Ăn bông điên điển có tốt không?
Điên điển là loại cây quen thuộc ở các đầm lầy hay ruộng nước. Chúng có khá nhiều công dụng, nhưng ăn bông điên điển có tốt không?
22/09/2018 03:39
Cây điên điển là gì
Cây điên điển mọc nhiều tại các vùng nước lợ đến những vùng cao trên 500m. Chúng có nhiều ở các tỉnh phía Bắc ví dụ như Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương… trải đều đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết mọi người trồng điên điển với công dụng lấy phần thân phình to và xốp ở dưới để làm nút chai, thân làm củi, cành lá làm phân xanh, lá làm thuốc, còn phần bông và hạt thì là thực phẩm.
Hình minh họa hoa điên điển
Đây là loại cây với tên gọi muồng rút hay điền thanh bụi, điền thanh đầm lầy, tên tiếng anh Sesban-River Bean… tên khoa học Sesbania sesban (Jacq) W.Wight, thuộc họ Đậu – Fabaceae.Cây thường cao từ 1 đến 4m, thậm chí là cao hơn.
Thân cây tròn bóng có màu xanh sọc tím, chúng phân nhánh nhiều, mang các lá kép lông chim từ 30-40 là chét. Phần rễ cây ăn sâu xuống 60-70cm. Bông điên điển màu vàng mọc thành từng chùm có 8-10 hoa to. Phần quả thẳng buông thẳng có chiều dài 20-30 cm, hạt có hình cầu, màu nâu bóng. Khi trái điên điển chín, hạt sẽ tự rơi xuống mặt đất rồi mọc ra cây khác vào năm sau.
Ăn bông điên điển có tốt không? Một số công thức chế biến với bông điên điển
Như đã nói ở trên bông điên điển có thể ăn được và chế biến được nhiều món ăn tốt cho sức khỏe. Sau đây là một số công thức bạn có thể áp dụng trong các bữa ăn hàng ngày.
Bông điên điển xào trứng:
Với khoảng 2 lạng bông điên điển hãy chuẩn bị khoảng 3 quả trứng vịt.Các gia vị khác là nước mắm, tiêu, mì chính, dầu ăn, rau ngò, hành lá, hành tím…
Cách thực hiện: Nhặt sach bông điên điển, rửa để ráo. Hành lá rửa sạch và xắt nhỏ, sau đó đập trứng vịt vào tô đánh đều lên với các gia vị bạn chuẩn bị trước, để sẵn. Cho dầu ăn vào chảo đợi nóng, sau khi cho hành tím thì trút bông điên điển vào trộn đều. Sau đó đổ trứng vào, đợi mặt trứng vàng thì lật lại, chúng chín đều thì cho ra đĩa để ăn nóng.
Đây là món ăn thơm ngon, dễ chế biến giúp giải độc và nhiệt. Tốt cho người bị suy nhược cơ thể, táo bón, ăn kém hay trẻ em có mụn nhọt, người mắc bệnh đái tháo đường…
Bông điên điển muối chua:
Chuẩn bị bông điên điển, nước vo gạo lắng lấy nước trong và muối.
Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch để ráo bông điên điển thì cho vào hũ sành hay hũ thủy tinh. Phần lắng trong của nước gạo hòa với muối rồi đổ vào hũ sao cho ngập bông điên điển. Lấy lá chuối rửa sạch để ráo để đậy hũ. Sau 3 ngày, khi bông chua có thể ăn được. Bông điên điển muối chua ăn với mắm kho lạt hay cá linh kho mía rất tuyệt vời.
Không chỉ là món ăn giòn, ngon miệng mà bông điên điển muối chua còn giải nhiệt, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa và nhuận tràng.
Món ngon với bông điên điển
Bông điên điển trộn dừa nạo:
Với một quả dừa khô chuẩn bị khoảng 3 lạng điên điển, mắm hay nước tương.
Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch bông điên điển thì để ráo nước. Dừa khô trộn nạo kỹ rồi trộn chung với điên điển và múc ra đĩa. Chưng mắm hay nước tương chuẩn bị trước đó cho nóng rồi rút vào đĩa điên điển để trộn ăn.
Đây là món ăn rất ngon miệng, mang sắc hương đồng cỏ nội có nhiều tác dụng. Ví dụ như trị táo bốn, khó ngủ, tốt cho người thường bị bứt rứt, mụn nhọt. Bên cạnh đó là giải nhiệt, an thần và nhuận tràng.
Canh bông điển, cá rô đồng:
Cần chuẩn bị 3 lạng điên điển, 2 lạng cá rô đồng, 1 lạng cà chua bi cùng giá đậu xanh, các loại rau xanh, me và các gia vị khác như nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, tiêu, đường…
Cách thực hiện: Cá rô đồng làm thật sạch và bỏ ruột thừa, đem luộc chín rồi gỡ lấy thịt, sau đó ướp chín với các nguyên liệu nước mắm hay muối tiêu. Xương cá còn thì giã rồi lọc rồi nấu chung với me và nước luộc nước. Điên điển rửa sạch để ráo, tương tự với rau thơm và giá. cà chua bi cắt chúng theo chiều dọc.
Sau khi nước xương cá sôi, cho thịt cá vào để sôi rồi bắt đầu cho điền điền, cà chua và giá đậu vào đảo đều. Đến khi canh sôi thì tắt bếp rồi thêm nếm gia vị. Ăn khi còn nóng và cho thêm rau thơm, ăn cùng nước mắm tỏi ớt. Yêu cầu cá chín, bông điền điền chín tới, nước canh thật dễ ăn.
Đây là món ăn giúp tăng cường sức đề kháng, bổ dưỡng, an thần, giải nhiệt, tốt cho người suy nhược cơ thể, ăn uống kém, táo bón, người thường bứt rứt, cao huyết áp..