bách vác thập giá, ông Simon phản kháng ầm ĩ.  Nhưng (nhu người ta truyền r8àng) khi con
mắt của ông  gặp được con mắt hiền từ
của Chúa, ông liền thay đổi thái độ. Và cứ mỗi   
bước đi theo Chúa là mỗi cảm thấy cây thập giá nhẹ, nhẹ dần. Không phải vô lý
mà thánh Têrêsa nói :”Các khổ giá trên đời, nếu kéo lê thì thấy nặng, nếu ẵm
lên thì thấy nhẹ’.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          2.
Giải thoát bằng tìm khoái lạc hay tự tử.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Có
nhiều người gặp đau khổ mà cảm thấy mình ở trong ngõ bí, không biết xoay sở thế
nào. Họ liền giải quyết một cách tiêu cực, nghĩa là tìm quên đau khổ trong
khoái lạc như uống rượu  cho say khướt ,
cho quên đời,  hoặc hút sách , chơi bời
trác táng không còn biết trời mây đất nước đâu nữa . Tất cả những cách giải
quyết ấy không đi đến đâu mà chỉ có hại cho sau này.  Hoặc có người trốn tránh đau khổ bằng cách tự tử.  Triết gia Aristote nói rằng :”Tự tử là một
hành động hèn nhát”. Như vậy cũng không giải quyết được vấn đề.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          B.THÁI ĐỘ TÍCH CỰC.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Tình
yêu làm cho đau khổ mất hết vẻ man rợ của nó. Tình yêu cũng làm cho đau khổ
thành nguồn an ủi và sức mạnh.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Thánh
Têrêsa Avila nói :”Tôi ước ao được chịu đau khổ hay chết đi”.

          Thánh
Maria Madalena de Pazzi còn đi xa
hơn nữa :”Tôi ước ao được sống mãi sống
hoài, để chịu đau khổ”.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Người
không biết yêu thì mỗi sự mỗi nặng nhọc. Người biết yêu thì mỗi sự mỗi nhẹ
nhàng. Tình yêu là sức mạnh duy nhất làm cho đau khổ trở nên hiền dịu. Một bà
mẹ hiền, bên nôi đức con thơ non yếu, dù phải canh thức suốt đêm trường, cũng
không cho đó là mệt nhọc :

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                                       Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

                                      Năm
canh chầy, thức đủ năm canh.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Nếu
phải hy sinh cho người yêu, phải chịu đau khổ vì người yêu, ta sẽ không còn nhớ
đó là đau khổ nữa và đôi khi còn coi là một việc vui vui nữa :

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                                      Yêu nhau vô giá quá chừng

                                      Trèo
non quên mệt, ngậm gừng quên cay.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          1.
Vui lòng chấp nhận đau khổ.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Có
người coi đời là bể khổ, coi đau khổ là cái gì man rợ đáng lánh xa, nhưng cũng
có những người lạc quan hơn, coi đời là đẹp, là đáng sống, nên họ sẵn sàng chấp
nhận kiếp sống hiện tại, dựa vào lời Chúa phán :”Ta là sự sống, Ta đã xuống thế
gian để cho thế gian được sống và được sống dồi dào” (Ga 10,10).

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Mới
độ nào, ở Canada, người ta mới có một cuộc thăm dò ý kiến với đề tài :”Nếu có
quyền chọn, bạn hãy nói cho nghe : bạn có bằng lòng được sinh ra làm người trên
trần gian này không” ?

          Kết
quả cuộc thăm dò điều tra thật đáng yên ủi :

                   .
87% trả lời : Tôi bằng lòng.

                   .
Chỉ co 6% trả lời ngược lại.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Một
bà nội trợ nói :”Nếu không được sinh ra,
tôi sẽ phải hụt mất bao nhiêu cái ở trên
đời”. Có người lạc quan đến nỗi không những bằng lòng được sinh ra,
mà còn ao ước :”Chớ gì được sinh ra những hai lần nữa là khác
(Một lần làm ngườiphái nam, và một lần sinh ra làm người nữ).

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Đối
với hạng người trên, họ đã coi đời là đáng sống, những đau khổ chẳng là gì đối
với họ vì họ đã vui lòng chấp nhận. Thánh nữ Têrêsa Hài đồng là con người điển
hình trong loại này : chỉ vào cái ly đựng thứ 
thuốc rất khó uống, thứ thuốc đó mầu giống như thứ rượu ngon, chị (Têrêsa)
bảo tôi (Mẹ Agnès de Jésus) :

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

“Mẹ xem cái ly này, ai cũng tưởng là một ly đầy
rượu ngon, nhưng thực ra con chưa hề thấy có thức gì đắng hơn nó. Đó ! Chính là
hình ảnh của cuộc đời con đây, trước mặt người ta, nó luôn luôn được phủ lên
một mầu sắc tươi đẹp,  họ thấy con  như 
đang uống một thứ rượu hảo hạng, mà thực ra nó lại là một thứ rất đắng
cay.  Con nói đến đắng cay, tuy nhiên
đời con lại chẳng cay đắng chút nào vì con biết đổi đắng cay  thành vui sướng và êm dịu”.

