Khái niệm ẩn dụ là gì? Các hình thức ẩn dụ là gì? Lấy ví dụ về ẩn dụ? Đặt câu có sử dụng biện pháp ẩn dụ? Cách chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ như nào? Sự khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ là gì?… Để giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của DINHNGHIA.VN nhé!
Khái niệm ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ là một biện pháp tu từ, theo đó, gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Các hình thức ẩn dụ
Khi đã nắm được khái niệm ẩn dụ là gì thì bạn cũng cần nắm được các hình thức của biện pháp ẩn dụ. Nhìn chung, ẩn dụ được thể hiện qua 4 hình thức là:
-
Ẩn dụ hình thức.
-
Ẩn dụ cách thức.
-
Ẩn dụ phẩm chất.
-
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Cụ thể về từng loại hình thức ẩn dụ như sau:
Ẩn dụ hình thức
Ẩn dụ hình thức chính là việc người nói người viết giấu đi một phần ý nghĩa
Ví dụ:
“Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.”
=> Thắp: Chính là biện pháp ẩn dụ để chỉ hoa râm bụt đang nở.
Ẩn dụ cách thức
Ẩn dụ cách thức chính là hình thức một vấn đề thông qua nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.
Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
=> Kẻ trồng cây: Là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ những người lao động, tạo ra giá trị lao động.
Ẩn dụ phẩm chất
Ẩn dụ phẩm chất là hình thức dùng phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.
Ví dụ:
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
=> Người cha: là hình ảnh ẩn dụ nói đến Bác Hồ
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .
Ví dụ: Trời nắng giòn tan: nói đến trời nắng to, có thể làm khô mọi vật
Như vậy, ẩn dụ là hình thức thường thấy trong tiếng việt, ẩn dụ có nhiều hình thức với nhiều tác dụng khác nhau. Hình thức ẩn dụ có thể dùng kết hợp với các biện pháp khác như so sánh, nhân hóa… để làm tăng hiệu quả diễn đạt.
Phân biệt ẩn dụ với các biện pháp tu từ
So sánh, ẩn dụ, hoán dụ hay nhân hóa đều là những biện pháp tu từ rất phổ biến trong văn chương. Chúng được sử dụng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt. Vậy chúng khác nhau ở điểm gì?
Sự khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ là gì?
Nếu chỉ nắm được khái niệm ẩn dụ là gì thì chưa đủ. Bạn cần lưu ý về các biện pháp tu từ khác. Vậy hoán dụ là gì? Sự khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ là gì?.
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác; giữa chúng có quan hệ gần gũi với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.
Các kiểu hoán dụ:
- Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể
: Ví dụ: anh ấy là chân sút số một của đội bóng
- Dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
Ví dụ: Cả khán đài hò reo, cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam – Trường hợp này “khán đài” mang nghĩa là những người ngồi trên khán đài
- Dùng dấu hiệu sự vật để gọi sự vật
: Ví dụ: cô gái có mái tóc màu hạt dẻ đang đứng một mình dưới mưa
- Dùng những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng
. Ví dụ:“Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Cái cụ thể ở đây là “một cây” và “ba cây” cái trừu tượng là chỉ số lượng ít nhiều.
Sự giống nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ là gì?
Hoán dụ và ẩn dụ đều là những biện pháp tu từ phổ biến, có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt. Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ đều là lấy sự vật, hiện tượng này để diễn tả một sự vật hiện tượng khác dựa trên quy luật liên tưởng.
Sự khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ là gì?
Hoán dụ và ẩn dụ có cơ sở liên tưởng khác nhau, cụ thể là:
-
Ẩn dụ dựa trên sự liên tưởng tương đồng. Tức là giữa A và B có điểm giống nhau nên người ta dùng B để thay cho B. Trong đó, A và B là hai sự vật thuộc hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Ví dụ:“Thuyền đi để bến đợi chờ/ Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau”. => Thuyền: Chính là sự ẩn dụ chỉ người đi xa, bến: là ẩn dụ chỉ người ở lại. Giữa thuyền và người đi, bến và người ở lại có sự tương đồng với nhau
-
Hoán dụ là sự liên tưởng tương cận giữa các sự vật, hiện tượng. Nghĩa là, mối quan hệ giữa A và B rất gần gũi, nói đến A người ta sẽ liên tưởng đến B. Ví dụ:“Đầu xanh có tội tình gì/ Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi (Nguyễn Du). => Đầu xanh: Là sự hoán dụ chỉ những người đang ở độ tuổi trẻ trung. Má hồng: chỉ những cô gái đẹp
Xem chi tiết >>> Hoán dụ là gì? Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ
Sự khác nhau giữa so sánh và ẩn dụ là gì?