                             (Những
lời sau cùng của thánh nữ Têrêsa, tr 88)

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          2.
Biết lợi dụng đau khổ.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Đau
khổ là một công lệ, ai cũng phải chịu cái định luật khắt khe ấy, không thể trốn
thoát được. Nhưng trước những đau khổ ấy, có người tìm cách trốn thoát, có
người chỉ biết than thân trách phận, oán giận trời đất. Ngược lại, có những người
hành động một cách tích cực hơn : thay vì để cho đau khổ chi phối, họ đã biết
“tương kế tựu kế”, biến đau khổ thành niềm vui, có lợi cho bản thân mình.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Một
tài liệu so sánh rất lý thú đã viết như sau : nếu đem một miếng sắt thường trị
giá 5 Mỹ kim làm thành những cái móng ngựa thì sẽ bán được 10 Mỹ kim. Nếu đem
miếng sắt đó làm thành kim may thì sẽ bán được 350 Mỹ kim. Nhưng nếu đem làm
thành giây gió của loại đồng hồ qúi giá thì số tiền bán được lên tới 250.000 Mỹ
kim.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Giá
trị cứ gia tăng tùy theo miếng sắt được tô luyện, trui, dũa. Càng được tôi
luyện thì giá trị càng cao, đó là luật tự nhiên và tất nhiên. Đời sống của
chúng ta cần phải qua sự thử thách, cần phải trải qua khi vui khi buồn, khi
mạnh khỏe lúc yếu đau, khi cô đơn lúc đoàn tụ, vì tất cả những sự này hợp lại
làm ích cho sự tăng trưởng cả thể xác lẫn tinh thần.

                   (Ms
Phạm xuân Hiển, Rạng đông, số 77, tr 40-41)

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Ta nghĩ thế nào về hạt cát ? hạt cát có lợi hay có hại ? Phải chấp nhận hay phủi
nó đi ?

          *
Nếu hạt cát rơi vào mắt ta, chắc chắn ta phải tìm cách phủi đi ngay vì nó làm
ta đau khổ.

          *
Nếu hạt cát đó lại rơi vào miệng con sò thì làm sao ? Con sò sẽ tiết ra một
chất nhờn bao bọc lấy hạt cát và sẽ biến nó thành ngọc trai.  Vì thế người ta hay tìm sò hến để kiếm ngọc.

          Đau
khổ có thể là dịp tốt cho ta, nếu ta biết lợi dụng nó. Đau khổ trở nên tốt hay
xấu là do thái độ của ta đối với nó. Vậy ta có thái độ nào ?

          *
Tìm cách đẩy lui nó với thái độ bất mãn khó chịu ?

          *  Đón nhận vui vẻ và biến nó trở thành những
hạt ngọc trai sáng chói ?

              Chính những đau khổ ấy sẽ trở nên hòn ngọc
qúi giá là những công phúc mà chúng ta để vào kho tàng trên trời, nơi mối mọt
ten sét không thể làm hư hại.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          3.
Chúa mời gọi ta vác thánh giá.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Chúa
gọi mọi người chúng ta vác thánh giá theo Ngài. Lời mời gọi đó có ý nhắm tới
các Tông đồ cách riêng và mọi người giáo hữu nói chung, khi Ngài nói :”Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình, hãy vác
thánh giá mình mỗi ngày mà theo Thầy. Vì ai muốn cứu mạng sống mình, sẽ mất, và
ai mất mạng sống mình vì Thầy, sẽ được sống”(Lc 9,24-25).

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Thánhgiá
là tất cả đời sống ta được đan dệt bằng những công việc tầm thường, những biến
cố may rủi, những trái ý, những cuộc chiến đấu chống lại với ba thù…

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Ta
phải vác Thánh giá cách nào ?

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          * Cách can đảm.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Chúa
Giêsu không nói phải kéo lê cây Thánh giá. Chúa bảo phải VÁC lấy.  Lời đó chỉ lòng can đảm và ý chí quả
quyết.  Vả lại, Chúa muốn nói  lòng từ bỏ là tình trạng cần thiết chuẩn bị
cho ta vác thánh giá xứng đáng :”HÃY TỪ BỎ MÌNH”. Thánh Gioan Kim khẩu dạy ta
hiểu rõ sức mạnh và ý chí quả quyết như sau :

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

Ta hãy tìm hiểu ý nghĩa TỪ BỎ MÌNH . Muốn
hiểu rõ, cần hiểu xem “từ bỏ một người 
nào” nghĩa là gì. Kẻ từ bỏ ai, như anh em, bà con, người nhà, thì thù
ghét người đó không khi nào hàn gắn được ; dù thấy họ bị sỉ nhục, đánh đòn, hay
mang xiềng xích nặng nề, cũng không giúp đỡ ; kẻ ấy không thương hại sự khốn
khó của họ, cũng không xúc động vì nỗi đau khổ của họ, bởi vì chỉ dành cho họ
sự ác cảm tột bậc, sự thù ghét đến chết.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Chúa
Giêsu dạy ta phải từ bỏ thân ta như vậy. 
Chúa muốn ta đừng thương hại nó khi người ta dùng roi vọt đánh xé, dùng
gông cùm làm khốn, bỏ vào lửa hay bắt chịu cực hình nào tương tự.  Ta phải sẵn sàng chịu mọi đau khổ mà đừng
thương hại thân xác mình, vì chính khi ta tỏ ra độc ác như vậy, chính là ta
thương thân xác ta đó.

                   (Bài
giảng 55 về Phúc âm thánh Matthêu)

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          * Theo chân Chúa.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Khi
binh lính thấy vị chỉ huy tiến,  họ sẽ
chạy theo, không nguy hiểm nào ngăn nổi họ mà còn như biến mất, mọi sự trở nên
dễ dàng. Nếu họ ngần ngại, cân nhắc, đứng phía sau, phải chăng đó là điều sỉ
nhục, phản bội làm họ tủi nhục ngàn lần hơn mọi thứ nguy hiểm phải chịu… Phần
ta có xấu hổ khi lùi bước chăng, và thấy Chúa, ta lại không thấy phấn khởi mạnh
mẽ sao ?  Vì Chúa không bảo ta : Hãy cố
gắng trước và tấn công trước đi ; nhưng : Hãy theo Thầy trong chiến trận và
chia sẻ công việc với Thầy. Nghe lời gọi đó, tất cả lòng nhiệt thành của ta
không bừng cháy lên hay sao, và còn trở ngại nào ngăn giữ được ta nữa” (Gm Bourdaloue).

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          4.
Thuận theo thánh ý Chúa.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Mỗi
lần chúng ta thuận theo thánh ý Chúa là mỗi lần chúng ta vác khổ giá với Chúa
vậy. Nhưng tại sao lại có khổ giá, và khổ giá là gì. Hiểu được ý nghĩa của khổ
giá, tức là tìm ra được câu trả lời rồi vậy.

                                      Truyện : Khổ giá là gì ?

          Một
hôm, cah Passerat, dòng Chúa Cứu thế, hỏi các sĩ tử của ngài rằng :

          –
Khổ giá nghĩa là gì ?

          Mỗi
người trả lời một cách. Khi họ đã phát biểu ý kiến xong. Ngài rung rung ngón
tay trỏ, nói trước những cặp mắt mở tròn xoe :

          –
Khổ giá tức là hai cây gỗ đặt ngược chiều nhau. Trên cương vị thiêng liêng khổ
giá là ý muốn của chúng ta  đi ngược
chiều với ý muốn của Thiên Chúa. Nếu ý muốn của chúng ta  đi ngược chiều với ý muốn của Thiên Chúa,  khổ giá sẽ hung dữ xuất hiện. Khi ý muốn của
chúng ta  đồng nhất với ý muốn của Thiên
Chúa, khổ giá không còn giữ được vẻ man rợ của nó nữa.

                             (Vũ
minh Nghiễm, Vươn, 1966, tr 167).

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Thuận
theo thánh ý Chúa là một hy sinh lớn lao. Nếu người ta phải hy sinh vì Chúa
trong cái chết đau khổ của các vị anh hùng tử đạo, thì trong những việc hy sinh
từ bỏ mình để thuận theo thánh ý Chúa, người ta đã làm một việc đang kể.  Graham
Greenne
nói :

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

“Người ta nói đến lòng can đảm của người tử tội đi
đến nơi hành quyết : nhiều khi cũng phải can đản như thế để giữ được vẻ bình
thản hầu đón nhận nỗi đau thương thường nhật”

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

KẾT LUẬN       

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Đời
không phải là bể khổ, không hẳn là thung lũng nước mắt. Chúng ta công nhận rằng
đời có đầy những đau khổ, nhưng những đau khổ ấy đều có một ý nghĩa mà chúng ta
gọi là mầu nhiệm của đau khổ.  Đau khổ
là một việc hiển nhiên, ai cũng phải trải qua, nhưng thái độ của mỗi người đứng
trước đau khổ thì không giống nhau : có người chỉ coi đau khổ là một sự phi lý,
một dịp vấp phạm. Trái lại có người lại coi đau khổ là một phương tiện để ta
chiếm hữu được Nước Trời, để được thưởng trọng hậu đời sau này.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Chính
vì thế, thánh Phaolô đã khuyên chúng ta :”Nếu
ta cùng chết với Đức Kitô, ta sẽ được sống với Người ; nếu ta chịu khổ với
Người, ta sẽ thống trị với Người ; nếu ta từ bỏ Người, Người sẽ từ bỏ ta. Nhưng
dù ta bất tín bất trung, Người vẫn cứ một lòng trung tín, vì Người không thể
phản lại chính mình” (2Tm 2,11-13).

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Chúng
ta chịu đau khổ với Chúa Giêsu,không phải để được hưởng các sự vinh quang ngay
ở đời này, nhưng là đời sau, vì thánh Tông luôn luôn dùng chữ “sẽ” chứ không dùng chữ “đang”. Vì thế, phần thưởng sẽ được dành
cho chúng ta trong đời sau :

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                             Truyện : Không đội triều
thiên.

          Một
ngày kia, hoành đế Marc-Aurèle, vừa thâu được một chiến thắng hiển hách, truyền
cho các binh sĩ  quàng vòng hoa vào mình
để tham dự một cuộc duyệt binh khải hoàn. Mọi người đều tuân lệnh, trừ có một
người lính không quàng vòng hoa mà chỉ cầm ở tay. Người ta hỏi lý do  tại sao có cử chỉ lạ thường như vậy ? Anh ta
trả lời rằng :”Người công giáo không nên được đội triều thiên ở đời này. Cái
triều thiên mà chúng ta phải mang ở đời này để theo chân Chúa Giêsu, chính là
mũ gai”.

                             (A.
Filchner, Audite filii, 1961, tr 118)

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Việc
làm của anh quân nhân trên là một việc kỳ dị, chúng ta không nên bắt chước mà
làm trong những trường hợp như vậy, nhưng dù sao, nó cũng nói lên một ý nghĩa
tương tự như trên : chỉ nhằm phần thưởng ở đời sau thôi.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Chúng
ta hãy cùng chia sẻ với Chúa Giêsu những sự đau đớn của Người. Đời sống của ta
phải rở nên Chúa Giêsu chịu đóng đinh : chính nhờ cây thánh giá mà Chúa đã cứu
chuộc nhân loại, chúng tay hãy cùng cộng tác với Người để cứu chuộc nhân loại.
Công cuộc cứu chuộc đó được thực hiện trong sự tuân theo thánh ý Chúa.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

          Trong
một trang rất hay của cuốn “La prière de
toutes les heures
”, cha Charles
khi suy niệm về tiếng AMEN đã trình
bầy cùng một chân lý ấy, tuy một cách khác nhưng rực rỡ hơn:

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

“ Một hôm gặp những người  lấy một trang giấy lớn để viết, một trang giấy trắng tinh. Mãi
cuối trang, thay vì chữ ký, họ chỉ viết một chữ AMEN. Và rồi họ chuyển đời họ
đến Chúa. Chúa quan phòng bắt đầu viết lên trên chữ Amen đã viết trước ấy câu
chuyện dài và đau thương của cả một đời người. Các tang tóc xếp đặt từng hàng,
có ghi rõ ngày tháng  và tiếng Amen đón
nhật tất cả, đã cất đi được cái vị độc, đắng cay của những ngày ấy.  Chúa cũng ghi trên giấy những niềm hoan hỷ
lành mạnh, kèm thêm cả giờ khắc được hưởng, làm những trạm nghỉ trong một cuộc
hành trình. Thay vì từ khước và quên lãng, hoặc chúi đầu ngủ mê trong những
hoan lạc ấy, tâm hồn ngoan ngoãn cùng vui hưởng với Chúa và vì Chúa, bởi họ đã
đọc lời giải khát.

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

Thưa Amen trước với hết mọi mệnh lệnh của Chúa.
Amen với những thất bại bất ngờ, với những vu khống trường kỳ, với những hiểu
lầm hằng ngày khiến ta bực bội.  Amen
khi xe lửa chạy quá sớm hay đến quá trễ. Amen khi trời nắng hay trời mưa, khi
mất ngủ, khi mệt nhọc, khi nắng hạn hay rét cóng. Amen với những bè bạn khó nết
đầy tật xấu và điên khùng. Amen đối với những người bà con già nua mà tuổi
thuờng làm cho họ trở nên ích kỷ và quạu cọ.Thưa Amen vui vẻ và nếu có thể được
và luôn thưa cách thành thực can đảm

                   (Charles
S.J.  La Prìère de toutes les heures, tr
135-136).

<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>

                                                                             Lm Giuse Đinh lập Liễm

                                                                             Giáo
xứ Kim phát

                                                                             Đà
lạt

Rate this post

Viết một bình luận