Bạn đã biết khái niệm hoán dụ là gì, ẩn dụ là gì? Vậy bạn đã nắm được so sánh là gì? Sự khác nhau giữa so sánh và ẩn dụ là gì?.
-
So sánh: Thường dùng dấu câu hoặc từ so sánh, có thể là so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng. Ví dụ: “Da trắng như tuyết, tóc đen như gỗ mun”. => So sánh được thể hiện qua từ “như”, “da” được so sánh với “tuyết”, “tóc” được so sánh với “gỗ mun”. Hay trong câu “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”. => So sánh không ngang bằng được thể hiện qua từ so sánh “chẳng bằng”
-
Ẩn dụ: Là biện pháp tu từ không cần dùng dấu câu hoặc từ ngữ để phân biệt giữa các sự vật hiện tượng. Ẩn dụ được ví như một nét so sánh ngầm, sử dụng các sự vật, hiện tượng có nét tương đồng với nhau.
Luyện tập ẩn dụ là gì
Câu 1 (trang 69 SGK lớp 6 tập 2):
-
Cách 1: nói theo cách bình thường
-
Cách 2: sử dụng biện pháp tu từ so sánh thông qua từ “như”
-
Cách 3: sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ
-
Cách thứ 3 mang nội dung biểu cảm, có tính hình tượng và cảm xúc nhiều hơn
Câu 2 (trang 70 SGK lớp 6 tập 2)
-
Thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ những người đã tạo ra những giá trị cho chúng ta tiếp nhận
=> Quả: là thành quả được tạo ra
=> Kẻ trồng cây: là người lao động, người tạo ra giá trị
2. Mang ý nghĩa khuyên răn con người nên tìm môi trường tốt để sống
=> Mực – đen: là môi trường xấu, người xấu sẽ làm cho chúng ta lây nhiễm những thói xấu
=> Đèn – sáng: môi trường tốt sẽ làm chúng ta tiếp thu được những thứ tốt đẹp
3. Tấm lòng son sắt, thủy chung của người ở đối với người đi
=> Thuyền: ẩn dụ cho người ra đi
=> Bến: tượng trưng cho người ở lại
4. Mặt trời (trong câu: thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ): nói đến Bác Hồ – người như mặt trời mang lại nguồn sống cho tất cả chúng ta.
Câu 3 (trang 70 SGK lớp 6 tập 2)
-
Nắng – chảy: ánh nắng đem lại cảm nhận qua màu sắc (nắng vàng, nắng chói chang,…), chảy thể hiện tính chất của sự vật (là một chất lỏng). Ánh nắng ở đây được hiện ra như một thứ “chất lỏng” có thể “chảy đầy vai”. Với cách diễn đạt này, ánh nắng trở nên mềm mại, sinh động và gần gũi hơn.
-
Tiếng rơi là âm thanh được nhận biết thông qua thính giác, không thể nhận biết bằng thị giác; sự chuyển đổi cảm giác giúp người đọc có thể hình dung được sự nhẹ nhàng của tiếng rơi với một hình khối cụ thể (“mỏng” cảm nhận bằng xúc giác, “rơi nghiêng” nhận biết thông qua thị giác)
-
Ướt tiếng cười: “tiếng cười” là âm thanh, được nhận biết thông qua thính giác. Ở đây tiếng cười được nhìn thấy, cảm nhận qua xúc giác. Sự chuyển đổi, hòa quyện cơn mưa vào tiếng cười của bố thể hiện sự mới mẻ và cách nhìn hồn nhiên của trẻ thơ
Nhìn chung, cách ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thể hiện nét độc đáo, sự liên tưởng thú vị của người viết. Những hình ảnh được ẩn dụ hiện lên một cách sắc nét và sâu sắc hơn.
Có thể thấy rằng phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Qua việc tìm hiểu về biện pháp tu từ ẩn dụ là gì cùng những nội dung liên quan, ta thấy tiếng Việt vốn rất đa dạng và phong phú về mặt từ ngữ cũng như các phép tu từ. Trong văn học, ẩn dụ cũng là biện pháp được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt trong các ý văn lời thơ. Bài viết trên đây của DINHNGHIA.VN đã tổng hợp kiến thức về chủ đề ẩn dụ là gì và phân biệt ẩn dụ với các biện pháp tu từ khác… Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của bản thân. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến chủ đề bài viết ẩn dụ là gì, hãy để lại bình luận ngay dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn!.
Xem thêm >>> Văn tự sự là gì? Đặc điểm, Yêu cầu và Cách làm văn tự sự
Xem thêm >>> Bình giảng là gì? Lời bình là gì? Các cách bình giảng văn học
Tham khảo bài giảng dưới đây của cô Lê Hạnh nhé!
(Nguồn: www.youtube.com)
4
/
5
(
10
bình chọn
)
Please follow and like us: